các bài toán hỗn hợp kim loại kiềm, kiềm thổ
- Câu 1 : Cho Na và K vào dung dịch CuCl2 từ từ đến dư, hiện tượng quan sát được là:
A Có khí thoát ra
B Có kết tủa màu xanh
C Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh
D Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh, sau đó tan ra
- Câu 2 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na, Ba, K vào nước thu được X gam khí H2. Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là
A (m + 142x) gam
B (m + 35,5x) gam
C (m +17,75x) gam
D (m + 71x) gam
- Câu 3 : Hoà tan vừa đủ 6 gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y có hoá trị tương ứng là I và II vào dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4, thì thu được 2,688 lít( đktc) hỗn hợp khí B gồm NO2 và SO2 và có tổng khối lượng là 5,88g. Cô cạn dung dịch sau cùng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A 14,12g
B 11,42g
C 12,14g
D 21,14g
- Câu 4 : Hòa tan hoàn toàn 3,1 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn vào nước , thu được 1 lít dung dịch có pH = 13. Hai kim loại đó và khối lượng của chúng trong hỗn hợp là:
A Na: 2,15 gam; K: 0,95 gam
B Na: 1,45 gam; K: 1,65 gam
C Na: 1,95 gam; K: 1,15 gam
D Na: 1,15 gam; K: 1,95 gam
- Câu 5 : Hòa tan hoàn toàn 17,88 g hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A,B và kim loại kiềm thổ M vào nước thu được dung dịch C và 0,24 mol khí H2 bay ra. Dung dịch D gồm H2SO4 và HCl trong đó số mol của HCl gấp 4 lần số mol của H2SO4. Để trugn hòa ½ dung dịch C cần hết V lít dung dịch D. Tổng khối lượng muối tạo thành trong phản ứng trung hòa là:
A 18,46 g
B 27,4g
C 36,92 g
D 16,84 g
- Câu 6 : Một hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B thuộc hia chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn có khối lượng 10,6 gam. Khi tác dụng với hỗn hợp Cl2 dư cho ra hỗn hợp hai muối nặng 31,9g. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên là:
A 2,4 và 9,2
B 2,5 và 8,1
C 3,6 và 7,0
D 1,4 và 9,2
- Câu 7 : Cho 0,5 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tan hoàn toàn vào nước được dung dịch X. Hấp thụ toàn bộ 2,24 lít hiđro clorua (đktc) vào X được dung dịch Y. pH của Y có giá trị trong khoảng nào?
A pH >=7
B pH < 7
C pH = 7
D pH > 7
- Câu 8 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và K vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (m+ 31,95) gam hỗn hợp chất rắn khan. Hòa tan hoàn toàn 2 m gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch Z. Cho từ từ hết dung dịch Z vào 0,5 lít dung dịch CrCl3 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là:
A 54 gam
B 20,6 gam
C 30,9 gam
D 51,5 gam
- Câu 9 : Cho 6,2 gam hỗn hợp gồm một số kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2(đktc) . Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn:
A 1,33 gam
B 3,13 gam
C 13,3 gam
D 3,31 gam
- Câu 10 : Cho 2,22 gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn . m là:
A 4,02
B 3,42
C 3,07
D 3,05
- Câu 11 : Cho một mẫu hợp kim Na – Ba tác dụng với nước dư, thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc) . Thể tích dung dịch H2SO4 2M càn dùng để trung hòa dung dịch X là:
A 150ml
B 75ml
C 60 ml
D 30ml
- Câu 12 : Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước thu được dung dịch X và 2,688 lit khí H2 (đktc) . Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 có tỉ lệ mol tương ứng: 4 : 1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y , tổng khối lượng các muối được tạo ra là
A 13,7
B 12,78
C 18,46
D 14,62
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein