bài tập tính khử của C và CO
- Câu 1 : Khí B có tính chất: rất độc, không màu, ít tan trong nước, cháy trong không khí sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Khí B là:
A H2
B CO.
C Cl2
D CO2
- Câu 2 : C thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào ?
A O2
B Al
C Ca
D Na
- Câu 3 : CO khử được oxit kim loại nào trong các oxit sau :
A CuO
B MgO
C CaO
D Na2O
- Câu 4 : Dẫn khí CO qua đồng(II) oxit nung nóng đỏ. Phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm thu được là:
A CuO, CO.
B Cu, CO2.
C Cu, CO.
D Cu, Cu2O, CO2.
- Câu 5 : Phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau ?
A C và CO chỉ có tính khử, không có tính oxi hóa
B C chỉ có tính khử còn CO có cả tính khử và tính oxi hóa
C C và CO có cả tính khử và tính oxi hóa
D Cả C, CO, CO2 đều có tính khử
- Câu 6 : C và CO thể hiện tính khử trong phản ứng oxi – hóa khử khi:
A nhường e, số oxi hóa tăng lên sau phản ứng
B nhận e, số oxi hóa giảm sau phản ứng
C nhường e, số oxi hóa giảm sau phản ứng
D nhận e, số oxi hóa tăng sau phản ứng.
- Câu 7 : Cho V lít khí CO khử hoàn toàn 1,6 gam sắt(III) oxit.Giá trị của V là:
A 1,12 lít
B 2,24 lít
C 0,672 lít
D 0,336 lít
- Câu 8 : Để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,2 mol Fe3O4 cần V lít CO ở điều kiện chuẩn. Gía trị của V là ?
A 6,72 (lít)
B 11,2 lít
C 20,16 (lít)
D 13,44 lít
- Câu 9 : Cho phản ứng :$$CO{\rm{ }} + {\rm{ }}{I_2}{O_5}{\rm{ }}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {\rm{ }}{{\rm{I}}_2}{\rm{ }} + {\rm{ }}?$$Sản phẩm còn thiếu trong phản ưng là:
A C
B CO2
C O2
D IO3
- Câu 10 : C và CO đều phản ứng được với chất nào trong các chất sau:
A H2
B Al2O3
C Fe2O3
D H2SO4 loãng
- Câu 11 : Dẫn luồng khí CO qua hổn hợp Al2O3, MgO, Fe2O3,CuO (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
A Al2O3; MgO, Fe, Cu
B Al, Fe, Cu, Mg
C Al2O3, Mg, Fe, Cu
D Al2O3, MgO, Fe3O4, Cu
- Câu 12 : Cho luồng khí C dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là :
A Cu, Fe, ZnO, MgO.
B Cu, Fe, Zn, Mg.
C Cu, Fe, Zn, MgO.
D Cu, FeO, ZnO, MgO.
- Câu 13 : Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3,CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A Al
B Cu
C CuO; Cu
D Al2O3; Cu
- Câu 14 : Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp Xgồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn Y. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là :
A 0,8 gam.
B 8,3 gam.
C 2,0 gam.
D 4,0 gam.
- Câu 15 : Cho V lít khí CO ở đktc phản ứng hết với hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là :
A 0,224 lít.
B 0,560 lít.
C 0,112 lít.
D 0,448 lít.
- Câu 16 : Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A 2,80 lít.
B 5,60 lít.
C 6,72 lít.
D 8,40 lít.
- Câu 17 : Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m (g) Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là :
A 6,24g.
B 3,12g.
C 5,32g.
D 4,56g
- Câu 18 : Khử hoàn toàn 18,0 gam một oxit kim loại M cần 5,04 lít khí CO (đktc). Công thức của oxit là
A Fe2O3.
B FeO.
C CuO.
D ZnO
- Câu 19 : Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Giá trị của m là
A 217,4g.
B 219,8g.
C 230,0g.
D 249,0g.
- Câu 20 : Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng.
A Fe2O3; 65%.
B Fe3O4; 75%.
C FeO; 75%.
D Fe2O3; 75%.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein