260 Bài tập Amin, Amino axit, Protein ôn thi THPT...
- Câu 1 : Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O và CH4O. Chất Y là muối natri của α – amino axit Z (chất Z có cấu tạo mạch hở và có mạch cacbon không phân nhánh). Số công thức cấu tạo của phù hợp của X là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 2 : Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol amino axit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH. Nếu đốt cháy một phần hỗn hợp X (nặng a gam) cần vừa đủ 38,976 lít O2 (đktc) thu được 5,376 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 70.
B. 60.
C. 40.
D. 50.
- Câu 3 : Este X tạo bởi một α – aminoaxit có công thức phân tử C5H11O2N, hai chất Y và Z là hai peptit mạch hở, tổng số liên kết peptit của hai phân tử Y và Z là 7. Đun nóng 63,5 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 2 muối (của glyxin và alanin) và 13,8 gam ancol. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối ở trên cần dùng vừa đủ 2,22 mol O2, sau phản ứng thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của peptit có phân tử khối lớn hơn trong hỗn hợp E là
A. 46,05%.
B. 8,35%.
C. 50,39%.
D. 7,23%
- Câu 4 : Dung dịch amin nào sau đây không đổi màu quỳ tím sang xanh?
A. Benzylamin.
B. Metylamin.
C. Anilin.
D. Đimetylamin.
- Câu 5 : Cho 15 gam glyxin vào dung dịch HCl, thu đuợc dung dịch X chứa 29,6 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan trong X cần dung V lít dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 0,4
B. 0,2
C. 0,6
D. 0,3
- Câu 6 : Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở. Thủ phân hoàn toàn 0,05 mol X có khối lượng 24,97 gam trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thì có 0,3 mol NaOH đã phản ứng. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp Y gồm các muối của glyxin, alanine và axit glutamic, trong đó muối của axit glutamic chiếm 1/9 tổng số mol muối trong Y. Giá trị của m là
A. 38,24
B. 35,25
C. 35,53
D. 34,85
- Câu 7 : Hỗn hợp E gồm amin X, amino axit Y và peptit z mạch hở tạo từ Y; trong đó X và Y đều là các hợp chất no, mạch hở. Cứ 4 mol E tác dụng vừa đủ với 15 mol HCl hoặc 14 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn 4 mol E, thu được 40 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá tri của x và y là
A. 37,5 và 7,5
B. 38,5 và 7,5
C. 40,5 và 8,5
D. 39,0 và 7,5
- Câu 8 : Hỗn hợp E gồm chất X(C2H7O3N) và chất Y(C5H14O4N2); trong đó X là muối của axit vô cơ và Y là muối của axit cacbonxylic hai chức. Cho 34,2 gam X tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M (phản ứng vừa đủ), thu được khí Z duy nhất (Z chứa C, H, N và làm quỳ tím ẩm) và dung dịch sau phản ứng chứa m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là
A. 36,7
B. 35,1
C. 34,2
D. 32,8
- Câu 9 : Đốt cháy hoàn toàn 9,65 gam hỗn hợp X gồm các amin no, hở thu được 17,6 gam CO2 và 12,15 gam H2O. Nếu cho 19,3 gam X tác dụng với HCl dư được m gam muối. Xác định m?
A. 37,550 gam
B. 28,425 gam
C. 18,775 gam
D. 39,375 gam
- Câu 10 : Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3), biết X là hợp chất hữu cơ đa chức. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1 : 5, X và Y đều tạo khí làm xanh quỳ tím ẩm) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 5,92.
B. 4,68.
C. 2,26.
D. 3,46.
- Câu 11 : Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là
A. 35,37%.
B. 58,92%.
C. 46,94%.
D. 50,92%.
- Câu 12 : Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit z (C11HnOmNt). Đun nóng 28,42 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,155 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 23,32 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 4,64%.
B. 6,97%.
C. 9,29%.
D. 13,93%.
- Câu 13 : Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaOH.
B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
C. dung dịch NaCl.
D. dung dịch HCl.
- Câu 14 : Cho m gam alanin tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH thu đuợc dung dịch X, để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 0,35 mol HCl. Giá trị của m là
A. 48,95.
B. 13,35.
C. 17,80.
D. 31,15.
- Câu 15 : Trong các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực bazơ mạnh nhất trong dãy trên là
A. NH3
B. CH3NH2.
C. C6H5NH2.
D. CH3NHCH3.
- Câu 16 : Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 13,56 gam muối. Giá trị của m là
A. 10,68.
B. 10,45.
C. 9,00.
D. 13,56.
- Câu 17 : Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3NCH2COOH; 0,02 mol CH3CH(NH2)COOH và 0,05 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 15,225.
B. 13,775.
C. 11,215.
D. 16,335.
- Câu 18 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,07.
B. 0,08.
C. 0,06.
D. 0,09.
- Câu 19 : Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím.
B. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện chất màu vàng.
C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.
D. Phân tử các protein đơn giản gồm chuỗi các polipeptit tạo nên
- Câu 20 : Cho 24,36 gam Gly-Ala-Gly phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được khối lượng muối natri của alanin là
A. 38,28 gam.
B. 26,64 gam.
C. 13,32 gam.
D. 11,64 gam.
- Câu 21 : Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, mạch hở (chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc), thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 7,115.
B. 6,246.
C. 8,195.
D. 9,876.
- Câu 22 : Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865%; 15,73% và còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH ( đun nóng), thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. H2NCOOCH2CH3.
B. H2NC2H4COOH.
C. CH2CHCOONH4.
D. H2NCH2COOCH3.
- Câu 23 : X và Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, đều tạo bởi glyxin và alanin (X và Y hơn kém nhau một liên kết peptit), Z là (CH3COO)3C3H5. Đun nóng toàn bộ 31,88 gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong 1,00 lít dung dịch NaOH 0,44M vừa đủ, thu được dung dịch B chứa 41,04 gam hỗn hợp muối. Biết trong T, nguyên tố oxi chiếm 37,139% về khối lượng. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong T có giá trị gần nhất với
A. 36%.
B. 18%.
C. 16%.
D. 27%.
- Câu 24 : Hợp chất H2NCH(CH3)COOH có tên gọi là
A. glyxin.
B. lysin.
C. valin.
D. alanin
- Câu 25 : Cho 10 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,8M, thu được dung dịch chứa 15,84 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 160.
B. 220.
C. 200.
D. 180.
- Câu 26 : Thủy phân hết 0,05 mol hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X (CxHyOzN3) và Y (CnHmO6Nt), thu được hỗn hợp gồm 0,07 mol glyxin và 0,12 mol alanin. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,12 mol Y trong dung dịch HCl, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 71,94.
B. 11,99.
C. 59,95.
D. 80,59.
- Câu 27 : Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (m + 7,3) gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 7,7) gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 27,90.
B. 27,20.
C. 33,75.
D. 33,25.
- Câu 28 : Hợp chất X có công thức phân tử C3H7O2N. Chất X vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch H2SO4 đồng thời có khả năng làm mất màu nước brom. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH2=CHCOONH4.
D. CH2=CH-CH2COONH4.
- Câu 29 : Đốt cháy hoàn toàn 11,8 gam trimetylamin, thu được hỗn hợp X gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ X vào lượng dư dung dịch NaOH, sau khi kết thúc phản ứng thì thoát ra V lít (đktc) một chất khí duy nhất. Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 1,12.
C.3,36.
D. 2,24.
- Câu 30 : Cho vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng, 1 ml dd NaOH 10% và vài giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc nhẹ thì xuất hiện
A. kết tủa màu vàng.
B. dung dịch không màu.
C. hợp chất màu tím.
D. dung dịch màu xanh lam.
- Câu 31 : Thủy phân đến cùng protein thu được
A. glucozơ.
B. α-amino axit.
C. axit béo.
D. chất béo.
- Câu 32 : Cho các chất sau: NH3, CH3CH2NH2, C6H5NH2, H2NCH2COOH. Chất có lực bazơ mạnh nhất là
A. C6H5NH2.
B. CH3CH2NH2.
C. H2NCH2COOH.
D. NH3.
- Câu 33 : Nhận định nào sau đây về amino axit không đúng?
A. Tương đối dễ tan trong nước.
B. Có tính chất lưỡng tính.
C. Ở điều kiện thường là chất rắn.
D. Dễ bay hơi.
- Câu 34 : Nhận định nào sau đây đúng?
A. Trùng ngưng 3 phân tử amino axit thu được tripeptit.
B. Thủy phân tripeptit thu được 3 amino axit khác nhau.
C. Thủy phân hoàn toàn peptit thu được α-amino axit.
D. Các protein đều dễ tan trong nước.
- Câu 35 : Cho 0,2 mol α-amino axit X (có dạng H2NRCOOH) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam muối khan. Phân tử khối của X là
A. 89.
B. 75.
C. 117.
D. 146.
- Câu 36 : Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 165,6.
B. 123,8.
C. 171,0.
D. 112,2.
- Câu 37 : Thủy phân hoàn toàn peptit X mạch hở chỉ thu được glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước, số nguyên tử oxi có trong một phân tử X là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 38 : Dãy gồm các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân trong điều kiện thích hợp là?
A. Xenlulozơ, tinh bột, tristearin, anilin.
B. Saccarozơ, tinh bột, tristearin, Gly-Gly-Ala.
C. Saccarozơ, tinh bột, glucozơ, Gly-Gly-Ala.
D. Saccarozơ, glucoza, tristearin, Gly-Gly-Ala.
- Câu 39 : Chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím ẩm?
A. Axit axetic.
B. Axit glutamic.
C. Lysin.
D. Alanin.
- Câu 40 : Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là
A. etylamin.
B. metanamin.
C. đimetylamin.
D. metylamin.
- Câu 41 : Dãy chất nào sau đây đều phản ứng với dung dịch HCl?
A. C2H5NH2; H2NCH2COOH; H2NCH(CH3)CO-NHCH2COOH.
B. C2H5NH2; ClH3NCH2COOH; NH2CH2CO-NHCH2COOH.
C. CH3NH2; ClH3NCH2COOH; NH2CH(CH3)CO-NHCH2COOH.
D. C2H5NH2; CH3COOH; NH2CH(CH3)CO-NHCH2COOH.
- Câu 42 : Số đồng phân amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
- Câu 43 : Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin no, mạch hở A bằng oxi vừa đủ, thu được 0,75 mol hỗn hợp B gồm khí và hơi. Cho 9,2 gam A tác dụng với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã phản ứng là
A. 0,1.
B. 0,2.
C. 0,4.
D. 0,3.
- Câu 44 : Hỗn hợp gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
A. 18,29.
B. 18,47.
C. 18,83.
D. 19,19.
- Câu 45 : Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol alanin và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 45,075.
B. 57,625.
C. 48,875.
D. 44,425.
- Câu 46 : X là một α-minoaxit no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Từ 3m gam X điều chế được m1 gam đipeptit. Từ m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 1,35 mol H2O. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,425 mol H2O. Giá trị của m là
A. 11,25.
B. 22,50.
C. 13,35.
D. 26,70.
- Câu 47 : X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ các α-aminoaxit như glyxin, alanin, valin; trong đó 3(MX + MZ) = 7MY. Hỗn hợp T chứa X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 6 : 2 : 1. Đốt cháy hết 56,56 gam T trong oxi vừa đủ, thu được nCO2 : nH2O = 48 : 47. Mặt khác, đun nóng hoàn toàn 56,56 gam T trong 400 ml dung dịch KOH 2M vừa đủ, thu được 3 muối. Thủy phân hoàn toàn Z trong dung dịch NaOH, kết thúc phản ứng thu được a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b là
A. 0,799.
B. 0,843.
C. 0,874.
D. 0,698.
- Câu 48 : Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trọng lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn X mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là
A. 399,4.
B. 396,6.
C. 340,8.
D. 409,2.
- Câu 49 : Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây (trong O2 dư) thu được sản phẩm có chứa N2?
A. Este.
B. Tinh bột.
C. Amin.
D. Chất béo
- Câu 50 : Khi thay thế hết các nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon thì tạo thành hợp chất mới là
A. amino axit.
B. amin bậc 1.
C. amin bậc 3.
D. amin bậc 2.
- Câu 51 : Hiện tượng quan sát được khi cho dung dịch etylamin tác dụng với dung dịch FeCl3
A. xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
C. có khói màu trắng bay ra.
D. có khí thoát ra làm xanh giấy quỳ ẩm.
- Câu 52 : Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dd X trong đó có chứa 1,13 gam muối kali của glyxin. Giá trị gần nhất với m là
A. 1,45.
B. 2,15.
C. 2,14.
D. 1,64.
- Câu 53 : Khi tiến hành phân tích định lượng vitamin C, người ta xác định được hàm lượng phần trăm (về khối lượng) các nguyên tố như sau: %C = 40,91% ; %H = 4,545% ; %O = 54,545%. Biết khối lượng phân tử của vitamin C bằng 176u. Công thức phân tử của vitamin C là
A. C20H30O.
B. C6H8O6.
C. C8H16O4.
D. C10H20O.
- Câu 54 : Hợp chất X có công thức phân tử là C2H7O3N. X tác dụng với dung dịch NaOH và HCl đều giải phóng khí. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư rồi hấp thụ hoàn toàn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 10,0 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,5.
B. 9,4.
C. 9,1.
D. 9,3.
- Câu 55 : Thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X được tạo thành từ các α - aminoaxit có dạng H2N – CxHy – COOH) bằng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn khan Y có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 219,5 gam. Số liên kết peptit trong một phân tử X là
A. 18.
B. 17.
C. 16.
D. 15.
- Câu 56 : Cho hỗn hợp M gồm ba peptit X, Y, Z đều mạch hở và có tỉ lệ mol lần lượt là 2 : 3 : 5. Thủy phân hoàn toàn m gam M, thu được 60,0 gam Gly; 80,1 gam Ala; 117,0 gam Val. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử X, Y, Z là 6. Giá trị của m là
A. 176,5.
B. 257,1.
C. 226,5.
D. 255,4.
- Câu 57 : Số liên kết peptit trong phân tử Gly–Ala–Ala–Gly là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
- Câu 58 : Cho các chất: glixerol, toluen, Gly-Ala-Gly, anilin, axit axetic, fomanđehit, glucozơ, saccarozơ. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 (ở điều kiện thích hợp) là:
A. 4.
B. 7.
C. 6.
D. 5.
- Câu 59 : X là chất hữu cơ có công thức phân tử C3H12N2O3. Khi cho X với dung dịch NaOH thu được một muối vô cơ và hỗn hợp 2 khí đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số đồng phân thỏa mãn tính chất của X là:
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
- Câu 60 : Cho m gam hỗn hợp E gồm peptit X và 1 amino axit Y (trong đó khối lượng của X lớn hơn 20) được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1, tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch G chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch G phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch H chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với
A. 82,6.
B. 83,2.
C. 82,1.
D. 83,5.
- Câu 61 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxi thu được 0,09 mol CO2, 0,125 mol H2O và 0,336 lít khí N2 (ở đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4loãng thu được a gam muối. Giá trị của a là:
A. 3,64.
B. 2,48.
C. 4,25.
D. 3,22.
- Câu 62 : Đun nóng 10,5 gam hợp chất X có công thức phân tử C4H11NO2 với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,5 gam khí Y và m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,7.
B. 8,2.
C. 10,0.
D. 8,8.
- Câu 63 : Cho 10,7 gam hỗn hợp metylamin và etylamin tác dụng với V ml dung dịch HCl 2M vừa đủ thu được 21,65 gam muối. Giá trị của V là
A. 150.
B. 100.
C. 160.
D. 300.
- Câu 64 : Hỗn hợp Q chứa a mol đipeptit X và b mol tripeptit Y (đều no các amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 tạo nên, với a : b = 2 : 3). Biết m gam Q tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M, thu được muối của amino axit R, 2,91 gam muối của Gly, 8,88 gam muối của Ala. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam Q thì thể thích khí CO2 (đktc) thu được 8,96 lít. Giá trị của m là
A. 9,68.
B. 10,55.
C. 10,37.
D. 10,87.
- Câu 65 : Hỗn hợp E gồm chất X ( C3H7O3N) và chất Y ( C5H14O4N2) trong đó X là muối của axit vô cơ và Y là muối của axit cacbonxylic hai chức. Cho 34,2 g X tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M ( phản ứng vừa đủ ) thu được khí Z duy nhất ( Z chứa C, H, N và làm quỳ tím ẩm đổi màu xanh) và dung dịch sau phản ứng chứa m g muối. Giá trị của m là
A. 36,7
B. 32,8
C. 34,2
D. 35,1
- Câu 66 : Khi đốt cháy hoàn toàn 1 amin no, đơn chức X người ta thu được 12,6 gam nước, 8,96 lít khí CO2 và 2,24 lít N2( đktc). X có công thức phân tử là
A. C5H13N
B. C4H11N
C. C2H7N
D. C3H9N
- Câu 67 : Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 g X với dung dịch KOH dư thu được dung dịch chứa 8,19 g muối. Nếu đốt cháy 4,63 g X cần dùng 4,2 lít O2 đktc. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2 ) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 g. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào
A. 34
B. 28
C. 32
D. 30
- Câu 68 : Hỗn hợp X gồm etylamin và đimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng O2 thu được V lít N2 đktc. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 16,3 gam muối. Giá trị của V là
A. 4,48
B. 3,36
C. 2,24
D. 1,12
- Câu 69 : Chất A có % các nguyên tố C, H, N, O lần lượt là 40,45%; 7,86%; 15,73%; còn lại là O. Khối lượng mol phân tử của A < 100. A vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl, có nguồn gốc thiên nhiên. CTCT của A là
A. NH2(CH2)3COOH.
B. NH2CH2COOH.
C. CH3-CH(NH2)-COOH.
D. NH2(CH2)2COOH.
- Câu 70 : Hỗn hợp X gồm 3 peptit A, B, C đều mạch hở có tổng khối lượng là m và có tỉ lệ số mol là nA : nB : nC = 2 : 3 : 5. Thủy phân hoàn toàn X thu được 60g Gly; 80,1g Ala và 117g Val. Biết số liên kết peptit trong C, B, A theo thứ tự tạo nên 1 cấp số cộng có tổng là 6. Giá trị của m là
A. 256,2.
B. 262,5.
C. 252,2.
D. 226,5.
- Câu 71 : Dãy chất nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần bậc của amin?
A. CH3CH2NHCH3; CH3NH2; (CH3)2NCH2CH3.
B. C2H5NH2; (CH3)2CHNH2; (CH3)3CNH2.
C. CH3NH2; CH3CH2NHCH3; (CH3)2NCH2CH3.
D. CH3NH2; (CH3)2NCH2CH3; CH3CH2NHCH3.
- Câu 72 : Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở thu được 28,6g CO2 và 18,45g H2O. Giá trị của m là
A. 12,65.
B. 11,95.
C. 13.
D. 13,35.
- Câu 73 : Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được cấu tạo từ một amino axit no, mạch hở, trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 82,35g. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm cháy thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủA. Giá trị của m là
A. 80.
B. 60.
C. 30.
D. 40.
- Câu 74 : CH3CH2CH(NH2)CH3 là Amin
A. bậc I.
B. bậc II.
C. bậc III.
D. bậc IV.
- Câu 75 : Phân biệt 3 dung dịch: H2N-CH2-COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ dùng một thuốc thử là
A. dung dịch HCl.
B. Na.
C. quì tím.
D. dung dịch NaOH.
- Câu 76 : Đem 18g một Amin X đơn chức, no trung hòA vừA đủ với dung dịch HCl 2M, thu được 32,6g muối. CTPT củA X và thể tích dung dịch Axit cần là
A. C3H9N và 200 ml.
B. CH5N và 200 ml.
C. C2H7N và 100 ml.
D. C2H7N và 200 ml.
- Câu 77 : X là một α-Amino Axit no chỉ chứA một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 25,75g X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 34,875g muối củA X. CTCT thu gọn củA X là:
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2COOH
C. H2NCH2CH2COOH.
D. CH3CH2CH(NH2)COOH.
- Câu 78 : Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NAOH, thu được dung dịch chứA 0,5 mol muối củA glyxin; 0,4 mol muối của Alanin và 0,2 mol muối củA valin. Mặt khác, đốt cháy m gAm E trong O2 vừA đủ thu được hỗn hợp O2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng củA CO2 và nước là 78,28g. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào?
A. 40.
B. 50.
C. 35.
D. 45.
- Câu 79 : Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được (m + 11) gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì cần 35,28 lít O2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 38,9.
B. 40,3.
C. 43,1.
D. 41,7.
- Câu 80 : Cho cácchất: CH3NH2 (1); NH3 (2); C6H5NH2 (3); (CH3)2NH (4); (C6H5)2NH (5). Kết quả so sánh lực bazơ giữa các chất hợp lí là
A. (5) < (3) < (1) < (4) < (2).
B. (5) < (3) < (2) < (1) < (4).
C. (2) < (3) < (5) < (1) < (4).
D. (1) < (2) < (3) < (4) < (5).
- Câu 81 : Đốt hết 2 amin đơn chức, mạch hở, bậc I, đồng đẳng kế tiếp, thu được nCO2 : nH2O = 1 : 2. CTPT của 2 amin là
A. CH3NH2, C2H5NH2.
B. C2H5NH2, C3H7NH2.
C. C4H9NH2, C5H11NH2.
D. C3H7NH2, C4H9NH2.
- Câu 82 : Khi thủy phân hoàn toàn 49,65 gam một peptit mạch hở X trong điều kiện thích hợp chỉ thu được sản phẩm gồm: 26,7 gam alanin và 33,75 gam glyxin. Số liên kết peptit trong X là
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
- Câu 83 : Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamiC. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y chứa (m + 15,4) gam muối. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z chứa (m + 18,25) gam muối. Giá trị của m là:
A. 56,1.
B. 61,9.
C. 33,65.
D. 54,36.
- Câu 84 : Chất nào là amin bậc 3
A. (CH3)3C-NH2.
B. (CH3)3N.
C. (NH2)3C6H3.
D. CH3NH3Cl.
- Câu 85 : Amino axit HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH có tên là
A. axit glutariC.
B. axit amino ađipiC.
C. axit glutamiC.
D. axit amino pentanoiC.
- Câu 86 : Cho các dung dịch: (NH4)2CO3, (CH3NH3)2SO4, K2CO3, NH4Cl, CuSO4, C6H5NH3HSO4. Số chất khi tác dụng với Ba(OH)2 ở điều kiện thường vừa tạo kết tủa vừa tạo khí là?
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
- Câu 87 : Cho 2,655g amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,8085g muối. CTPT của X là
A. C3H9N.
B. C3H7N.
C. CH5N.
D. C2H7N.
- Câu 88 : Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 36,6
B. 38,92
C. 38,61
D. 35,4
- Câu 89 : Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (đktc). Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 4.
B. 6.
C. 8.
D. 12.
- Câu 90 : Khi đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức X, thu được 12,6g H2O; 8,96 lít khí CO2 và 2,24 lít N2 (đktc). X có công thức phân tử là
A. C3H9N.
B. C2H7N.
C. C4H11N.
D. C5H13N.
- Câu 91 : X là một β-amino axit chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 1,78g X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl tạo ra 2,51g muối. X có CTCT nào sau đây:
A. NH2CH2COOH.
B. CH3CH(NH2)COOH.
C. NH2(CH2)2COOH.
D. CH3CH(NH2)CH2COOH.
- Câu 92 : Hỗn hợp M gồm hai peptit X và Y, chúng được cấu tạo từ một amino axit và có tổng số nhóm -CO-NH-trong 2 phân tử là 5 với nX : nY = 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 12g glyxin và 5,34g alanin. Giá trị của m là
A. 16,46.
B. 15,56.
C. 14,36.
D. 14,46.
- Câu 93 : Một hợp chất có công thức phân tử là C4H11N, có bao nhiêu đồng phân amin bậc 1?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
- Câu 94 : Thủy phân hoàn toàn 1 mol tripeptit mạch hở X thu được dung dịch chỉ chứa Gly, Ala và Val. Số đồng phân tripeptit của X là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
- Câu 95 : Lấy 14,6g một đipeptit tạo ra từ glyxin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là
A. 0,23 lít.
B. 0,2 lít.
C. 0,4 lít.
D. 0,1 lít.
- Câu 96 : Cho 13,5g hỗn hợp gồm 3 amin no, mạch hở, đơn chức tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 24,45g hỗn hợp muối. Giá trị của x là
A. 0,5.
B. 1,4.
C. 2.
D. 1.
- Câu 97 : Khi thủy phân hoàn toàn 65g một peptit X thu được 22,25g alanin và 56,25g glyxin. X là:
A. đipeptit.
B. tripeptit.
C. tetrapeptit.
D. pentapeptit.
- Câu 98 : Hợp chất CH3-NH-CH2-CH3 có tên đúng là
A. đietylamin.
B. etylmetylamin.
C. N-etylmetanamin.
D. đietylmetanamin.
- Câu 99 : Phát biểu không đúng là:
A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
C. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin.
- Câu 100 : Cho các chất sau: (1) CH3CH(NH2)COOH; (2) HOOC-CH2-CH2-COOH; (3) NH2[CH2]5COOH; (4) CH3OH và C6H5OH; (5) HO-CH2-CH2-OH và p-C6H4(COOH)2; (6) NH2[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH. Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là:
A. (1), (3), (5), (6).
B. (1), (2), (3), (5), (6).
C. (1), (3), (6).
D. (1), (3), (4), (5), (6).
- Câu 101 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X được 3,36 lít khí CO2; 0,56 lít khí N2 (đktc) và 3,15g H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối NH2CH2COONA. CTCT của X là
A. NH2CH2CH2COOH.
B. NH2CH2COOCH3.
C. NH2CH2CH2COOC3H7.
D. NH2CH2CH2COOC2H5.
- Câu 102 : Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24g alanin và 8,19g valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
A. 18,47.
B. 18,29.
C. 19,19.
D. 18,83.
- Câu 103 : Amin có cấu tạo CH3CH2NHCH3 có tên là
A. etanmetanamin.
B. propanamin.
C. etylmetylamin.
D. propylamin.
- Câu 104 : Một amino axit X tồn tại trong tự nhiên (chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Cho 1,875g X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH tạo ra 2,425g muối. CTCT của X là:
A. NH2CH2COOH.
B. NH2(CH2)2COOH.
C. CH3-CH(NH2)COOH.
D. NH2(CH2)3COOH.
- Câu 105 : Lấy 13,86 gam peptit (X) thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thì thu được 16,02 gam alanin duy nhất. Số liên kết peptit trong X là?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
- Câu 106 : Cho X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là:
A. 73,4.
B. 77,6.
C. 83,2.
D. 87,4.
- Câu 107 : Khi thủy phân hoàn toàn một pentapeptit X thu được các amino axit: Gly, Ala, Val, Glu, Lys. Còn khi thủy phân một phần X thu được hỗn hợp các đipeptit và tripeptit: Gly-Lys, Val-Ala, Lys-Val, Ala-Glu, Lys-Val-AlA. Cấu tạo đúng của X là:
A. Gly-Lys-Val-Ala-Glu.
B. Gly-Lys-Val-Glu-Ala
C. Glu-Ala-Val-Lys-Gly.
D. Glu-Ala-Gly-Lys-Val.
- Câu 108 : Cho 5,9g amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55g muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
- Câu 109 : Ứng với CTPT C3H9N sẽ có số đồng phân là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
- Câu 110 : Hợp chất nào không phải amino axit?
A. H2N-CH2-COOH.
B. NH2-CH2-CH2-COOH.
C. CH3-CH2-CO-NH2.
D. HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH.
- Câu 111 : Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là:
A. Glyxin.
B. Valin.
C. Axit glutamic.
D. Alanin.
- Câu 112 : Thủy phân hết một lượng pentapeptit T thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85 gam Ala-Gly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9 gam Alanin; còn lại là Glyxin và Gly-Gly với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 10. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là:
A. 25,11 gam.
B. 27,90 gam.
C. 34,875 gam.
D. 28,80 gam.
- Câu 113 : Ứng với công thức C4H11N có số đồng phân amin bậc 2 là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
- Câu 114 : Axit amino axetic không tác dụng với chất:
A. CaCO3.
B. H2SO4 loãng.
C. KCl.
D. CH3OH.
- Câu 115 : Cho 0,02 mol amino axit X (trong phân tử có 1 nhóm –NH2) phản ứng vừa đủ với 40ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 3,82 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-C2H4-COOH.
B. H2N-C2H3(COOH)2.
C. H2N-C3H5(COOH)2.
D. H2N-CH2-COOH.
- Câu 116 : Đun nóng 4,63 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH (vừa đủ). Khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 8,19 gam muối khan của các amino axit đều có dạng 2NCmHnCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm bớt 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 35,0.
B. 27,5.
C. 32,5.
D. 30,0.
- Câu 117 : Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
A. (4), (1), (5), (2), (3).
B. (3), (1), (5), (2), (4).
C. (4), (2), (3), (1), (5).
D. (4), (2), (5), (1), (3).
- Câu 118 : Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng?
A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
B. Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất.
C. Amino axit ngoài dạng phân tử H2NRCOOH còn có dạng ion lưỡng cực H3N+RCOO-.
D. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của amino axit.
- Câu 119 : Công thức phân tử tổng quát của các amino axit no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm chức amino và hai nhóm chức cacboxyl là:
A. Cn+1H2n+3O4N.
B. CnH2n+3O4N.
C. CnH2n-1O4N.
D. CnH2n+1O4N.
- Câu 120 : X là NH2-CH2-CO-NH- CH(CH3)-CO-NH -CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-COOH. Số liên kết peptit có trong một phân tử X là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 121 : Khi cho 11,95g hỗn hợp alanin và glyxin tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 10,42.
B. 13,12.
C. 14,87.
D. 7,37.
- Câu 122 : Cho 0,1 mol lysin tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 33,6.
B. 37,2.
C. 26.3.
D. 33,4.
- Câu 123 : Ứng với công thức C5H13N có số đồng phân amin bậc 3 là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
- Câu 124 : Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với
A. HCl, NaOH.
B. Na2CO3, HCl.
C. HNO3, CH3COOH.
D. NaOH, NH3.
- Câu 125 : Amino axit là hợp chất cơ sở xây dựng nên:
A. chất đường.
B. chất đạm.
C. chất béo.
D. chất xương.
- Câu 126 : Cho các chất sau: (1) H2NCH2COOH; (2) NH3Cl-CH2COOH; (3) H2NCH2COOH; (4) H2N(CH2)2CH(NH2)COOH; (5) HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH. Dung dịch nào làm quì tím hóa đỏ là
A. (3).
B. (2).
C. (2), (5).
D. (1), (4).
- Câu 127 : Cho 6,675g một amino axit X (1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 8,633g muối. Phân tử khối của X bằng
A. 117.
B. 89.
C. 97.
D. 75.
- Câu 128 : Tìm phát biểu sai trong các chất sau:
A. Etylamin dễ tan trong nước do có tạo liên kết hiđro với nước
B. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn so với hiđrocacbon có phân tử khối tương đương do có liên kết hiđro giữa các phân tử ancol.
C. Anilin không tan trong nước
D. Ở điều kiện thường, metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac
- Câu 129 : Tên gọi của hợp chất C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH là
A. axit amino phenylpropionic
B. axit 2-amino-3-phenylpropionic
C. phenyl alanin.
D. axit 2-amino-3-phenylpropanoic
- Câu 130 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) cần 58,8 lít O2 thu được 49,28 lít CO2 và 33,3 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Nếu cho 0,1 mol X trên thủy phân hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là
A. 9 và 92,9 gam.
B. 8 và 96,9 gam.
C. 10 và 96,9 gam.
D. 10 và 92,9 gam.
- Câu 131 : Cho các chất sau đây:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 132 : Cho 8,3g hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủvới 200 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 15,6g hỗn hợp muối. Giá trị của x là
A. 0,5.
B. 1,5.
C. 2.
D. 1.
- Câu 133 : Hỗn hợp E gồm X, Y và Z là 3 peptit đều mạch hở (MX > MY > MZ). Đốt cháy 0,16 mol X hoặc Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8g hỗn hợp E (chứa X, Y và 0,16 mol Z) với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 101,04g hai muối của alanin và valin. Biết nX < nY. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với
A. 12%.
B. 95%.
C. 54%.
D. 10%.
- Câu 134 : Chất có công thức phân tử C2H5O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 135 : Sắp xếp các hợp chất sau: metylamin (I), đimeylamin (II), NH3 (III), anilin (IV) theo trình tự tính bazơ giảm dần?
A. II > I > III > IV.
B. IV > I > II > III.
C. I > II > III > IV.
D. III > II > IV > I.
- Câu 136 : X là α-amino axit trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7g X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65g muối. Công thức của X là
A. NH2-CH2-COOH.
B. NH2-[CH2]3-COOH.
C. NH2-[CH2]2-COOH.
D. NH2-CH(CH3)-COOH.
- Câu 137 : Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X là:
A. tripeptit.
B. đipeptit.
C. tetrapeptit.
D. pentapeptit.
- Câu 138 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một amino axit X no, mạch hở, có một nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH thì thu được 19,8 gam CO2; 0,525 mol H2O. Giá trị của m là
A. 8,9.
B. 7,5.
C. 13,35.
D. 11,25.
- Câu 139 : Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3 thể hiện ở phản ứng nào?
A. Anilin tác dụng được với axit.
B. Anilin dễ tạo kết tủa với dung dịch FeCl3.
C. Anilin tác dụng dễ dàng với nước brom.
D. Anilin không làm đổi màu quì tím.
- Câu 140 : Amino axit nào sau đây có hai nhóm amino
A. Axit glutamic
B. Lysin.
C. Alanin.
D. Valin.
- Câu 141 : Hỗn hợp X gồm valin và Gly-Ala. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 275 ml dung dịch gồm NaOH 1M đun nóng, thuđược dung dịch chứa 26,675g muối. Giá trị của a là
A. 0,175.
B. 0,275.
C. 0,125.
D. 0,225.
- Câu 142 : Chất có công thức phân tử C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 143 : Chọn câu sai?
A. Lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
D. Pentapeptit: Tyr-Ala-Gly-Val-Lys (mạch hở) có 5 liên kết peptit.
- Câu 144 : α-amino axit X chứa 1 nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl dư, thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)COOH.
D. CH3CH(NH2)COOH.
- Câu 145 : Cho các chất sau: (1) NH2CH2COOH; (2) NH2CH2CH2COOH; (3) C6H5CH2CH(NH2)COOH; (4) HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH; (5) NH2[CH2]4CH(NH2)COOH. Những chất thuộc loại α-amino axit là:
A. (1); (3); (4); (5).
B. (1); (2); (3).
C. (1); (3); (5).
D. (1); (2); (3); (4).
- Câu 146 : Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp cần 2,24 lít O2 thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Công thức của 2 amin là
A. C2H5NH2, C3H7NH2.
B. C3H7NH2, C4H9NH2.
C. C4H9NH2, C5H11NH2.
D. CH3NH2, C2H5NH2.
- Câu 147 : Khi cho 7,5g một amino axit X có 1 nhóm amino trong phân tử tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 11,15g muối. Công thức phân tử của X là:
A. C2H5NO2.
B. C4H7NO2.
C. C3H7NO2.
D. C2H7NO2
- Câu 148 : Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một amino axit X mạch hở, phân tử có một nhóm NH2. Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (tỉ lệ mol 1 : 1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là:
A. 9,315 gam.
B. 58,725 gam.
C.8,389 gam.
D.5,580 gam.
- Câu 149 : H2N-CH2-COOH phản ứng được với: (1) NaOH; (2) CH3COOH; (3) C2H5OH
A. 1, 2.
B. 2, 3.
C. 1, 3.
D. 1, 2, 3.
- Câu 150 : Peptit có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH(CH3)-CO -NH-CH2-CO-NH- CH(COOH)-CH(CH3)2. Tên gọi đúng của peptit trên là:
A. Ala-Ala-Val.
B. Ala-Gly-Val.
C. Gly-Ala-Gly.
D. Gly-Val-Ala
- Câu 151 : Một α-amino axit no X chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 3,56 gam X tác dụng vừa đủ với HCl tạo ra 5,02 gam muối. Tên gọi của X là
A. Alanin.
B. Valin.
C. Lysin.
D. Glyxin.
- Câu 152 : Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các α-amino axit còn thu được các đipeptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu nào đúng của X là
A. Val-Phe-Gly-AlA.
B. Ala-Val-Phe-Gly.
C. Gly-Ala-Val-Phe.
D. Gly-Ala-Phe-Val
- Câu 153 : Một amino axit có công thức phân tử C4H9NO2. Số đồng phân amino axit là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
- Câu 154 : Một peptit có công thức: H2N-CH2-CO-NH -CH(CH3)-CH-CO -NH-CH(COOH)- CH(CH)2. Tên của peptit trên là:
A. Glyxinalaninvalin.
B. Glyxylalanylvalyl.
C. Glyxylalanylvalin.
D. Glyxylalanyllysin.
- Câu 155 : Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 11,16 gam muối. X là
A. H2NCH(C2H5)COOH.
B. H2NCH2CH(CH3)COOH.
C. H2N[CH2]2COOH.
D. H2NCH(CH3)COOH.
- Câu 156 : Trong các công thức sau đây có bao nhiêu công thức cấu tạo ứng với tên gọi đúng:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 157 : Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic H2NC3H5(COOH)2 và lysin (H2N)2C5H9COOH vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong X là
A. 0,1.
B. 0,15.
C. 0,2.
D. 0,25.
- Câu 158 : Hỗn hợp A gồm một peptit X và một peptit Y đều mạch hở (chúng được cấu tạo từ 1 loại amino axit, tổng số nhóm –CO–NH– trong 2 phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam A thu được 81g Gly và 42,72g AlA. Giá trị của m là
A. 116,28.
B. 104,28.
C. 109,5.
D. 110,28.
- Câu 159 : Đipeptit X có công thức H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là:
A. alanylglixyl.
B. alanylglixin.
C. glyxylalanin.
D. glyxylalanyl.
- Câu 160 : Cho 0,01 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của X có dạng nào trong các dạng sau?
A. H2NR(COOH)2.
B. (H2N)2R(COOH)2.
C. H2NRCOOH.
D. (H2N)2RCOOH.
- Câu 161 : Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủA. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 29,55.
B. 23,64.
C. 17,73.
D. 11,82.
- Câu 162 : Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là
A. 8 và 1,5.
B. 7 và 1,5.
C. 7 và 1,0.
D. 8 và 1,0.
- Câu 163 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxi được 0,09 mol CO2; 0,125 mol H2O và 0,015 mol N2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng được số gam muối là
A. 3,22.
B. 2,488.
C. 3,64.
D. 4,25.
- Câu 164 : Cho các chất: CH3NH2, C2H5NH2, CH3CH2CH2NH2. Theo chiều tăng dần phân tử khối, nhận xét nào sau đây đúng:
A. Nhiệt độ sôi tăng dần, độ tan trong nước tăng dần.
B. Nhiệt độ sôi giảm dần, độ tan trong nước tăng dần.
C. Nhiệt độ sôi tăng dần, độ tan trong nước giảm dần.
D. Nhiệt độ sôi giảm dần, độ tan trong nước giảm dần.
- Câu 165 : Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metyl amin, sinh ra V lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12.
B. 4,48.
C. 3,36.
D. 2,24.
- Câu 166 : Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD< ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
A. 4,24.
B. 3,18.
C. 5,36.
D. 8,04.
- Câu 167 : Cho 2 công thức phân tử C4H10O và C4H11N, số đồng phân ancol bậc 2 và amin bậc 2 lần lượt là:
A. 1 và 1.
B. 1 và 3.
C. 4 và 1.
D. 4 và 8.
- Câu 168 : Cho các chất sau đây (X1: H2N-CH2-COOH; X2: C2H5OH; X3: CH3-NH2; X4: C6H5OH). Những chất nào có khả năng thể hiện tính bazơ?
A. X1, X3.
B. X1, X2.
C. X2, X4.
D. X1, X2, X3.
- Câu 169 : Câu nào sau đây không đúng?
A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Phân tử protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.
C. Protein rắn ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.
D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện phức chất màu tím.
- Câu 170 : Cho 2,5g hỗn hợp X gồm anilin, metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 4,725.
B. 3,475.
C. 2,55.
D. 4,325.
- Câu 171 : Sắp xếp các hợp chất sau đây theo thứ tự giảm dần tính bazơ: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH; (4) (C2H5)2NH; (5) NaOH; (6) NH3.
A. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6).
B. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6).
C. (4) > (5) > (2) > (6) > (1) > (3).
D. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3).
- Câu 172 : Amin có chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N có mấy đồng phân:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
- Câu 173 : Nhiệt độ sôi của C4H10 (1); C2H5NH2 (2); C2H5OH (3) tăng dần theo thứ tự:
A. (1) < (2) < (3).
B. (1) < (3) < (2).
C. (2) < (3) < (1).
D. (2) < (1) < (3).
- Câu 174 : Hợp chất A có công thức phân tử CH6N2O3. A tác dụng với KOH tạo ra một bazơ và các chất vô cơ. Công thức cấu tạo của A là
A. H2N-COO-NH3OH.
B. CH3NH3+NO3-.
C. HONHCOONH4.
D. H2N-COOH-NO2.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein