Ôn tập con lắc đơn
- Câu 1 : Một con lắc đơn gồm vật nhỏ và sợi dây có chiều dài l đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi dao động nhỏ, con lắc dao động điều hòa với chu kỳ
A \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{l}}\)
B \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{l}{g}}\)
C \(2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\)
D \(2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\)
- Câu 2 : Đồ thị biểu diễn chu kỳ dao động bé của con lắc đơn theo chiều dài dây treo là đường
A hypebol
B parabol
C elip
D thẳng bậc nhất
- Câu 3 : Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng là m, dao động nhỏ với chu kỳ T. Nếu tăng khối lượng vật nặng thêm một lượng m*=2m thì chu kỳ của con lắc
A Bằng 2.T
B Bằng T\(\sqrt 2 \)
C Bằng 3.T
D Không đổi
- Câu 4 : Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hoà với biên độ góc α0. Biết khối lượng vật là m, chiều dài dây treo là l, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc được xác định theo công thức:
A \(2mgl\alpha _0^2\)
B \(\frac{1}{4}mgl\alpha _0^2\)
C \(\frac{1}{2}mgl\alpha _0^2\)
D \(mgl\alpha _0^2\)
- Câu 5 : Một con lắc đơn có chiều dài 1,5 (m) dao động điều hòa theo phương trình s = 3cos(πt) (cm). Biên độ góc của con lắc bằng
A 4,5.10-2rad
B 4,5.10-2m
C 2.10-2rad
D 2.10-2m
- Câu 6 : Một con lắc đơn với vật nặng có khối lượng 100g thì dao động nhỏ với chu kỳ 2s. Khi khối lượng của vật nhỏ là 200g thì chu kỳ dao động nhỏ của con lắc lúc này là
A 1,41s
B 2,83s
C 2s
D 4s
- Câu 7 : Ở một nơi trên Trái Đất, hai con lắc đơn có cùng khối lượng đang dao động điều hòa. Gọi l1, s01, F1 và l2, s02, F2 lần lượt là chiều dài, biên độ, độ lớn lực kéo về cực đại của con lắc thứ nhất và của con lắc thứ hai. Biết 3l2 = 2l1 ; 2s02 = 3s01. Tỉ số F1/F2 bằng
A 9/4
B 4/9
C 3/2
D 1
- Câu 8 : Con lắc đơn đang nằm yên ở VTCB. Truyền cho con lắc vận tốc v0 = 20cm/s nằm ngang theo chiều dương thì nó dao động điều hòa với chu kỳ T = 2π/5 (s). Cho g = 10m/s2. CHọn gốc thời gian lúc truyền vận tốc. Phương trình dao động của con lắc dạng li độ góc là
A α = 0,1cos(5t – π/2) (rad)
B α = 0,01cos(5t – π/2) (rad)
C α = 0,1cos(t/5 – π/2) (rad)
D α = 0,01cos(t/5 + π/2) (rad)
- Câu 9 : Tiến hành thí nghiệm đo chu kỳ con lắc đơn: treo một con lắc đơn có độ dài cỡ 75 cm và quả nặng cỡ 50 g. Cho con lắc đơn dao động với góc lệch ban đầu cỡ 50 , dùng đồng hồ đo thời gian dao động của con lắc trong 20s chu kỳ liên tiếp, thu được bảng số liệu sau:Kết quả đo chu kỳ T được viết đúng là:
A $T=1,738\pm 0,0025s$ .
B $T=1,738\pm 0,09s$.
C $T=1,738\pm 0,0016s$
D $T=1,738\pm 0,0068s$.
- Câu 10 : Tại một phòng thí nghiệm, học sinh A sử dụng con lắc đơn để đo gia tốc rơi tự do g. Kết quả đo chu kì và chiều dài của con lắc đơn là T = 1, 919\(\pm \)0, 001 (s) và l = 0, 900\(\pm \)0, 002 (m). Bỏ qua sai số của π. Cách viết kết quả đo nào sau đây đúng?
A g = 9, 544\(\pm \)0, 035 m/s2
B g = 9, 648\(\pm \)0, 003 m/s2
C g = 9, 544\(\pm \)0, 003 m/s2
D g = 9, 648\(\pm \)0, 031 m/s2
- Câu 11 : Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1m và vật nhỏ có khối lượng 100g mang điện tích 2.10-5C. Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vec tơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5.104V/m. Trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo và song song với vec tơ cường độ điện trường, kéo vật nhỏ theo chiều của vec tơ cường độ điện trường sao cho dây treo hợp với vec tơ gia tốc trọng trường \(\overrightarrow{g}\) một góc 540 rồi buông nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10m/s2. Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ là
A 2,87m/s
B 3,41m/s
C 0,5m/s
D 0,59m/s
- Câu 12 : Trong thực hành khảo sát thực nghiệm các định luật dao dộng của con lắc đơn, một học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kỳ dao động của một con lắc đơn bằng cách xác định khoảng thời gian con lắc thực hiện 10 dao động toàn phần. Kết quả 5 lần đo là 10,50s; 10,20s; 10,20s; 10,90s và 10,70s. Biết sai số của đồng hồ đo là 0,01s và sai số chủ qan của người đo là 0,24s. Giá trị của chu kì con lắc là
A \(T = 10,5 \pm 0,25\left( s \right)\)
B \(T = 1,05 \pm 0,25\left( s \right)\)
C \(T = 1,05 \pm 0,2\left( s \right)\)
D \(T = 10,5 \pm 0,2\left( s \right)\)
- Câu 13 : Một con lắc đơn gồm một quả cầu nhỏ khối lượng m treo vào một sợi dây nhẹ, không dãn, có chiều dài l = 40 cm. Bỏ qua sức cản không khí. Đưa con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng góc α0 = 0,15 rad rồi thả nhẹ, quả cầu dao động điều hòa. Quãng đường cực đại mà quả cầu đi được trong khoảng thời gian 2T/3 là
A 8cm
B 20cm
C 18cm
D 16cm
- Câu 14 : Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ góc 90tại nơi có gia tốc trọng trường g. Vật nhỏ của con lắc có trọng lượng P. Bắt đầu từ thời điểm con lắc đang đi qua vị trí cân bằng thì nó chịu thêm tác dụng của ngoại lực F có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và có độ lớn F = 8P. Sau thời điểm đó con lắc sẽ
A dao động điều hòa với biên độ góc 30
B dao động điều hòa với biên độ góc 90
C dao động điều hòa với chu kỳ 4T
D dao động điều hòa với chu kỳ 3T
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất