Trắc nghiệm Kỹ thuật điện đề số 9 (có đáp án)
- Câu 1 : Gọi U, I là điện áp và dòng điện pha của một máy phát đồng bộ m pha thì công suất tác dụng 1 pha của máy phát sẽ là:
A. P = UI cosμ
B. P = mUI cosμ
C. P = UI
D. P = mUI
- Câu 2 : Gọi U, I là điện áp và dòng điện pha của một máy phát đồng bộ m pha thì công suất phản kháng 1 pha của máy phát sẽ là:
A. Q = UI cosμ
B. Q = mUI sinμ
C. Q = UI
D. Q = UI sinμ
- Câu 3 : Máy phát điện đồng bộ tạo điện áp lối ra với dải tần có thể điều chỉnh trong khoảng từ 50 - 100 Hz. Xác định phạm vi biến thiên vận tốc của rotor nếu số cặp cực 2p = 8.
A. 750 – 1500 vg/ph
B. 375 – 750 vg/ph
C. 187,5 – 375 vg/ph
D. 625 – 1250 vg/ph
- Câu 4 : Chọn phát biểu không chính xác.
A. Máy điện đồng bộ là các máy điện xoay chiều có tốc độ quay n của rôtor không đổi và bằng tốc độ quay của từ trường
B. Theo nguyên lý thuận nghịch, máy điện đồng bộ có thể vận hành theo chế độ máy phát điện hoặc chế độ động cơ.
C. Máy điện đồng bộ chỉ có thể sử dụng để làm máy phát điện mà không thể làm việc ở chế độ động cơ
D. Trong các hệ thống điện, máy điện đồng bộ dùng làm máy phát công suất phản kháng để bù và nâng cao hệ số công suất cho lưới điện
- Câu 5 : Nếu gọi Φo là từ thông dưới mỗi cực từ, W là số vòng dây một pha, kdq là hệ số dây quấn thì suất điện động cảm ứng trong mỗi pha dây quấn của máy phát điện 3 pha có giá trị:
A. E = 4,44 f W kdq Φo
B. E = 4,44 W kdq Φo
C. E = 44,4 f W kdq Φo
D. E = 4,44 f W Φo
- Câu 6 : Để đảm bảo công suất đồng thời nâng cao tính ổn định của nguồn điện lưới, các máy phát điện thường được ghép song song với nhau và cùng hòa vào lưới điện chung. Muốn đóng mạch để các máy phát điện đồng bộ làm việc song song với nhau phải thỏa mãn điều kiện sau đây:
A. Điện áp của máy phát điện phải bằng và trùng pha với điện áp của mạng điện.
B. Tần số của máy phát điện phải bằng tần số của mạng điện.
C. Thứ tự pha của máy phát phải giống thứ tự pha của lưới điện.
D. Phải thỏa mãn đồng thời cả 3 điều kiện a, b và c.
- Câu 7 : Tác dụng của từ trường phần ứng Φ lên từ trường của cực từ phần cảm Φo được gọi là phản ứng phần ứng.
A. Trong mọi trường hợp Φo luôn có phương trùng với trục rôtor, có chiều đi ra từ cực bắc N
B. Trong mọi trường hợp Φo luôn có vuông góc với trục rôtor, có chiều đi ra từ cực bắc
C. Trong mọi trường hợp Φo luôn có phương trùng với trục rôtor, có chiều đi ra từ cực Nam
D. Trong mọi trường hợp Φo luôn có phương trùng với trục rôtor, có chiều vuông góc với trục rortor
- Câu 8 : Khi máy phát điện làm việc, rotor quay làm cho từ trường kích từ Φ0 của phần cảm cắt dây quấn stator và tạo ra trong mỗi pha của dây quấn stator một s.đ.đ cảm ứng E0. Dây quấn stator nối với tải cung cấp dòng tải I lại tạo ra từ trường phần ứng Φ.
A. Từ thông phần ứng Φ luôn quay bất đồng bộ với từ thông phần cảm Φo
B. Sức điện động E0 luôn chậm pha so với Φ0 một góc 900
C. Sức điện động E0 luôn nhanh pha so với Φ0 một góc 900
D. Góc lệch pha giữa E0 và I không phụ thuộc vào tính chất của phụ tải
- Câu 9 : Khi máy phát điện làm việc, rotor quay làm cho từ trường kích từ Φ0 của phần cảm cắt dây quấn stator và tạo ra trong mỗi pha của dây quấn stator một s.đ.đ cảm ứng E0. Dây quấn stator nối với tải cung cấp dòng tải I lại tạo ra từ trường phần ứng Φ. Góc lệch pha giữa E0 và I sẽ phụ thuộc vào tính chất của phụ tải. Trường hợp tải thuần trở thì:
A. E0 và I cùng pha, tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng ngang trục.
B. E0 và I ngược pha, tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng dọc trục.
C. E0 và I cùng pha, tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng dọc trục.
D. E0 và I ngược pha, tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng ngang trục.
- Câu 10 : Khi máy phát điện làm việc, rotor quay làm cho từ trường kích từ Φ0 của phần cảm cắt dây quấn stator và tạo ra trong mỗi pha của dây quấn stator một s.đ.đ cảm ứng E0. Dây quấn stator nối với tải cung cấp dòng tải I lại tạo ra từ trường phần ứng Φ. Góc lệch pha giữa E0 và I sẽ phụ thuộc vào tính chất của phụ tải. Trường hợp tải thuần cảm thì:
A. I chậm pha sau E0 một góc 900. Lúc này Φ cùng pha với I và ngược chiều với Φ0.
B. Tác dụng của Φ lên Φ0 được gọi là phản ứng phần ứng dọc trục khử từ, có tác dụng làm tăng từ trường tổng.
C. I nhanh pha hơn E0 một góc 900. Lúc này Φ cùng pha với I và ngược chiều với Φ0.
D. Tác dụng của Φ lên Φ0 được gọi là phản ứng phần ứng ngang trục, có tác dụng làm méo dạng từ trường tổng.
- Câu 11 : Khi máy phát điện làm việc, rotor quay làm cho từ trường kích từ Φ0 của phần cảm cắt dây quấn stator và tạo ra trong mỗi pha của dây quấn stator một s.đ.đ cảm ứng E0. Dây quấn stator nối với tải cung cấp dòng tải I lại tạo ra từ trường phần ứng Φ. Góc lệch pha giữa E0 và I sẽ phụ thuộc vào tính chất của phụ tải. Trường hợp tải điện dung thì:
A. I vượt trước E0 một góc 900. Lúc này Φ cùng pha với I và Φ0.
B. I chậm pha hơn E0 một góc 900. Lúc này Φ cùng pha với I và Φ0.
C. Tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng ngang trục. Phản ứng này làm méo dạng từ trường tổng.
D. Tác dụng của Φ lên Φ0 trong trường hợp này gọi là phản ứng phần ứng dọc trục. Phản ứng này làm giảm từ trường tổng.
- Câu 12 : Máy điện một chiều là loại máy điện sử dụng với mạng điện một chiều.
A. Máy có thể vận hành ở chế độ máy phát hoặc chế độ động cơ
B. Máy điện một chiều chỉ có thể vận hành ở chế độ máy phát
C. Máy điện một chiều chỉ có thể vận hành ở chế độ động cơ
D. Máy điện một chiều có thể sử dụng với mạng điện xoay chiều
- Câu 13 : Cấu tạo của máy điện một chiều gồm có:
A. 3 bộ phận chính: phần cảm, phần ứng và cổ góp điện.
B. 2 bộ phận chính: phần cảm, phần ứng.
C. 3 bộ phận chính: phần cảm, phần ứng và phần kích từ.
D. 3 bộ phận chính: Rotor, stator và phần kích từ.
- Câu 14 : Mômen quay của động cơ điện một chiều:
A. Tỷ lệ thuận với dòng điện phần ứng và từ thông
B. Tỷ lệ thuận với dòng điện phần ứng và tỷ lệ nghịch với từ thông
C. Tỷ lệ nghịch với dòng điện phần ứng và tỷ lệ thuận với từ thông
D. Tỷ lệ nghịch với dòng điện phần ứng và từ thông
- Câu 15 : Dựa vào phương pháp nối dây máy phát điện một chiều tự kích từ chia ra làm:
A. 3 loại: kích từ song song; kích từ nối tiếp và kích từ hỗn hợp.
B. 2 loại: kích từ song song; kích từ nối tiếp.
C. 2 loại: tự kích từ và không có kích từ.
D. 2 loại: kích từ vừa song song vừa nối tiếp.
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4