Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH môn hóa năm 2015, Đề...
- Câu 1 : PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ.
A 6154,14m3.
B 2915m3.
C 1414m3.
D 5883,24m3.
- Câu 2 : Nung 0,935 gam quặng cromit với chất oxi hóa để oxi hóa toàn bộ crom thành CrO42-. Hòa tan sản phẩm vào nước, phân hủy hết chất oxi hóa, axit hóa dung dịch bằng H2SO4 rồi thêm 50,0 ml dung dịch FeSO4 0,08M vào. Để chuẩn độ FeSO4 dư cần 14,85 ml dung dịch KMnO4 0,004M. Hàm lượng crom có trong quặng là
A 7,97%.
B 6,865%.
C 15,9%.
D 3,43%.
- Câu 3 : Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol no, đơn chức Z. Cho 7,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc). Mặt khác, thực hiện phản ứng oxi hóa không hoàn toàn 7,6 gam X bằng CuO dư (to) đến phản ứng hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam kết tủa. Z là
A propan-1-ol.
B propan-2-ol.
C etanol.
D butan-2-ol.
- Câu 4 : Cho các chất sau: Al, ZnO, CH3COONH4, KHSO4, H2NCH2COOH, H2NCH2COONa, KHCO3, Pb(OH)2, ClH3NCH2COOH, HOOCCH2CH(NH2)COOH. Số chất có tính lưỡng tính là:
A 7
B 6
C 8
D 5
- Câu 5 : Cho 12,75 gam hỗn hợp Na và K vào bình chứa một axit cacboxylic X, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 28,05 gam chất rắn và thấy khối lượng bình chứa tăng 12,45 gam. CTCT của axit X là
A HOOC-CH2-COOH.
B CH2=CHCOOH.
C CH3CH2COOH.
D HOOC-COOH.
- Câu 6 : Cho các chất sau: propyl clorua, ancol benzylic, vinyl clorua, phenyl amoniclorua, phenyl clorua, natri phenolat, benzyl bromua, anilin. Số chất tác dụng được với dd NaOH loãng khi đun nóng là
A 5
B 2
C 3
D 4
- Câu 7 : Một hỗn hợp gồm saccarozơ và mantozơ phản ứng với dd AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. Đun nóng lượng hỗn hợp trên với dd H2SO4 loãng, trung hòa sản phẩm bằng NaOH dư, lại cho tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu 19,44 gam Ag. Khối lượng saccarozơ có trong hỗn hợp ban đầu là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A 10,26 gam.
B 20,52 gam.
C 12,825 gam.
D 25,65 gam.
- Câu 8 : Tách hiđro từ ankan X thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất có tỉ khối so với hiđro bằng 13,75. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 2,64 gam CO2 và 1,44 gam H2O. CTPT của ankan và hiệu suất phản ứng anken hóa là
A C2H6; 80%.
B C2H6; 60%.
C C3H8; 60%.
D C3H8; 80%.
- Câu 9 : Vàng không tan trong
A nước cường thủy.
B dd HNO3.
C thủy ngân.
D dd KCN (có mặt oxi).
- Câu 10 : Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lit CO2 (đktc) bằng 2,5 lit dd KOH có nồng độ x mol/l thu được dd X. Nhỏ từ từ đến hết 450ml dd H2SO4 1,02M (loãng) vào dd X thì thấy có 4,48 lit khí thoát ra (đktc).
A 0,28.
B 0,4.
C 0,64.
D 0,16.
- Câu 11 : Đốt cháy V ml cồn etylic thu được 28,16 gam CO2 và 35,28 gam H2O. Nếu đem V ml cồn trên cho phản ứng với Na dư thì thu được thể tích H2 (đktc) là
A 14,784 lit.
B 11,2 lit
C 7,168 lit.
D 3,584 lit.
- Câu 12 : Khi cho dd NH4Cl vào dd NaAlO2; dd Na2CO3 vào dd Fe2(SO4)3; dd K2S vào dd Al(NO3)3 thì hiện tượng quan sát được là
A đều vừa có kết tủa vừa có khí bay ra.
B đều thấy xuất hiện kết tủa sau đó tan dần.
C đều thấy xuất hiện kết tủa.
D đều có khí bay ra.
- Câu 13 : Có các nhận định sau đây:
A 2
B 4
C 1
D 3
- Câu 14 : Dùng một lượng dd H2SO4 nồng độ 20%, đun nóng để hòa tan vừa đủ a mol CuO. Sau phản ứng làm nguội dd đến 100oC thì khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dd là 30,7 gam. Biết rằng độ tan của dd CuSO4 ở 100oC là 17,4 gam. Giá trị của a là
A 0,1
B 0,2
C 0,25
D 0,15
- Câu 15 : Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng cho dd xanh lam là:
A axetilen, glucozơ, fructozơ, mantozơ.
B saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, mantozơ.
C glixerol, glucozơ, anđehit axetic, mantozơ.
D glixerol, glucozơ, fructozơ, mantozơ.
- Câu 16 : Cho các dãy chuyển hóa.
A ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa
B ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa.
C ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa.
D Đều là ClH3NCH2COONa.
- Câu 17 : Một dd X chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Ca2+; x mol HCO3- và y mol Cl-. Cô cạn dd X rồi lấy chất rắn mang nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng 17,08 gam. Giá trị của x và y lần lượt là
A 0,16 mol và 0,24 mol.
B 0,25 mol và 0,15 mol.
C 0,24 mol và 0,16 mol.
D 0,2 mol và 0,2 mol.
- Câu 18 : Thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thu được 14,85 gam glyxin. Số mắt xích glyxin trong X là (biết phân tử khối của X là 50.000):
A 201
B 200
C 189
D 198
- Câu 19 : Cho isopren tác dụng HBr theo tỉ lệ mol 1:1 thu được tối đa x dẫn xuất monobrom (không kể đồng phân hình học). Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 (chiếu sáng) thu được tối đa y dẫn xuất monoclo. Mối liên hệ giữa x, y là
A x - y = 2.
B x - y = 1.
C x = y.
D y - x = 1.
- Câu 20 : Nhúng một thanh magie vào dd có chứa 0,4 mol Fe2(SO4)3 và 0,05 mol CuSO4 sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam. Khối lượng magie đã phản ứng là
A 25,2 gam.
B 18,48 gam.
C 18,0 gam.
D 30,0 gam.
- Câu 21 : Để nhận biết được các chất riêng biệt sau (chất lỏng hoặc dung dịch): anilin; ancol etylic; natriphenolat; toluen ta chỉ cần dùng duy nhất một thuốc thử (thực hiện một lượt thử duy nhât) là
A dd HCl.
B dd nước brom.
C quỳ tím.
D Cu(OH)2/OH-.
- Câu 22 : Chất hữu cơ X mạch hở, không chứa liên kết (-O-O-) và có công thức phân tử là C3H6On.Biết X chỉ chứa một loại nhóm chức, số đồng phân cấu tạo có thể có của X là
A 6
B 5
C 7
D 4
- Câu 23 : Để tách được phenol ra khỏi hỗn hợp gồm phenol, anilin và benzen ta cần dùng lần lượt các hóa chất là (các dụng cụ cần thiết có đủ)
A dd nước brom; KOH/C2H5OH.
B dd NaOH; khí CO2.
C dd HCl; dd nước brom.
D dd HCl; dd NaOH.
- Câu 24 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este đơn chức no, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Đun lượng este này với 50ml dd KOH 1M rồi cô cạn dd sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 4,48 gam hỗn hợp chất rắn gồm 2 chất. Công thức của hai este trong hỗn hợp đầu là
A HCOOC3H7 và HCOOC2H5.
B CH3COOCH3 và C2H5COOC2H5.
C CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.
D CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.
- Câu 25 : Cho các chất: C2H2, CH3CH2OH,CH3CH3, C2H4(OH)2, CH3COOCH=CH2, C2H4, CH3CHBr2. Số chất bằng một phản ứng tạo ra axetanđehit là
A 7
B 4
C 5
D 6
- Câu 26 : Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 200ml dd HNO3 2M, thu được một chất khí (sản phẩm khử duy nhất) không màu, hóa nâu trong không khí, và có một kim loại dư. Sau đó cho thêm dd H2SO4 2M, thấy chất khí trên tiếp tục thoát ra, để hoà tan hết kim loại cần 33,33ml. Khối lượng kim loại Cu trong hỗn hợp là
A 29,2 gam.
B 5,6 gam.
C 6,4 gam.
D 3,6 gam.
- Câu 27 : Hòa tan 2,7 gam bột nhôm vào 100ml dd gồm NaNO3 0,3M và NaOH 0,8M. Kết thúc phản ứng thu được V lit hỗn hợp khí (đktc). Giá trị của V là
A 2,688.
B 0,84.
C 1,344.
D 3,36.
- Câu 28 : Có các hợp chất sau: C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH, C6H13OH, C6H14, C3H5(OH)3, CH3NH2, C2H5Br, C6H6 và C6H12O6 (glucozơ). Trong các chất này có x chất tan tốt trong nước, y chất ít tan trong nước và z chất hầu như không tan. Các giá trị x, y và z lần lượt bằng
A 4, 1 và 5.
B 4, 2 và 4.
C 5, 2 và 3.
D 5, 3 và 2.
- Câu 29 : Hỗn hợp khí X gồm NH3 và metylamin có tỉ khối hơi so với CO2 là 0,45. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng oxi vừa đủ thu được 26,7 gam hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Giá trị của m là
A 11,88 gam
B 5,94 gam.
C 19,8 gam.
D 9,9 gam.
- Câu 30 : Xếp theo thứ tự độ phân cực tăng dần của liên kết O-H trong phân tử của các chất C2H5OH (1); CH3COOH (2); CH2=CH-COOH (3); C6H5OH (4); CH3C6H4OH (5); C6H5CH2OH (6) là
A (6) < (1) < (5) < (4) < (2) < (3).
B (1) < (6) < (5) < (4) < (2) < (3).
C (1) < (6) < (4) < (5) < (3) < (2).
D (1) < (6) < (4) < (5) < (2) < (3).
- Câu 31 : Hòa tan hết 4,68 gam một kim loại trong 100ml dd HCl thu được dd A và 1,344 lit khí (đktc). Cô cạn dd A thu được 8,2 gam chất rắn khan. Nồng độ mol của dd HCl đã dùng là
A 0,5M.
B 1,2M.
C 0,6M.
D 0,8M.
- Câu 32 : Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dd B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
A 2 đơn chất và 2 hợp chất
B 3 đơn chất.
C 1 đơn chất và 2 hợp chất.
D 2 đơn chất và 1 hợp chất.
- Câu 33 : Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 28. Lấy 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) cho đi qua bình đựng V2O5 nung nóng. Hỗn hợp thu được cho lội qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 33,51 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 là
A 60%.
B 25%.
C 95,88%.
D 40%.
- Câu 34 : Dãy các chất có cấu tạo tinh thể phân tử là
A nước đá, naphtalen, iot.
B than chì, kim cương, silic.
C iot, nước đá, kali clorua.
D iot, naphtalen, kim cương.
- Câu 35 : Điện phân có màng ngăn với điện cực trơ 400ml dd hỗn hợp gồm CuSO4 nồng độ x mol/l và NaCl 1M với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Sau khi ngừng điện phân thấy khối lượng dd tạo thành bị giảm so với ban đầu là 10,4 gam. Giá trị của x là
A 0,129M.
B 0,2M.
C 0,125M.
D 0,1M
- Câu 36 : Cho các khí sau đây tác dụng với nhau từng đôi một: NH3, O2, H2S, CO2, Cl2. Số phản ứng oxi hoá- khử xảy ra là
A 3
B 4
C 2
D 5
- Câu 37 : Hòa tan hoàn toàn 65,45 gam hỗn hợp X gồm CuCO3, ZnCO3, Na2CO3 (trong đó số mol CuCO3 bằng số mol ZnCO3) trong 500ml dd hỗn hợp gồm HCl 2M và H2SO4 0,5M thu được 13,44 lit khí (đktc) và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m gam muối. Giá trị của m là
A 74,55≤ m ≤ 78,3
B 78,3.
C 74,55≤ m ≤ 89,25
D 74,55.
- Câu 38 : Cho 27,48 gam axit picric vào bình kín dung tích 20 lít rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí gồm CO2, CO, N2 và H2. Giữ bình ở 12230C thì áp suất của bình là P atm. Giá trị của P là:
A 6,624 atm
B 8,32 atm
C 7,724 atm
D 5,21 atm
- Câu 39 : X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit (amino axit có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được 26,4 gam CO2 và 3,36 lit N2 (đktc). Cho 0,2 mol Y tác dụng với dd NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A 19,4.
B 100
C 77,6.
D 48.
- Câu 40 : Xà phòng hóa 15,8 gam chất hữu cơ Y có CTPT C7H10O4 bằng dd NaOH vừa đủ thu được một muối của axit hữu cơ đa chức và 9 gam hỗn hợp 2 ancol mạch hở. CTCT thu gọn của Y là
A CH3OOCCH2COOCH2CH=CH2.
B CH3OOCCH=CHCOOCH2CH3
C CH3CH2OOCCH2COOCH=CH2.
D CH3OOCCH2COOCH=CH-CH3.
- Câu 41 : Trong số các polime sau đây: tơ tằm; sợi bông; len; tơ enan; tơ lapsan;; tơ visco; sợi đay; nilon-6,6; tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
A sợi bông; tơ nitron; tơ visco; sợi đay
B sợi bông; len; tơ enan; sợi đay.
C sợi bông; tơ nitron; len; tơ axetat; tơ visco
D tơ visco; sợi bông; sợi đay; tơ axetat.
- Câu 42 : Phát biểu sau đây đúng là
A Các chất giặt rửa như natri lauryl sunfat, natri đođecylbenzensunfonat, natri panmitat... thuộc loại xà phòng tổng hợp.
B Phân tử amilopectin có liên kết α-1,4-glicozit nên phân tử bị phân nhánh tại vị trí này.
C Phenyl axetat được điều chế bằng phản ứng este hóa giữa phenol với axit axetic.
D Axit nucleic là polieste của axit photphoric và pentozơ; axit nucleic gồm 2 loại là AND và ARN.
- Câu 43 : Để các vật dụng sau trong không khí ẩm:
A (I); (II); (IV).
B (I); (II); (III); (IV).
C (I); (III); (IV).
D (I); (IV).
- Câu 44 : Axit hữu cơ đơn chức no mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+1COOH. Số liên kết đơn trong phân tử axit này là
A 2n + 2.
B 2n + 3.
C 3n + 3.
D 3n + 2
- Câu 45 : Cation R2+ có 3 lớp electron trong đó có 4 electron ở phân lớp ngoài cùng. Nguyên tố R có đặc điểm:
A có số hiệu nguyên tử là 18.
B nguyên tử có 6 electron độc thân.
C là kim loại nhóm A.
D nguyên tử có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein