bài tập lý thuyết về amin
- Câu 1 : Trong các chất sau, chất nào là amin bậc hai?
A H2N-[CH2]6-NH2.
B CH3-CH(CH3)-NH2.
C CH3-CH2-NH-CH3.
D (CH3)3N.
- Câu 2 : Benzylamin có công thức phân tử là
A C6H7N.
B C7H9N.
C C7H7N.
D C7H8N.
- Câu 3 : Metylamin không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A NaOH.
B HCl.
C CH3COOH.
D FeCl2.
- Câu 4 : Anilin và phenol đều tác dụng được với dung dịch
A NaOH.
B HCl.
C NaCl.
D nước brom.
- Câu 5 : Cho các amin có công thức như sau: Amin nào không thuộc loại amin thơm?
A (1)
B (2)
C (3)
D (4)
- Câu 6 : Tên gọi của amin nào sau đây không đúng?
A C6H5NH2: benzenamin.
B CH3CH2CH2NH2: propylamin.
C C2H5NHCH3: etylmetylamin.
D CH3CH2CH(CH3)NH2: isobutylamin.
- Câu 7 : Amin no, đơn chức, mạch hở X có 53,33%C về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là
A 2
B 3
C 1
D 4
- Câu 8 : Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh hơn C2H5NH2?
A NH3.
B CH3NH2.
C C6H5NH2.
D CH3NHCH3.
- Câu 9 : Biết mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A xút.
B xô đa.
C giấm ăn.
D nước vôi trong.
- Câu 10 : Có 3 chất lỏng: benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A dung dịch phenolphtalein.
B dung dịch nước brom.
C dung dịch NaOH.
D quỳ tím.
- Câu 11 : Cho các phát biểu sau về anilin:(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.(2) Anilin là amin bậc một, có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu phenolphtalein.(3) Tính bazơ của anilin rất yếu và yếu hơn NH3.(4) Phản ứng thế brom vào vòng thơm của anilin dễ hơn benzen.(5) Nhỏ vài giọt dung dịch HCl và dung dịch anilin thấy vẩn đục.(6) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.Số phát biểu đúng là
A 4
B 3
C 5
D 2
- Câu 12 : Cho các chất: C6H5CH2NH2, C6H5OH, CH3CH2CH2NH2, NH3, C6H5CH2OH, C6H5NH2, HCOOH (7), CH3COONa. Số chất trong dãy làm đổi màu quỳ tím thành xanh là
A 3
B 4
C 2
D 1
- Câu 13 : Cho các phát biểu sau:(1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nguyên tố nitơ.(2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.(3) Dung dịch anilin làm mất màu nước brom.(4) Ancol isopropylic và N-metylmetanamin có cùng bậc.(5) (CH3)2CHCH(NH2)CH3 có tên thay thế là 2-metylbutan-3-amin.(6) Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+1N.Số phát biểu đúng là
A 5
B 2
C 3
D 4
- Câu 14 : Thuốc thử để nhận biết 3 dung dịch: metylamin, anilin và axit axetic là
A natri hiđroxit.
B natri clorua.
C phenolphtalein.
D quỳ tím.
- Câu 15 : Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:Các chất X, Y, Z lần lượt là
A anilin, glucozơ, etylamin.
B Metylamin, fructozơ, phenol.
C anilin, anđehit axetic, phenol.
D Etylamin, saccarozơ, anilin.
- Câu 16 : Người ta mô tả hiện tượng thu được ở một số thí nghiệm như sau:(1) Nhỏ vài giọt dung dịch etylamin vào dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl ở nhiệt độ thường thấy xuất hiện bọt khí.(2) Đưa đũa thủy tinh vừa nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đậm đặc thấy xung quanh đũa thủy tinh bay lên một làn khói trắng.(3) Nhỏ vài giọt anilin vào nước, lắc kĩ thấy có vẩn đục. Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch HCl đặc thấy vẩn đục tan, tạo dung dịch trong suốt.(4) Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng sẵn vài giọt anilin, thấy trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng.(5) Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.(6) Cho từ từ đến dư dung dịch CH3NH2 vào dung dịch FeCl3 thì lúc đầu có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện, sau đó kết tủa tan dần đến hết.Số thí nghiệm mô tả đúng hiện tượng là
A 6
B 4
C 5
D 3
- Câu 17 : Cho các phát biểu sau:(1) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.(2) Ứng với công thức C4H11N có 4 đồng phân cấu tạo khi tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl.(3) Để phân biệt anilin và etanol, ta có thể dùng dung dịch nước brom.(4) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.(5) Trong phân tử metylamoni clorua, cộng hóa trị của nitơ là IV.(6) Có 4 amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với CTPT C5H13N.(7) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, ta rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước. Số phát biểu đúng là
A 6
B 4
C 5
D 3
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein