vào chuyên vật lý trường THPT chuyên Yên Bái - Năm...
- Câu 1 : Một khách du lịch vượt qua một cái đèo đối xứng và sau đó đi tiếp trên đoạn đường nằm ngang (hình 1), vận tốc trung bình của người này trên đoạn đường đèo là 2,1km/h. Biết người đó đi trên đoạn đường nằm ngang mất 2 giờ và vận tốc khi đi lên đèo bằng 0,6 lần vận tốc khi đi trên đường nằm ngang, còn vận tốc khi xuống đèo bằng 7/3 lần vận tốc khi đi lên đèo.a. Tìm vận tốc của người đó khi lên đèo và khi xuống đèo.b. Tìm chiều dài L của đoạn đường nằm ngang.
- Câu 2 : 1. Nhà bạn Toàn lắp một bình đun nước nóng. Biết nhiệt độ của nước chưa đun là 100C và khi tắm cần nước 400C; khối lượng riêng của nước D = 1,0.103 kg /m3 , nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.K. Nếu mỗi lần tắm bạn Toàn dùng hết 0,05m3nước nóng thì:a. Khối lượng nước nóng bạn toàn đã dùng là bao nhiêu?b. Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước một lần tắm là bao nhiêu?c. Nếu đun nước bằng thiết bị điện có công suất 2000W và toàn bộ nhiệt lượng được nước hấp thụ hết thì thời gian đun nước là bao nhiêu?2. Trong bình nhiệt lượng kế chứa nước đá có khối lượng m1 = 0,3kg ở nhiệt độ t = - 200 C. Đưa vào bình một lượng hơi nước có khối lượng m2 = 60g ở nhiệt độ t2 = 1000 C. Xác định nhiệt độ trong bình nhiệt lượng kế khi xả ra cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của và nhiệt nóng chảy của nước đá lần lượt là c1 = 2100J/kg.K và, nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4200J/kg.K và nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.106 J / kg.Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình nhiệt lượng kế và môi trường.
- Câu 3 : Cho mạch điện như hình vẽ (hình 2). Hiệu điện thế hai đầu mạch điện là U = 12V, các điện trở R1 = 4Ω; R4 = 12Ω. Điện trở của ampe kế nhỏ không đáng kể. Trên đèn Đ có ghi 6V – 9W.a. Biết đèn Đ sáng bình thường và số chỉ của ampe kế là IA = 1,25A. Tìm các giá trị điện trở R2 và R3.b. Thay ampe kế bằng điện trở R5 thì dòng điện qua R3 bằng 0. Tìm R5 và nhận xét độ sáng của bóng đèn Đ.
- Câu 4 : Một vật sáng AB đặt trước một thấu kính phân kì cho một ảnh A1B1 = 0,8cm. Giữ cố định vật AB, thay thấu kính phân kì bằng thấu kính hội tụ có cùng tiêu cự và cũng đặt ở vị trí của thấu kính phân kì thì thu được ảnh thật A2B2 = 4cm. Khoảng cách giữa hai ảnh là 72cm. Không sử dụng công thức thấu kính, hãy:a. Tìm khoảng cách từ ảnh đến mỗi thấu kính.b. Tìm tiêu cự của hai thấu kính và chiều cao của vật AB.
- Câu 5 : Xác định khối lượng riêng của viên sỏi. Chỉ sử dụng các dụng cụ sau: Lực kế có độ nhạy cao, bình đựng kích thước thích hợp không có độ chia, nước có khối lượng riêng Dn đã biết, viên sỏi cần xác định khối lượng riêng, sợi chỉ mảnh và nhẹ.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn