Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa học lần 1 Trườ...
- Câu 1 : Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dung dịch
A. BaCl2.
B. NaOH.
C. Ba(OH)2.
D. AgNO3
- Câu 2 : Hợp chất nào sau đây tác dụng được với vàng kim loại?
A. Không có chất nào.
B. Axit HNO3 đặc nóng.
C. Dung dịch H2SO4 đặc nóng.
D. Hỗn hợp axit HNO3 và HCl có tỉ lệ số mol 1:3.
- Câu 3 : Điện phân 200 ml dung dịch muối CuSO4 trong thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Dung dịch sau điện phân cho tác dụng với dd H2S dư thu được 9,6g kết tủa đen. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là
A. 2M
B. 1,125M
C. 0,5M
D. 1M
- Câu 4 : Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Cu, Al2O3, Mg.
B. Cu, Al, MgO.
C. Cu, Al, Mg.
D. Cu, Al2O3, MgO
- Câu 5 : Điện phân hoàn toàn 200ml dung dịch AgNO3 với 2 điện cực trơ thu được một dung dịch có pH=2. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám ở catot là
A. 0,540 gam.
B. 0,108 gam.
C. 0,216 gam.
D. 1,080 gam.
- Câu 6 : Cho dãy chuyển hoá sau: \(F{\rm{e}}F{\rm{e}}C{l_3}( + Y) \to F{\rm{e}}C{l_2}( + Z) \to F{\rm{e}}{\left( {N{O_3}} \right)_3}\) . X, Y, Z lần lượt là:
A. Cl2, Fe, HNO3.
B. Cl2, Cu, HNO3.
C. Cl2, Fe, AgNO3.
D. HCl, Cl2, AgNO3.
- Câu 7 : Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2?
A. dd Ba(OH)2.
B. H2O.
C. dd Br2.
D. dd NaOH.
- Câu 8 : Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
A. 1,12
B. 3,36
C. 2,24
D. 4,48
- Câu 9 : Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí sau: N2, NH3, Cl2, CO2, O2. Để xác định lọ đựng khí NH3 và Cl2 chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là
A. dung dịch BaCl2.
B. quì tím ẩm.
C. dd Ca(OH)2.
D. dung dịch HCl.
- Câu 10 : Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24
B. 3,36
C. 4,48
D. 6,72
- Câu 11 : Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Fe và Au.
B. Al và Ag.
C. Cr và Hg.
D. Al và Fe.
- Câu 12 : Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
- Câu 13 : Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh?
A. Alanin.
B. Anilin.
C. Metylamin.
D. Glyxin.
- Câu 14 : Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (2), (3) và (4).
B. (3) và (4).
C. (1), (2) và (3).
D. (2) và (3).
- Câu 15 : Có các thí nghiệm sau(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4;
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
- Câu 16 : Chất không có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 là
A. axit axetic.
B. Ala-Ala-Gly.
C. glucozơ.
D. Phenol.
- Câu 17 : Tripeptit là hợp chất mà phân tử có
A. hai liên kết peptit, ba gốc β-aminoaxit.
B. hai liên kết peptit, ba gốc α-aminoaxit.
C. ba liên kết peptit, hai gốc α-aminoaxit.
D. ba liên kết peptit, ba gốc α-aminoaxit.
- Câu 18 : Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là
A. proton và electron.
B. electron.
C. proton.
D. proton và notron.
- Câu 19 : Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm -OH, nên có thể viết
A. [C6H7O3(OH)2]n.
B. [C6H5O2(OH)3]n.
C. [C6H7O2(OH)3]n.
D. [C6H8O2(OH)3]n.
- Câu 20 : Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,36.
B. 2,52
C. 4,20
D. 2,72
- Câu 21 : Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp M gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp X; Y (MX < MY) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình I đựng P2O5 dư và bình II đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình I tăng m gam và khối lượng bình II tăng (m + 39) gam. Phần trăm thể tích anken Y trong M là
A. 80,00.
B. 75,00.
C. 33,33.
D. 40,00.
- Câu 22 : Hòa tan hoàn toàn 3,92 gam hỗn hợp X gồm Al, Na và Al2O3 vào nước (dư) thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 0,06 mol HCl vào X thì thu được m gam kết tủa. Nếu cho 0,13 mol HCl vào X thì thu được (m – 0,78) gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Na có trong X là
A. 44,01
B. 41,07
C. 46,94
D. 35,20
- Câu 23 : Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào các dung dịch sau:(1) Dung dịch NaHCO3.
A. 6
B. 5
C. 8
D. 7
- Câu 24 : Cho 50,0 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng còn lại 20,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
A. 40,8
B. 53,6
C. 20,4
D. 40,0
- Câu 25 : Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (C3H8 và C2H4(OH)2 có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 47,477.
B. 43,931.
C. 42,158.
D. 45,704.
- Câu 26 : Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 116,89.
B. 118,64.
C. 116,31.
D. 117,39.
- Câu 27 : Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lương bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 41,3%.
B. 43,5%
C. 48,0%.
D. 46,3%.
- Câu 28 : Thuỷ phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (các khí đo ở đktc). Số công thức cấu tạo thoả mãn của X là
A. 8
B. 12
C. 4
D. 6
- Câu 29 : Hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y, trong đó số mol metan gấp hai lần số mol glixerol. Đốt cháy hết m gam X cần 6,832 lít O2 (đktc), thu được 6,944 lít CO2 (đktc).Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thìthu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 10,88.
B. 14,72.
C. 12,48.
D. 13,12.
- Câu 30 : Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 60,272.
B. 51,242.
C. 46,888.
D. 62,124.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein