Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa học trường THPT T...
- Câu 1 : Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ?
A axit glutamic.
B amilopectin.
C glyxin
D anilin.
- Câu 2 : Dung dịch chất phản ứng với đá vôi giải phóng khí cacbonic là
A rượu uống.
B bột ngọt (mì chính).
C giấm.
D đường ăn.
- Câu 3 : Cho 6,675 gam một -amino axit X (phân tử có 1 nhóm -NH2; 1 nhóm –COOH) tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 8,633 gam muối. Phân tử khối của X bằng
A 89.
B 75.
C 117.
D 97.
- Câu 4 : Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết
A ion.
B cho- nhận.
C cộng hóa trị.
D hiđro.
- Câu 5 : Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là
A metyl acrylat.
B etyl axetat.
C
propyl fomat.
D metyl axetat.
- Câu 6 : Cho các chất sau: phenol, khí sunfurơ, toluen, ancol benzylic, isopren, axit metacrylic, vinyl axetat, phenyl amin, axit axetic. Số chất phản ứng được với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường là
A 6
B 4
C 3
D 5
- Câu 7 : Lên men m gam glucozơ để điều chế ancol etylic với hiệu suất phản ứng 80% thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A 36.
B 45.
C 57,6.
D 28,8.
- Câu 8 : Phenol phản ứng được với dung dịch
A KCl.
B CH3CH2OH.
C HCl.
D NaOH.
- Câu 9 : Đun hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic (có axit H2SO4 đặc xúc tác) sẽ xảy ra phản ứng
A este hóa.
B trùng hợp.
C trùng ngưng.
D xà phòng hóa.
- Câu 10 : Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là
A C2H5OH.
B CH3CHO.
C CH3COOH.
D C2H6.
- Câu 11 : Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch metylamin, màu quỳ tím chuyển thành
A xanh.
B đỏ.
C vàng.
D tím.
- Câu 12 : Chất không tham gia phản ứng tráng bạc là
A axit fomic.
B anđehit axetic.
C fructozơ.
D saccarozơ.
- Câu 13 : Chất tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol là
A insulin.
B triolein.
C fibroin.
D isoamyl axetat
- Câu 14 : Cho Cu tác dụng với HNO3 đặc thu được khí có màu nâu đỏ là
A NO.
B N2.
C N2O.
D NO2.
- Câu 15 : Chất Z có phản ứng với dung dịch HCl còn khi phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo ra chất kết tủa. Chất Z là
A NaHCO3.
B CaCO3.
C Ba(NO3)2.
D AlCl3.
- Câu 16 : Chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A ozon.
B sắt.
C lưu huỳnh.
D flo.
- Câu 17 : Nguyên tố Cl (Z = 17) có số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là
A 7
B 5
C 1
D 3
- Câu 18 : Chất phụ gia E338 được dùng để điều chỉnh độ chua cho một số thực phẩm, nước giải khát (như Coca-Cola). Nó cung cấp một hương vị thơm, chua và là một hóa chất sản xuất được hàng loạt với chi phí thấp, số lượng lớn. Chất E338 chính là axit photphoric (axit orthophotphoric), chất này là
A axit đơn chức.
B axit 3 nấc.
C axit yếu.
D axit mạnh.
- Câu 19 : Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện
A kết tủa màu xanh.
B kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan.
C kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.
D kết tủa màu nâu đỏ.
- Câu 20 : Loại phân bón hóa học gây chua cho đất là
A (NH2)2CO.
B Ca3(PO4)2.
C KCl.
D NH4Cl.
- Câu 21 : Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?
A CO2.
B CO.
C NH3.
D H2S.
- Câu 22 : Nhiệt phân hoàn toàn m gam quặng đolomit (chứa 80% CaCO3.MgCO3 theo khối lượng, còn lại là tạp chất trơ) thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A 46.
B 28,75.
C 92.
D 57,5.
- Câu 23 : Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam FeO trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch có chứa m gam muối và V khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V (đktc) là
A 1,68.
B 1,12.
C 5,6.
D 3,36.
- Câu 24 : Cho phản ứng N2 + 3H2 2NH3 là phản ứng tỏa nhiệt. Hiệu suất tạo thành NH3 bị giảm nếu
A tăng áp suất, tăng nhiệt độ.
B giảm áp suất, tăng nhiệt độ.
C giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
D tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
- Câu 25 : Trung hòa 300ml dung dịch hỗn hợp HCl và HNO3 có pH=2 cần V (ml) dung dịch NaOH 0,02M. Giá trị của V là
A 300.
B 150.
C 200.
D 250
- Câu 26 : Phản ứng sau đây không xảy ra là
A Zn + P
B O2 + Ag
C O3 + CH4
D S + Hg
- Câu 27 : Trong nước Gia-ven có chất oxi hóa là
A clo.
B natri clorat.
C natri clorua
D natri hipoclorit.
- Câu 28 : Cho các chất: glucozơ, anbumin, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Số chất có thể bị thủy phân trong cơ thể người nhờ enzim thích hợp là
A 3
B 5
C 4
D 2
- Câu 29 : Cho hỗn hợp X gồm 2 axit: axit axetic và axit fomic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch trong đó CH3COONa có nồng độ là 7,263%. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và sự thuỷ phân của các muối không đáng kể. Nồng độ phần trăm của HCOONa trong dung dịch sau phản ứng có giá trị gần nhất bằng
A 6%.
B 9%.
C 12%.
D 1%.
- Câu 30 : Phát biểu nào sau đây là sai?
A Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch.
B Công nghiệp silicat gồm ngành sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng từ các hợp chất thiên nhiên của silic và các hóa chất khác.
C Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống nấm mốc.
D Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc trong lò điện để sản xuất phân lân nung chảy.
- Câu 31 : Trong có thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF; (2) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc); (3) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng; (4) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng; (5) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc; (6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2; (7) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng); (8) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng; (9) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH; (10) Cho khí O3 tác dụng với Ag. Số thí nghiệm tạo ra khí đơn chất là
A 7
B 8
C 5
D 6
- Câu 32 : Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là
A 8,4 gam.
B 19,45 gam.
C 20,25 gam.
D 19,05 gam.
- Câu 33 : Cho hình vẽ mô tả thí thí nghiệm như sau: Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh
A tính tan nhiều trong nước của HCl.
B tính bazơ của NH3.
C tính tan nhiều trong nước của NH3.
D tính axit của HCl.
- Câu 34 : Khí hóa lỏng - khí gas hay còn gọi đầy đủ là khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas) có thành phần chính là propan C3H8 và butan C4H10. Việc sản sinh ra các loại chất khí NOx, khí độc và tạp chất trong quá trình cháy thấp cũng như sử dụng thuận tiện, tỏa nhiệt cao đã làm cho LPG trở thành một trong những nguồn nhiên liệu được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đây là nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch nên vẫn thải ra một lượng khí CO2 nhất định. Trong đời sống, các hộ gia đình sử dụng LPG làm nhiên liệu, chất đốt trong sinh hoạt theo hình thức sử dụng bình gas 12kg. Nếu một gia đình sử dụng hết 1 bình gas 12kg trong 45 ngày để đun nấu thì trung bình 1 ngày sẽ thải vào khí quyển lượng CO2 vào khoảng bao nhiêu, giả thiết loại gas đó có thành phần theo thể tích của propan và butan là 40% và 60%, phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn?
A 18,32 gam.
B 825 gam.
C 806 gam.
D 18,75 gam.
- Câu 35 : Cho 2,16 gam kim loại R (hóa trị không đổi) vào cốc đựng 250 gam dung dịch Cu(NO3)2 3,76% màu xanh đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ phần không tan thu được dung dịch không màu có khối lượng 247,152 gam. Kim loại R là
A Mg.
B Ca.
C Al.
D Na.
- Câu 36 : Cho các phát biểu sau: (1) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử; (2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen; (3) Amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1; (4) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren; (5) Phenol có tính axit nên dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ; (6) Trong công nghiệp, axeton va phenol được sản xuất từ cumen; (7) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực; (8) Để khử mùi tanh của cá người ta thường dùng dung dịch dấm ăn.Số phát biểu đúng là
A 5
B 6
C 3
D 4
- Câu 37 : Peptit A có phân tử khối nhỏ hơn 300. Trong A có 43,64%C; 6,18%H; 34,91%O; 15,27%N về khối lượng. Thủy phân hoàn toàn 2,75 gam A trong dung dịch axit vô cơ thu được 3,11 gam hỗn hợp các amino axit trong đó có amino axit Z là hợp chất phổ biến nhất trong protein của các loại hạt ngũ cốc, trong y học được sử dụng trong việc hỗ trợ chức năng thần kinh, muối mononatri của Z dùng làm bột ngọt (mì chính)…. Phát biểu sau đây không đúng về A là
A Có 6 công thức cấu tạo thỏa mãn.
B Tổng số nguyên tử H và N bằng 2 lần số nguyên tử C.
C Có ít nhất 1 gốc Gly.
D Tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3.
- Câu 38 : Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong 250,0ml dung dịch H2SO4 3,6M (đặc, dư, đun nóng) thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A 6,72.
B 3,36.
C 4,48.
D 5,60.
- Câu 39 : Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lit (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong X là
A 12,20%.
B 13,56%.
C 20,20%.
D 40,69%.
- Câu 40 : Hiđrat hóa hỗn hợp etilen và propilen có tỉ lệ mol 1:3 khi có mặt axit H2SO4 loãng thu được hỗn hợp ancol X. Lấy m gam hỗn hợp ancol X cho tác dụng hết với Na thấy bay ra 448 ml khí (đktc). Oxi hóa m gam hỗn hợp ancol X bằng O2 không khí ở nhiệt độ cao và có Cu xúc tác được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 2,808 gam bạc kim loại. Phần trăm số mol propan-1-ol trong hỗn hợp là
A 25%.
B 75%.
C 7,5%.
D 12,5%.
- Câu 41 : Cho x gam Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z thì đồ thị biểu diễn lượng kết tủa phụ thuộc vào lượng OH- như sau: Giá trị của x là
A 27,0.
B 26,1.
C 32,4.
D 20,25.
- Câu 42 : Cho x gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử C2H8O3N2 và C4H12O4N2 đều no mạch hở tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 5,6 lit hỗn hợp khí Y gồm 2 chất hữu cơ đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm có tỉ khối so với H2 bằng 19,7 và dung dịch Z có chứa m gan hỗn hợp 3 muối. Giá trị của m là
A 27,45.
B 19,55.
C 29,25.
D 25,65.
- Câu 43 : Hòa tan m gam Mg trong 500ml dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 0,4M và Cu(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) có tỉ khối của X so với H2 là 6,2 gồm N2 và H2, dung dịch Y và 2 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị m là
A 6,68.
B 4,68.
C 5,08.
D 5,48.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein