Câu hỏi trắc nghiệm Giải phẫu bệnh - Đề số 30
- Câu 1 : Thông liên thất với tên gọi là bệnh Roger, thuộc loại lỗ thông liên thất nào dưới đây:
A. Lỗ thông có kích thước nhỏ
B. Phần phễu, dưới vòng van động mạch chủ và động mạch phổi
C. Phần buồng nhận
D. Phần cơ bè giữa
- Câu 2 : Tim bẩm sinh có luồng thông trái-phải, trong quá trình tăng áp lực động mạch phổi thì xơ hóa nội mạc và lớp trung mạc thuộc giai đoạn nào dưới đây:
A. Giai đoạn 1 và 2
B. Giai đoạn 2 và 3
C. Giai đoạn 3 và 4
D. Giai đoạn 4, 5 và 6
- Câu 3 : Tim bẩm sinh có luồng thông phải – trái, dẫn tới các hậu quả sau, ngoại trừ:
A. Tăng số lượng hồng cầu
B. Giảm số lượng hồng cầu
C. Tăng độ nhớt của huyết tương
D. Tắc mạch não, áp xe não
- Câu 4 : Thông liên nhĩ chiếm tỷ lệ % nào trong tổng số các tim bẩm sinh:
A. 2,5%
B. 5%
C. 7,5%
D. 10%
- Câu 5 : Trong các bệnh tim bẩm sinh dưới đây, loại nào có nguy cơ Osler (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn) thấp nhất:
A. Thông liên thất
B. Thông liên nhĩ
C. Hẹp động mạch phổi
D. Hẹp động mạch chủ
- Câu 6 : Lứa tuổi tốt nhất để điều trị thông liên nhĩ bằng phẫu thuật là:
A. 3 tuổi
B. 5 tuổi
C. 10 tuổi
D. 15 tuổi
- Câu 7 : Các bệnh tim bẩm sinh có thể được chẩn đoán ở giai đoạn trước sinh, ngoại trừ:
A. Thông liên thất
B. Thông liên nhĩ
C. Còn ống động mạch
D. Tứ chứng Fallot
- Câu 8 : Loại nào trong số các loại hẹp động mạch chủ dưới đây, liên quan tới yếu tố gia đình:
A. Typ I : hẹp tại van động mạch chủ
B. Typ II: hẹp dưới van
C. Typ I và II
D. Typ II và III - hẹp trên van
- Câu 9 : Trong hẹp động mạch phổi dưới đây, loại nào hay gặp nhất:
A. Hẹp lỗ van động mạch phổi
B. Hẹp dưới phần phễu động mạch phổi
C. Hẹp phần phễu động mạch phổi
D. Hẹp trên van
- Câu 10 : Trong các tổn thương và dấu hiệu dưới đây, loại nào ít gặp nhất trong thấp tim:
A. Hạt Aschoff
B. Có tiền sử thường xuyên bị viêm họng với hiệu giá antistreptolysine O tăng cao trong huyết thanh
C. Viêm màng ngoài tim.
D. Có những tổn thương sùi lớn ở van hai lá
- Câu 11 : Tình trạng bệnh hoặc tổn thương nào dưới đây không liên quan đến viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:
A. Viêm amydal, viêm họng thường xuyên
B. Van tim đã bị hẹp hoắc vừa hẹp vừa hở
C. Tứ chứng Fallot
D. Xơ vữa động mạch
- Câu 12 : Thể Aschoff:
A. Là tổn thương cơ bản của thấp tim
B. Chỉ được gọi như thế khi tổn thương thấp sảy ra ở tim
C. Thường sảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm
D. Là một thoái hóa dạng fibrin vây quanh bởi phản ứng viêm hạt
- Câu 13 : Trong thấp tim, lứa tuổi bị bệnh này, hay gặp nhất là:
A. Dưới 5 tuổi
B. Từ 5-10 tuổi
C. Từ 10-15 tuổi
D. B và C
- Câu 14 : Vai trò của liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A (Streptococcus pyogenes) trong bệnh sinh của bệnh thấp tim được thể hiện, ngoại trừ:
A. Thường có đợt viêm nhiễm đường hô hấp trên, trước khoảng 3- 4 tuần khi bị thấp tim
B. Định lượng kháng thể kháng streptolysin O (ASLO) thường dương tính
C. Định lượng các kháng thể như: antistreptokinase, antihyaluronidase, antiphospho-pyritine nucleotidase, anti-DNAseB thường dương tính
D. Máu lắng tăng
- Câu 15 : Những dấu hiệu/triệu chứng của viêm cơ tim cấp, trừ:
A. Rối loạn nhịp tim
B. Tim nghe có tiếng ngựa phi
C. PR kéo dài ≥ 20% trên điện tim đồ
D. Tiếng tim bị lu mờ
- Câu 16 : Bệnh nào có tỷ lệ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cao nhất trong số các bệnh tim bẩm sinh:
A. Thông liên thất
B. Còn ống động mạch
C. Tứ chứng Fallot
D. Hẹp động mạch chủ
- Câu 17 : Điều kiện huyết động học gây tổn thương nội tâm mạc bao gồm, ngoại trừ:
A. Dòng máu chảy có vận tốc cao do sự co bóp cưỡng bức của cơ tim
B. Giảm trương lực cơ tim
C. Dòng máu chảy từ nơi có áp lực cao xuống nơi có áp lực thấp
D. Lỗ hẹp giữa hai buồng tạo ra sự chênh lệch về áp lực
- Câu 18 : Trong các biến chứng của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, biến chứng nào hay gặp nhất:
A. Biến chứng ở tim
B. Biến chứng huyết tắc
C. Biến chứng ở thận
D. Áp xe nhiều ổ nhỏ ở gan, phổi, não...
- Câu 19 : Cơ quan thị giác gồm có nhãn cầu và cơ quan mắt phụ:
A. Đúng
B. Sai
- Câu 20 : Trục nhãn cầu:
A. Đường nối cực trên và cực dưới
B. Nằm ở mặt phẳng trán
C. Nối cực trước với điểm mù
D. Nối vật với điểm vàng
- Câu 21 : Phương pháp đại thể trong giải phẫu bệnh có tác dụng:
A. Định hướng cho vi thể
B. Chẩn đoán xác định
C. Chẩn đoán hồi cứu
D. Tất cả đều đúng
- Câu 22 : Khi cố định một bệnh phẩm làm sinh thiết mô bệnh học cần một lượng dịch cố định nhiều hơn thể tích bệnh phẩm gấp:
A. 5 lần
B. 10 lần
C. 20 lần
D. 60 lần
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4