Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn - Sở GD & ĐT Hưng Y...
- Câu 1 : (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:…(1) Kì thực thời gian nhàn rỗi là vô cùng quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống của riêng mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, múa nhảy, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người ruột thịt… Thời gian nhàn rỗi làm cho con người ta giàu có hơn về mặt trí tuệ, tăng cường thêm về mặt sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí không còn cuộc sống riêng nữa!…(2) Đánh giá đời sống mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rồi. Có người phung phí thời gian ấy vào những cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.…(3) Đánh giá đời sống xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi của mình như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi… là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và hiện đại.(Phỏng theo Hữu Thọ)Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên? Đặt tiêu đề cho văn bản (0,5 điểm)Câu 2: Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào trong đoạn văn bản trên? (0,25 điểm)Câu 3: Theo tác giả của bài viết thời gian nhàn rỗi có liên quan gì đến những vấn đề trong xã hội? (0,5 điểm)Câu 4: Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về vấn đề thời gian nhàn rỗi của giới trẻ ngày nay trong khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm)Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:Mỗi lần nắng mới hắt bên song,Xao xác, gà trưa gáy não nùng,Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thờiLúc người còn sống, tôi lên mười;Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi, Hình dáng me tôi chửa xóa mờHãy còn mường tượng lúc vào ra;Nét cười đen nhánh sau tay áoTrong ánh trưa hè trước giậu thưa.(Nắng mới – Lưu Trọng Lư, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học)Câu 5: Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)Câu 6: Theo tác giả, yếu tố nào của ngoại cảnh đã khơi gợi dòng hồi tưởng về mẹ? (0,25 điểm)Câu 7: Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)Câu 8: Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ? (0,25 điểm)
- Câu 2 : (3,0 điểm)Hãy sống nhanh cùng thời đại, hãy sống chậm cho tâm hồn.Từ ý kiến trên, anh/chị suy nghĩ gì về vấn đề sống nhanh, sống chậm thời @ của giới trẻ.Hãy trình bày suy nghĩ đó trong một bài văn ngắn khoảng 600 chữ.
- Câu 3 : (4,0 điểm)Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn văn sau:(1) Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.Anh ném pao, em không biếtEm không yêu, quả pao rơi rồi…Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị lại quấn tóc. Mị lấy cái váy hoa vắt ở trong vách.(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)(2) Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những bụi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dư phần tu sửa lại căn nhà. (Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Xem thêm
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4