Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học trường THPT C...
- Câu 1 : Cho thanh sắt Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Khi thấy tham kim loại tăng lên 9,2 gam thì dừng lại. Tính tổng khối lượng kim loại bám vào thanh sắt
A 10,8
B 23,6.
C 20,4.
D 28,0.
- Câu 2 : Sục khí CO2 vào V ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 phản ứng như sau: Giá trị của V là
A 300.
B 200.
C 400.
D 100.
- Câu 3 : Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 1,2M. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với 100 ml dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-)
A 6,72 gam.
B 5,60 gam.
C 3,36 gam.
D 4,48 gam.
- Câu 4 : Nung hỗn hợp X gồm 5,4 gam Al và 16 gam Fe2O3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
A 300.
B 400.
C 500.
D 200.
- Câu 5 : Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau: X, Y, Z lần lượt là:
A fructozơ, glucozơ, saccarozơ.
B glucozơ, fructozơ, saccarozơ.
C saccarozơ, glucozơ, fructozơ.
D glucozơ, saccarozơ, fructozơ.
- Câu 6 : Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4 loãng đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và kim loại không tan. Các muối trong dung dịch X là
A FeSO4, Fe(NO3)2, K2SO4
B FeSO4, K2SO4.
C Fe(NO3)3, KNO3, K2SO4
D Fe2(SO4)3, K2SO4.
- Câu 7 : Thuỷ phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri stearat theo tỷ lệ mol lần lựơt là: 2 : 1. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là:
A b - c = 5a.
B b - c = 3a.
C b - c = 4a.
D b -c = 2a.
- Câu 8 : Khi thay thế nguyên tử trong NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta được amin và bậc amin bằng số nguyên tử H bị thay thế. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về amin?
A Anilin làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C Để nhận biết anilin người ta dùng dung dịch brom.
D isopropylamin là amin bậc hai
- Câu 9 : Các tác nhân hoá học không gây ô nhiễm môi trường nước gồm:
A Các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb….
B Các nhóm: NO3- ; PO43- ; SO42-
C Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học.
D Khí CFC
- Câu 10 : Số este của axit fomic công thức phân tử C4H8O2 là
A 3
B 2
C 6
D 4
- Câu 11 : Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaOH, HCl và Na2CO3 không thể dùng dung dịch
A NaCl.
B CaCl2.
C Quỳ tím
D Ca(OH)2
- Câu 12 : Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 . X được tạo thành từ axit cacboxylic Y và hai ancol Z và T. Khi đun ancol Z với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng?
A T là ancol propylic.
B Chất X và Y không làm mất màu dung dịch nước brom.
C Đốt cháy Y hoặc cho Y phản ứng với NaHCO3 đều cho một lượng CO2.
D Trong X có hai nhóm –CH3.
- Câu 13 : Nếu cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch K2CrO4 thì xuất hiện kết tủa màu
A trắng xanh.
B đỏ.
C xanh lam.
D vàng.
- Câu 14 : Cho hỗn hợp X chứa 17,80 gam alanin và 15 gam glixin tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A 22,2.
B 19,4.
C 45,6.
D 41,6.
- Câu 15 : Cho 12,1 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin (tỉ lệ mol 1 : 2) phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A 23,05.
B 22,75.
C 6,75.
D 16,3.
- Câu 16 : Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng kim loại không tan. Muối trong dung dịch X là
A Fe2(SO4)3.
B FeSO4.
C FeSO4, Fe2(SO4)3.
D CuSO4, FeSO4.
- Câu 17 : Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại bởi môi trường xung quanh. Có hai phương pháp ăn mòn hóa học, đó là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa? Thép bị ăn mòn trong không khí ẩm là quá trình ăn mòn điện hóa. Phát biểu nào không đúng khi nói về sự ăn mòn này?
A Cacbon là cực dương.
B Fe là catot.
C Fe là cực âm.
D Gỉ sắt chứa Fe2O3.nH2O
- Câu 18 : Có 3 phương pháp điều chế kim loại, đó là: phương pháp điện phân, phương pháp thủy luyện và phương pháp nhiệt luyện. Phương pháp điện phân gồm có điện phân nóng chảy và điện phân dung dịch. Phương pháp điều chế Al kim loại là
A điện phân nóng chảy Al2O3.
B Cho H2 qua Al2O3 nung nóng
C điện phân dung dịch Al2(SO4)3
D Cho Mg tác dụng với dung dịch Al(NO3)3.
- Câu 19 : Để bảo quản Na người ta:
A ngâm Na trong dầu thực vật
B đựng Na trong lọ bằng nhựa.
C đựng Na trong lọ có màu sẫm.
D ngâm Na trong dầu hỏa.
- Câu 20 : Cho các phát biểu sau:(a) Gang là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.(b) Bột nhôm trộn với oxit sắt dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.(c) Đun sôi để làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước.(d) Nhôm sunfat được sử dụng trong lọc nước và như là một cầm màu trong nhuộm và in ấn dệt may.(e) Xesi được dùng làm tế bào quang điện. Số phát biểu đúng là
A 2
B 3
C 5
D 4
- Câu 21 : Dung dịch X chứa FeSO4 và Fe2(SO4)3. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch nào cho dưới đây?
A KMnO4/H2SO4
B NaOH.
C HCl.
D AgNO3.
- Câu 22 : Cho các sơ đồ phản ứng sau:X (enzim) -> X1 + X2 X2 + H2O -> X + O2X1 + O2 (enzim) -> X3 + H2OX3 + X4 -> isoamyl axetat + H2OPhát biểu nào sau đây đúng?
A X4 có mạch không phân nhánh
B Nhiệt độ sôi của X3 cao hơn X1.
C Dung dịch X hóa hồng quỳ tím.
D X thuộc đisaccarit
- Câu 23 : Phản ứng nào cho dưới đây là phản ứng màu biure.
A Cho dung dịch lòng trắng trứng với HNO3.
B Cho dung dịch lòng trắng trứng với Cu(OH)2 .
C Cho dung dịch glucozơ phản ứng với AgNO3/NH3.
D Cho I2 vào hồ tinh bột.
- Câu 24 : Polime nào cho dưới đây là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng?
A Tơ olon
B PVC.
C thủy tinh hữu cơ
D Nilon-6,6.
- Câu 25 : Cho dãy các kim loại: Al, Mg, Fe, Cr. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl và Cl2 (dư) đều cho cùng một loại muối là
A 4
B 3
C 2
D 1
- Câu 26 : Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là
A 0,20M.
B 0,01M.
C 0,02M.
D 0,10M.
- Câu 27 : Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 18,125 mol O2, thu được 12,75 mol CO2 và 12,25 mol H2O. Mặt khác, cho 2a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
A 208,5.
B 441.
C 337.
D 417.
- Câu 28 : Hòa tan hoàn toàn 10,65 gam hỗn hợp X gồm một oxit của kim loại kiềm và một oxit của kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B rồi điện phân nóng chảy hỗn hợp muối thì ở anot thu được 6,72 lít khí Cl2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại D. Giá trị của m là:
A 5,85 gam.
B 8,01 gam.
C 9,45 gam.
D 8,25 gam.
- Câu 29 : Chia 75,6 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe3O4, Fe2O3 và Al2O3 làm hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được 99,8 gam muối khan. Cho phần 2 tác dụng với dung dịch hỗn hợp Y gồm HCl và H2SO4 thu được 93,55 gam muối khan. Số mol H2SO4 có trong Y bằng
A 0,525.
B 0,5
C 1,0
D 1,05
- Câu 30 : Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C5H10N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 33,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,3 mol khí. Mặt khác 33,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A 37,20.
B 31,75.
C 23,70.
D 18,25.
- Câu 31 : Cho 17,08 gam hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ đơn chức là dẫn xuất của benzen và có cùng công thức phân tử C7H6O2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 10,8 gam Ag. Cho 8,54 gam X nói trên tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1,0 M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A 11,82
B 8,38.
C 22,56.
D 11,28.
- Câu 32 : Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X và tripeptit Y (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly và Ala. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3, CO2, N2 và H2O. Lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 18,22 gam và có 1,456 lít khí N2 (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 5,85 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 7,6.
B 9,4.
C 8,5.
D 6,3.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein