Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây d...
- Câu 1 : Tốc độ cho phép lưu hành trên đường là phương án nào trong phương án sau:
A. Là tốc độ thiết kế của đường
B. Là tốc độ quy định theo cấp hạng kỹ thuật của đường
C. Là tốc độ tối thiểu xe chay trên đường
D. Là tốc độ lưu hành cho phép phụ thuộc vào tình trạng thực tế của đường do cơ quan quản lý đường quy định
- Câu 2 : Khi thiết kế trắc dọc đường ô tô cao tốc TCVN 5729: 2012quy định chiều dài tối thiểu tùy thuộc vào cấp đường và phải đủ để bố trí chiều dài đường cong đứng. Với đường cấp 100 ( Vtk = 100 km/h) chiều dài tối thiểu là bao nhiêu trong các phương án sau:
A. Chiều dài tối thiểu 300 mét
B. Chiều dài tối thiểu 250 mét
C. Chiều dài tối thiểu 200 mét
D. Chiều dài tối thiểu 150 mét
- Câu 3 : Khi thiết kế trắc dọc đường ô tô cao tốc TCVN 5729: 2012 quy định chiều dài tối đa đoan dốc tùy thuộc vào cấp đường và độ dốc dọc . Với đường cấp 100 ( Vtk = 100 km/h) và độ dốc dọc 4% chiều dài tối đa là bao nhiêu trong các phương án sau:
A. Chiều dài tối đa 700 mét
B. Chiều dài tối đa 800 mét
C. Chiều dài tối đa 900 mét
D. Chiều dài tối đa 100 mét
- Câu 4 : Để xác định hiệu ứng do tải trọng thường xuyên DC tác dụng lên cầu dầm liên tục thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng ta chất tải trọng này lên sơ đồ tính toán nào của kết cấu nhịp?
A. Sơ đồ dầm liên tục
B. Sơ đồ dầm giản đơn mút thừa
C. Sơ đồ đúc hẫng cân bằng
D. Sơ đồ kết cấu nhịp trước khi thực hiện đốt hợp long cuối cùng
- Câu 5 : Hãy cho biết cách tính hệ số phân bố ngang của cầu dầm và cầu bản đặt chéo một góc θ so với dòng chảy?
A. Tính như cầu đặt thẳng nhưng khoảng cách s giữa các dầm lấy bằng s/cosθ.
B. Tính như đối với cầu đặt thẳng sau đó nhân với hệ số điều chỉnh c1.
C. Tính như đối với cầu thẳng sau đó nhân với hệ số điều chỉnh tgθ/c1.
D. Tính như đối với cầu thẳng sau đó nhân với hệ số điều chỉnh 1- c1(tgθ)3/2.
- Câu 6 : Hãy giải thích tại sao tỉ lệ giữa chiều dài nhịp biên và chiều dài nhịp chính trong cầu dầm liên tục thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng lại không lấy theo tỉ lệ hợp lý đối với dầm liên tục là 0,8?
A. Để giảm chiều dài đoạn dầm đúc trên đà giáo cố định
B. Để giảm phản lực gối lên mố hoặc trụ biên
C. Để không xuất hiện mô men âm ở mặt cắt giữa nhịp chính
D. Để sơ đồ làm việc của kết cấu nhịp gần với sơ đồ đúc hẫng
- Câu 7 : Hãy cho biết sơ đồ được áp dụng để phân tích nội lực hộp dầm cầu bê tông thi công phân đoạn làm việc theo phương ngang cầu.
A. Tính theo sơ đồ bản kê hai cạnh.
B. Tính theo sơ đồ dầm liên tục.
C. Tính theo sơ đồ khung kín.
D. Tính theo sơ đồ bản kê bốn cạnh.
- Câu 8 : Xét ảnh hưởng của các tải trọng thi công đến nội lực tính toán của các dạng kết cấu nhịp cầu thi công theo phương pháp phân đoạn như thế nào?
A. Chỉ xét đối với sơ đồ kết cấu nhịp trong giai đoạn thi công, không xét trong giai đoạn khai thác.
B. Cộng tác dụng giai đoạn có sơ đồ thi công bất lợi nhất với hiệu ứng dỡ tải khi rút tải trọng thi công khỏi kết cấu nhịp.
C. Không ảnh hưởng đến nội lực tính toán vì tải trọng thi công chỉ xuất hiện tạm thời.
D. Xét với sơ đồ kết cấu nhịp trong giai đoạn thi công để kiểm tra, không cộng với hiệu ứng dỡ tải.
- Câu 9 : Những loại hình đường sắt nào cần thiết phải sử dụng đường ray không khe nối?
A. Đường sắt có tốc độ nhỏ hơn 120 km/h
B. Đường sắt cao tốc
C. Đường sắt đô thị
D. Cả đáp án b và c
- Câu 10 : Lực cản đường cong cần phải được xét tới trong trường hợp nào sau đây?
A. Khi tính toán vận tốc chạy tàu lớn nhất cho phép trên đường cong
B. Khi tính toán khối lượng đoàn tàu khai thác trên tuyến
C. Khi thiết kế độ dốc trắc dọc mà yếu tố trắc dọc này nằm trên đường cong
D. Cả ba đáp án trên
- Câu 11 : Khu vực điều chỉnh của đường sắt không khe nối dùng để:
A. Điều chỉnh khe hở mối nối ray
B. Điều chỉnh ứng suất nhiệt
C. Giải phóng ứng suất nhiệt
D. Cho ray co giãn tự do
- Câu 12 : Trên đường sắt không khe nối thì ray có được co giãn hay không?
A. Không được
B. Được co giãn ở khu vực điều chỉnh co giãn
C. Được co giãn ở khu vực co giãn
D. Cả hai đáp án b và đáp án c
- Câu 13 : Để đảm bảo tính hợp lý trong việc phối hợp thiết kế giữa bình đồ và trắc dọc, khi địa hình khó khăn thì việc lựa chọn bán kính đường cong, chiều dài hoãn hòa ở khu vực gần ga hoặc đỉnh dốc lớn như thế nào là hợp lý?
A. Bán kính lớn, chiều dài hoãn hòa lớn
B. Bán kính lớn, chiều dài hoãn hòa nhỏ
C. Bán kính nhỏ, chiều dài hoãn hòa nhỏ
D. Bán kính nhỏ, chiều dài hoãn hòa lớn
- Câu 14 : Hãy cho biết nguyên lý của phương pháp địa chấn (Seismic Method) để thăm dò địa chất công trình trong khảo sát xây dựng đường hầm?
A. Tạo chấn động tại một điểm và đo thời gian truyền sóng tới các đầu thu (geophon) đặt trên mặt đất.
B. Tạo chấn động tại một điểm và đo thời gian truyền sóng tới các đầu thu đặt dọc theo chiều sâu lỗ khoan xuyên qua các địa tầng.
C. Tạo chấn động tại nhiều điểm dọc theo chiều sâu lỗ khoan xuyên qua các địa tầng và đo thời gian truyền sóng tới các đầu thu đặt ở những điểm tương ứng trong một lỗ khoan khác.
D. Một trong ba biện pháp nêu trên.
- Câu 15 : Sự khác nhau giữa các loại neo đá sử dụng để chống đỡ đường hang trong đường hầm thi công theo phương pháp mỏ truyền thống và đường hầm thi công theo phương pháp NATM?
A. Khác nhau về cấu tạo.
B. Khác nhau về sơ đồ làm việc.
C. Khác nhau về tuổi thọ.
D. Khác nhau về vai trò của kết cấu.
- Câu 16 : Hãy cho biết ý nghĩa thực tế các lời giải của Kirsch phương trình trạng thái ứng suất biến dạng của nền đất xung quanh hang đào trong môi trường liên tục đàn hồi?
A. Dùng để tính các ứng suất tác dụng lên kết cấu chống đỡ của đường hầm.
B. Dùng để tính chuyển vị của hang đào.
C. Dùng để tính các ứng suất chính trong đánh giá độ bền theo tiêu chuẩn Mohr-Coulomb hoặc Hoek-Brown.
D. Dùng để tính toán độ ổn định của hang đào.
- Câu 17 : Tại sao trong công nghệ NATM lớp bê tông phun được yêu cầu phải mỏng và mềm?
A. Để thi công được nhanh chóng, kịp thời chống rơi lở cho vách hang
B. Lớp bê tông phun này chỉ là một lớp trát nên không cần dày để tiết kiệm chi phí
C. Để lớp này chuyển vị cùng với vách hang
D. Vì công nghệ phun không thể đắp dày được
- Câu 18 : Khi xem xét đến yếu tố sóng, hướng tuyến luồng nên được bố trí
A. Song song với hướng sóng
B. Vuông góc với hướng sóng
C. Tạo với hướng sóng tới góc khoảng 25-30 độ
D. Không phụ thuộc vào hướng sóng
- Câu 19 : Độ dằn của tầu (độ chìm xuống của tầu so với mực nước tĩnh) lớn nhất khi:
A. Vận tốc chạy tầu lớn và độ sâu chạy tầu nhỏ
B. Vận tốc chạy tầu lớn và độ sâu chạy tầu lớn
C. Vận tốc chạy tầu nhỏ và độ sâu chạy tầu lớn
D. Vận tốc chạy tầu nhỏ và độ sâu chạy tầu nhỏ
- Câu 20 : Khi kiểm tra mức độ khó khăn của quá trình hành hải, phương pháp nào sau đây được sử dụng:
A. Phương pháp thực nghiệm
B. Phương pháp chuyên gia
C. Phương pháp mô phỏng lái tầu
D. Cả 3 phương pháp trên
- Câu 21 : Xét tác dụng của lực căng các dây văng lên sự phân bố nội lực trong các bộ phận của kết cấu nhịp cầu dây văng như thế nào?
A. Đặt lực căng dây tại các nút liên kết dầm-dây của sơ đồ hoàn chỉnh
B. Lần lượt thay từng đôi dây bằng các lực căng vào sơ đồ hoàn chỉnh, sau đó cộng tác dụng
C. Lần lượt thay từng nhánh dây bằng lực căng vào sơ đồ hoàn chỉnh, sau đó cộng tác dụng
D. Tính theo trình tự lắp dây, thay từng nhánh dây bằng lực căng, sau đó cộng tác dụng
- Câu 22 : Ứng suất kéo khống chế tại các mối nối giữa các đốt đúc trong giai đoạn thi công đúc hẫng là giá trị nào sâu đây?
A. Không cho xuất hiện ứng suất kéo
B. \(0,63\sqrt{f'_c}\)
C. \(0,5\sqrt{f'_c}\)
D. \(0,25\sqrt{f'_c}\)
- Câu 23 : Lực nâng (hoặc ép xuống) của gió tác dụng lên cánh hẫng của dầm đúc hẫng trong giai đoạn thi công được tính như thế nào?
A. 1,25 kN/m2 × diện tích mặt cầu × sin 10°
B. 0,5 kN/m2 × diện tích mặt cầu × sin 10°.
C. 2,4 × 10-4 Mpa × diện tích mặt cầu.
D. Tính theo tải trọng gió đứng điều 3.8.2 ( 22TCN-272-05)
- Câu 24 : Độ bằng phẳng của mặt đường có thể dùng thước 3 mét để kiểm tra. Đối với mặt đường cấp cao A1 ( bê tông nhựa, bê tông xi măng) thì quy định nào đúng trong các phương án sau:
A. 70% số khe hở dưới 3mm và 30% số khe hở phải dưới 5 mm.
B. 20% số khe hở dưới 3mm và 80% số khe hở phải dưới 5 mm.
C. 30% số khe hở dưới 3mm và 70% số khe hở phải dưới 5 mm.
D. 40% số khe hở dưới 3mm và 60% số khe hở phải dưới 5 mm.
- Câu 25 : Trong tiêu chuẩn thiết kế đường quy định cao độ thiết kế nền đường. Quy định nào trong 4 trường hợp sau đây là đúng và đủ?
A. Cao độ thiết kế của nền đường là cao độ ở tim đường.
B. Cao độ thiết kế của nền đường là cao độ ở tim đường. Khi có hai nền đường độc lập sẽ có hai cao độ thiết kế trên hai mặt cắt dọc riêng biệt.
C. Cao độ thiết kế của nền đường là cao độ vai đường.
D. Cao độ thiết kế của nền đường là cao độ mép mặt đường.
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4