Thấu kính,lăng kính
- Câu 1 : Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ 2dp và cách thấu kính một khoảng 25cm. Khoảng cách từ ảnh A’B’ đến AB là:
A 25cm
B 35cm
C 60cm
D 50cm
- Câu 2 : (TH) Hãy cho biết \(A'B'\) là ảnh gì?
A ảnh ảo
B ảnh thật
C ảnh đối xứng
D không xác định được
- Câu 3 : thấu kính thuộc loại nào và vật được đặt trước hay sau thấu kính?
A Thấu kính hội tụ và vật đặt trước thấu kính
B Thấu kính hội tụ và vật đặt sau thấu kính
C Thấu kính phân kì và vật đặt trước thấu kính
D Thấu kính phân kì và vật đặt sau thấu kính
- Câu 4 : Hãy cho biết \(S'\) là ảnh gì và thấu kính thuộc loại nào?
A ảnh ảo và thấu kính phân kỳ
B ảnh thật và thấu kính hội tụ
C ảnh ảo và thấu kính hội tụ
D ảnh thật và thấu kính phân kỳ
- Câu 5 : Gọi \(d\) là khoảng cách từ \(S\) đến thấu kính, d nằm trong khoảng nào?
A \(d < {\rm{OF}}\)
B \(d > {\rm{OF}}\)
C \(d = {\rm{OF}}\)
D \({\rm{0 < d < OF}}\)
- Câu 6 : Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f = 10cm\). Vật sáng \(AB\) là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính \(30cm\). Tính chất của ảnh và số phóng đại ảnh là:
A ảnh ảo cùng chiều với vật, \(k = 0,5\)
B ảnh thật cùng chiều với vật, \(k = - 0,5\)
C ảnh ảo ngược chiều với vật, \(k = 0,5\)
D ảnh thật ngược chiều với vật, \(k = - 0,5\)
- Câu 7 : Vật sáng \(AB\)đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính \(10cm\). Nhìn qua thấu kính thấy một ảnh cùng chiều và cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính có giá trị là:
A 10cm
B 25cm
C 15cm
D 5cm
- Câu 8 : Đặt một thấu kính cách một trang sách 20cm, nhìn qua thấu kính thấy ảnh của dòng chữ cùng chiều với dòng chữ nhưng cao bằng nửa dòng chữ thật. Thấu kính thuộc loại gì và tiêu cự có giá trị là bao nhiêu?
A Thấu kính hội tụ, \(f = 20cm\)
B Thấu kính phân kì, \(f = - 20m\)
C Thấu kính hội tụ, \(f = 10cm\)
D Thấu kính phân kì, \(f = - 10cm\)
- Câu 9 : Một thấu kính phân kì có tiêu cự \(f = - 30cm\). Vật sáng \(AB\)là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính cho ảnh cách vật \(15cm\). Vị trí của vật là:
A 30cm
B -15cm
C 15cm
D -30cm
- Câu 10 : Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phẳng lồi bằng thủy tinh chiết suất \(n = 1,5\) bán kính mặt lồi bằng \(10cm\) , cho ảnh rõ nét trên màn đặt cách vật một khoảng L. Khoảng cách ngắn nhất của L là:
A 40cm
B 20cm
C 80cm
D 60cm
- Câu 11 : Đặt một vật sáng AB trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f = 20cm\). Cách vật AB một đoạn \(90cm\), người ta đặt một màn hứng. Ta phải đặt thấu kính ở vị trí cách vật bao nhiêu thì thu được ảnh rõ nét trên màn?
A 30cm hoặc 60cm
B 20cm hoặc 50cm
C 25cm hoặc 75cm
D 10cm hoặc 40cm
- Câu 12 : Một vật sáng AB cho ảnh thật qua một thấu kính hội tụ, ảnh này hứng trên một màn E đặt cách vật một khoảng 180cm, ảnh thu được cao bằng \(\frac{1}{5}\) vật. Tiêu cự của thấu kính có giá trị:
A 15cm
B 10cm
C 5cm
D 25cm
- Câu 13 : Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn \(L = 72cm\). Một thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f\) đặt trong khoảng giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính, người ta tìm được vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau \(48cm\), tính tiêu cự của thấu kính?
A 5cm
B 10cm
C 15cm
D 20cm
- Câu 14 : Một thấu kính có dạng một mặt phẳng và một mặt cầu làm bằng thủy tinh có chiết suất \(n = 1,5\). Đặt trong không khí, một chùm sáng tới song song với trục chính cho chùm tia ló hội tụ tại điểm phía sau thấu kính, cách thấu kính \(12cm\). Bán kính của mặt cầu có giá trị là:
A 2,5cm
B 5cm
C 3cm
D 6cm
- Câu 15 : Một thấu kính thủy tinh có chiết suất \(n = 1,5\) đặt trong không khí có độ tụ \(8dp\). Khi nhúng thấu kính vào một chất lỏng nó trở thành một thấu kính phân kì có tiêu cự \(1m\). Chiết suất của chất lỏng là:
A 1,2
B 1
C 1,6
D 1,7
- Câu 16 : Một thấu kính hai mặt lồi cùng bán kính R, khi đặt trong không khí nó có tiêu cự \(f = 30cm\). Nhúng chìm thấu kính vào một bể nước, cho trục chính của nó thẳng đứng rồi cho một chùm sáng song song rọi thẳng đứng từ trên xuống thì thấy điểm hội tụ cách thấu kính \(80cm\). R = ? Biết chiết suất của nước là \(\frac{4}{3}\).
A 20cm
B 40cm
C 25cm
D 35cm
- Câu 17 : Vật sáng AB đặt song song với một màn M, cách màn một đoạn L = 45 cm. Giữa vật và màn có một thấu kính hội tụ song song với vật và màn, trục chính của thấu kính đi qua A. Giữ cố định vật và màn, di chuyển thấu kính giữa vật và màn thì thấy có hai vị trí thấu kính cho hai ảnh trên màn, ảnh này gấp k = 4 lần ảnh kia. Tiêu cự thấu kính là
A 15 cm.
B 5 cm.
C 10 cm.
D 9 cm.
- Câu 18 : Một máy chiếu sử dụng thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm tạo ảnh thật trên màn có diện tích gấp 400 lần diện tích vật. Thấu kính cách vật và màn bao nhiêu cm?
A 11 cm; 440 cm.
B 10,5 cm; 210 cm.
C 11 cm; 220 cm.
D 10,5 cm; 420 cm.
- Câu 19 : Một chiếc phông hình tròn, đường kính 210 cm được chiếu sáng vào buổi tối. Để tạo độ sáng dịu trên phông, một học sinh đã lắp trước đèn, cách đèn 3 cm một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 5 cm, đường kính 10 cm. Coi đèn là nguồn sáng điểm. Vị trí đặt thấu kính thế nào để ánh sáng qua thấu kính chiếu vừa vặn vào phông?
A Quang tâm thấu kính nằm trên đường vuông góc với mặt phẳng phông, đi qua tâm phông, cách phông 35,7 cm.
B Quang tâm thấu kính nằm trên đường vuông góc với mặt phẳng phông, đi qua tâm phông, cách phông 375 cm.
C Quang tâm thấu kính nằm trên đường vuông góc với mặt phẳng phông, đi qua tâm phông, cách phông 3,75 cm.
D Quang tâm thấu kính nằm trên đường vuông góc với mặt phẳng phông tại tâm phông, cách phông 37,5 cm.
- Câu 20 : Hai thấu kính được ghép đồng trục, thấu kính \({L_1}\) có tiêu cự \({f_1} = {\rm{ }}10{\rm{ }}cm\), thấu kính \({L_2}\) có tiêu cự \({f_2} = - {\rm{ }}10{\rm{ }}cm\). Khoảng cách giữa hai kính là \(a{\rm{ }} = {\rm{ }}40{\rm{ }}cm\). Phía ngoài hệ, trước \({L_1}\) có vật sáng AB vuông góc với trục chính hệ thấu kính tại A, cách \({L_1}\) \(15{\rm{ }}cm\). Ảnh cuối cùng qua hệ là
A ảnh ảo, ngược chiều vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
B ảnh ảo, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
C ảnh thật, ngược chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
D ảnh thật, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
- Câu 21 : Chọn câu trả lời sai
A Lăng kính là môi trường trong suốt đồng tính và đẳng hướng được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song.
B Tia sáng đơn sắc qua lăng kính sẽ luôn luôn bị lệch về phía đáy.
C Tia sáng không đơn sắc qua lăng kính thì chùm tia ló sẽ bị tán sắc
D Góc lệch của tia đơn sắc qua lăng kính là D = i + i' – A
- Câu 22 : Sử dụng hình vẽ về đường đi của tia sáng qua lăng kính: SI là tia tới, JR là tia ló, D là góc lệch giữa tia tới và tia ló, n là chiết suất của chất làm lăng kính. Công thức nào trong các công thức sau là sai?
A \(\sin {i_1} = \frac{1}{n}\sin {i_2}\)
B \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}{r_1}{\rm{ }} + {\rm{ }}{r_2}\)
C \(D = {i_1} + {i_2}--A\)
D \(\sin \frac{{{D_m} + A}}{2} = n\sin \frac{A}{2}\)
- Câu 23 : Sử dụng hình vẽ về đường đi của tia sáng qua lăng kính: SI là tia tới, JR là tia ló, D là góc lệch giữa tia tới và tia ló, n là chiết suất của chất làm lăng kính.Công thức nào trong các công thức sau đây là đúng
A v\(sin{\rm{ }}{i_1} = {\rm{ }}nsin{r_1}\)
B \(sin{\rm{ }}{i_2} = nsin{r_2}\)
C \(D{\rm{ }} = {\rm{ }}{i_1} + {\rm{ }}{i_2}--{\rm{ }}A\)
D A, B và C đều đúng
- Câu 24 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính và đường đi của một tia sáng qua lăng kính?
A Tiết diện thẳng của lăng kính là một tam giác cân.
B Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác.
C Mọi tia sáng khi quang lăng kính đều khúc xạ và cho tia ló ra khỏi lăng kính.
D A và C.
- Câu 25 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính?
A Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác.
B Góc chiết quang của lăng kính luôn nhỏ hơn \({90^0}\).
C Hai mặt bên của lăng kính luôn đối xứng nhau qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang.
D Tất cả các lăng kính chỉ sử dụng hai mặt bên cho ánh sáng truyền qua.
- Câu 26 : Với \({i_1},{i_2},A\) lần lượt là góc tới, góc ló và góc chiết quang của lăng kính.Công thức xác định góc lệch D của tia sáng qua lăng kính là:
A \(D = {i_1} + {\rm{ }}{i_2}-A\)
B \(D = {i_1} - {\rm{ }}{i_2}+A\)
C \(D = {i_1} - {\rm{ }}{i_2}-A\)
D \(D = {i_1} + {\rm{ }}{i_2}+A\)
- Câu 27 : Một lăng kính có góc chiết quang A. Chiếu tia sáng SI đến vuông góc với mặt bên của lăng kính. Biết góc lệch của tia ló và tia tới là \(D = {15^0}\). Cho chiết suất của lăng kính là \(n = 1,5\). Góc chiết quang A bằng:
A \(25,{87^0}\)
B \(64,{13^0}\)
C \({23^0}\)
D \({32^0}\)
- Câu 28 : Một lăng kính có chiết suất \(n = \sqrt 2 \). Chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên của lăng kính góc tới \(i = {45^0}\), tia ló ra khỏi lăng kính vuông góc với mặt bên thứ 2 như hình vẽ. Góc chiết quang A của lăng kính:
A \({45^0}\)
B \({30^0}\)
C \({60^0}\)
D \({70^0}\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất