Đề luyện thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2021 số 1...
- Câu 1 : G không còn tiền để mua quà tặng cho người yêu nhân dịp 20/10 nên đã chót trộm của bạn cùng lớp 2 trăm ngàn đồng. Vậy G vi phạm
A. Kỉ luật.
B. Dân sự.
C. Hình sự.
D. Hành chính.
- Câu 2 : Việc làm nào sau đây là xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác?
A. Cha mẹ nhắc nhở phê bình con mắc lỗi
B. Trêu đùa bạn trong lớp
C. Nói xấu người khác trên facebook
D. Góp ý, kiểm điểm bạn vi phạm nội quy
- Câu 3 : Cả ba doanh nghiệp M, N và Q cùng sản xuất một loại hàng hóa X có chất lượng như nhau nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau: Doanh nghiệp M là 3 giờ, doanh nghiệp N là 2,5 giờ, doanh nghiệp Q là 3,5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra mặt hàng này là 3 giờ. Doanh nghiệp nào dưới đây đã vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị?
A. Doanh nghiệp M.
B. Doanh nghiệp Q.
C. Doanh nghiệp N.
D. Doanh nghiệp Q và M.
- Câu 4 : Nhận xét nào sau đây không đúng về vi phạm pháp luật?
A. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi và là người có năng lực trách nhiệm pháp lý.
B. Chủ thể vi phạm pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
C. Chủ thể vi phạm pháp luật chỉ có thể là cá nhân.
D. Đây là hành vi trái luật của người vi phạm.
- Câu 5 : Trong gia đình anh H, hằng ngày cứ đi làm về là anh H lại ngồi xem tivi trong lúc chị M vừa trông con vừa phải lau dọn nhà cửa. Anh H còn mua chiếc xe máy 42 triệu đồng từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị M. Hành vi của anh H là vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
B. Quan hệ tài sản và chi tiêu trong gia đình.
C. Quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ tài sản.
- Câu 6 : Nhận định nào dưới đây không đúng với nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
A. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
B. Công dân dù làm bất cứ nghề gì, ở địa vị xã hội nào khi vi phạm pháp luật đều phải chịu sự trừng trị của pháp luật.
C. Phụ nữ có thai, hoặc đang trong thời kì nuôi con không phải chịu sự trừng trị của pháp luật.
D. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
- Câu 7 : Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân tuân thủ pháp luật
A. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh
B. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ
C. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
D. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt
- Câu 8 : Sự tháo xoắn và đóng xoắn của nhiễm sắc thể trong phân bào có ý nghĩa:
A. Thuận lợi cho sự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể.
B. Thuận lợi cho việc gắn nhiễm sắc thể vào thoi phân bào.
C. Giúp tế bào phân chia nhân một cách chính xác.
D. Thuận lợi cho sự tập trung của nhiễm sắc thể.
- Câu 9 : Đang học lớp 12 nhưng V được cha mẹ mua xe máy Exciter để đi học. K là bạn học cùng lớp khuyên V không nên đi xe phân khối lớp đến trường. M và J lại khuyên V cứ dùng xe Exciter đó đi học cho oai. Hành vi của những ai dưới đây không tuân thủ pháp luật?
A. Bạn V và K.
B. Bạn V, bạn M và J.
C. Mình bạn V.
D. Bạn M và J.
- Câu 10 : Quyền ứng cử của công dân được hiểu là:
A. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.
B. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện mà pháp luật quy định có thể được nhiều nơi giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội
C. Công dân có quyền tự mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.
D. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở một nơi.
- Câu 11 : Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm tạo ra các điểu kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ?
A. Các cơ quan và tổ chức đoàn thể.
B. Nhà nước và toàn bộ xã hội.
C. Các công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ.
D. Mọi công dân và các tổ chức.
- Câu 12 : Không ai được tự ý bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư , điện tín của người khác. Là một nội dung thuộc………
A. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Câu 13 : Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo:
A. yêu cầu của Viện Kiểm sát.
B. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
C. chỉ đạo của cơ quan điều tra.
D. yêu cầu của tòa án.
- Câu 14 : A và B cùng là học sinh lớp 12, do có thành tích học tập tốt nên A được lĩnh học bổng của nhà trường còn B thì không. Điều này thể hiện
A. sự cạnh tranh công bằng trong học tập.
B. công dân bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ.
C. mọi học sinh đều bình đẳng trong nhà trường.
D. sự khuyến khích của nhà trường đối với học sinh khá, giỏi.
- Câu 15 : Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Thường xuyên học tập và tuyên truyền pháp luật cho người xung quanh.
B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và, lợi ích của công dân.
C. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
D. Chủ động đấu tranh, tố giác tội phạm.
- Câu 16 : Ai là người đưa ra tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
A. Lenin
B. Hồ Chí Minh
C. Đặng Tiểu Bình
D. Phạm Văn Đồng
- Câu 17 : Nội dung nào dưới đây thể hiện bản chất của pháp luật?
A. Giai cấp và xã hội.
B. Tầng lớp và xã hội.
C. Giai cấp và công dân.
D. Tầng lớp và công dân.
- Câu 18 : Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. là một nội dung thuộc………..
A. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Câu 19 : Nhà nước ban hành chính sách giúp đỡ học sinh nghèo; học sinh là con em liệt sĩ, thương binh; trẻ em tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số; học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn nhằm
A. Khuyến khích phát huy sự sáng tạo của công dân.
B. Đảm bảo công bằng trong giáo dục.
C. Đảm bảo quyền học tập của công dân.
D. Phát triển đất nước.
- - 400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG môn Công dân cực hay có lời giải !!
- - Bộ đề ôn luyện thi THPTQG môn Công dân cực hay có đáp án !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 môn Công Dân có đáp án !!
- - 10 Đề thi thử THPTQG môn GDCD có đáp án !!
- - Ôn thi THPTQG môn GDCD lớp 12 có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG môn GDCD cực hay có đáp án !!
- - 160 Bài trắc nghiệm Công Dân ôn thi THPTQG cực hay có đáp án !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Công dân có đáp án !!
- - 20 đề thi thử thpt quốc gia môn GDCD cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG năm 2019 Môn GDCD cực hay có lời giải chi tiết !!