Đề ôn tập HK1 môn Hóa 12 năm học 2019-2020 Trường...
- Câu 1 : Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thuđược sản phẩm là:
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol
D. C17H33COOH và glixerol.
- Câu 2 : Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V đã dùng là:
A. 200ml.
B. 500ml.
C. 400ml.
D. 600ml.
- Câu 3 : Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
- Câu 4 : Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3(dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là:
A. 16,62 gam.
B. 10,8 gam.
C. 21,6 gam.
D. 32,4 gam.
- Câu 5 : Trong cácchất sau chất nào là amin bậc 3?
A. H2N-[CH2]6-NH2
B. CH3-CH(CH3)-NH2
C. CH3-NH-CH3
D. (CH3)3N
- Câu 6 : Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào dung dịch
A. ancol etylic.
B. Benzen.
C. Anilin.
D. axít axetic.
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2(ởđktc). Giá trị của m là:
A. 3,1 gam
B. 6,2 gam
C. 5,4 gam
D. 2,6 gam
- Câu 8 : Để chứng minh amino axít là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với :
A. dd KOH và dd HCl.
B. dd NaOH và dd NH3.
C. dd HCl và Na2SO4.
D. dd KOH và CuO.
- Câu 9 : Có các dung dịch riêng biệt sau :C6H5-NH3Cl(phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2COOK, CH3-NH3NO3.
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
- Câu 10 : Trong các chất dưới đây chất nào là đipeptit?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
- Câu 11 : Cho 7,5 gam axít amino axetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng khối lượng muối thu được là:( cho H=1, C=12, O=16, Cl=35,5)
A. 43,00gam.
B. 44,00 gam.
C. 11,05 gam.
D. 11,15 gam.
- Câu 12 : Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là:
A. glyxin.
B. axit terephtaric.
C. axit axetic.
D. etylen glycol.
- Câu 13 : Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là:
A. CH3-CH2-Cl.
B. CH3-CH3.
C. CH2=CH-CH3.
D. CH3-CH2-CH3.
- Câu 14 : Cho các kim loại: Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl.
B. H2SO4 loãng.
C. HNO3 loãng.
D. KOH.
- Câu 15 : Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra:
A. Sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
B. Sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. Sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
- Câu 16 : Cho các hợp kim sau: Cu-Fe(I), Zn-Fe(II) Fe-C(III); Sn-Fe(IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III.
B. I, II và IV.
C. I, III và IV.
D. II, III và IV.
- Câu 17 : Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Cu, Al, Mg.
B. Cu, Al, MgO.
C. Cu, Al2O3, Mg.
D. Cu, Al2O3, MgO.
- Câu 18 : Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra:
A. sự khử Cl−.
B. Sự oxi hóa ion Cl-.
C. Sự oxi hóa ion Na+.
D. Sự khử ion Na+.
- Câu 19 : Hòa tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (đkc). Giá trị của m là (cho Fe=56, H=1, Cl=35,5)
A. 2,8.
B. 1,4.
C. 5,6.
D. 11,2.
- Câu 20 : Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí(đkc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot, Công thức muối clorua đã điện phân là:
A. NaCl.
B. CaCl2.
C. KCl.
D. MgCl2.
- Câu 21 : Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 22 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng)Tinh bột →X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3COOH.
B. CH3COOH, CH3OH.
C. CH3COOH, C2H5OH.
D. C2H4, CH3COOH.
- Câu 23 : Cho 22,5 gam C2H5NH2 tác dụng với 200ml dung dịch HCl x(M). Sau phản ứng xong thu được dung dịch có chứa 44,4 gam chất tan. Giá trị của x là:
A. 2.6 M.
B. 2.5M.
C. 2,72M.
D. 3M
- Câu 24 : Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenyl amoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH(trong dung dịch) là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
- Câu 25 : Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozo → X → Y → cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. CH2CH2OH và CH3CHO.
B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3.
D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.
- Câu 26 : Phân tử khối trung bình của PVC là 750.000. Hệ số polime hóa của PVC là:
A. 12.000.
B. 15.000
C. 24.000.
D. 25.000.
- Câu 27 : Cho 500 gam bezen phản ứng với HNO3(đặc) có mặt H2SO4 đặc, sản phẩm thu được đem khử thành anilin. Nếu hiệu suất chung của quá trình là 78% thì khối lượng anilin thu được là:
A. 456 gam.
B. 564 gam.
C. 465 gam.
D. 546 gam.
- Câu 28 : Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất trên là:
A. quỳ tím.
B. kim loai Na.
C. dung dịch Br2.
D. Dung dịch NaOH.
- Câu 29 : Chất nào sau đây được dùng làm thuốc súng không khói:
A. [C6H7O2(ONO2)3]n.
B. [C6H7O2(OCOCH3)3]n.
C. [C6H7O2(ONO3)3]n.
D. [C6H7O2(NO2)3]n.
- Câu 30 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
B. Chất béo không tan trong nước
C. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.
D. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
- Câu 31 : Dung dịch FeSO4 có lẩn tạp chất là CuSO4. Để loại bỏ tạp chất này, ta có thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Zn.
B. Fe.
C. Ag.
D. Cu.
- Câu 32 : Tính chất hóa học chung của kim loại là:
A. tính hoạt động mạnh.
B. tính oxi hóa.
C. tính khử.
D. tính khử và tính oxi hóa.
- Câu 33 : Từ 1 tấn khoai chứa 81% tinh bột có thể điều chế bao nhiêu tấn ancol etylic nguyên chất (giả sử hiệu suất 100%)
A. 0,23 tấn.
B. 0,81 tấn.
C. 0,92 tấn
D. 0,46 tấn.
- Câu 34 : Cho 19,76 hỗn hợp gồm metyl amin , anilin, alanin tác dụng vừa đủ với 340 ml dung dịch HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối có khối lượng là:
A. 36,925 gam.
B. 25,965 gam.
C. 35,125 gam.
D. 33,16 gam.
- Câu 35 : Axit amino axetic không tác dụng với:
A. CaCO3.
B. H2SO4 loãng.
C. CH3OH.
D. KCl.
- Câu 36 : Dãy hợp chất nào sau đây thuộc loại tơ hóa học?
A. tơ nhện, tơ visco, tơ nilon.
B. len lông cừu, tơ axetat, tơ nitron.
C. tơ visco, tơ nilon-6, tơ tằm.
D. tơ axetat, tơ clorin, tơ nilon-6,6.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein