lý thuyết andehit
- Câu 1 : Trong các chất cho dưới đây ,chất nào không phải là anđehit?
A H–CH=O
B O=CH–CH=O
C CH3–CO–CH3
D CH3–CH=O
- Câu 2 : Anđehit propionic có CTCT nào trong số các công thức dưới đây?
A CH3–CH2–CH2–CHO
B CH3–CH2–CHO
C CH3–CH(CH3) –CHO
D H–COO–CH2–CH3
- Câu 3 : CTPT chung của dãy đồng đẳng anđêhit no, đơn chức, mạch hở là
A CnH2n+2O .
B CnH2nO
C CnH2nO2
D CnH2n-2O
- Câu 4 : Công thức chung của dãy đồng đẳng anđêhit no, đơn chức, mạch hở là
A CnH2n+1OH.
B CnH2n+1CH2OH.
C CnH2n+1CHO.
D CnH2n-1CHO.
- Câu 5 : Một anđehit có công thức tổng quát là CnH2n + 2 – 2a – m (CHO)m. Các giá trị n, a, m lần lượt được xác định là
A n > 0, a ≥ 0, m ≥ 1.
B n ≥ 0, a ≥ 0, m ≥ 1.
C n > 0, a > 0, m > 1.
D n ≥ 0, a > 0, m ≥ 1.
- Câu 6 : CTPT chung của dãy đồng đẳng anđêhit không no, đơn chức, có một liên kết π trong gốc hiđrocacbon mạch hở là
A CnH2n+2O
B CnH2nO
C CnH2n-2O
D CnH2n-4O
- Câu 7 : Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3CHO, C2H5OH, H2O là
A H2O, CH3CHO, C2H5OH.
B H2O, C2H5OH, CH3CHO.
C CH3CHO, H2O, C2H5OH.
D CH3CHO, C2H5OH, H2O.
- Câu 8 : Nhận xét nào sau đây không đúng về anđêhit oxalic
A Là anđêhit đơn giản nhất trong dãy đồng đẳng anđêhit no, 2 chức, mạch hở.
B Công thức cấu tạo là (CHO)2.
C Công thức dãy đồng đẳng của anđêhit oxalic là CnH2n (CHO)2 (n≥0).
D Anđêhit oxalic có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn Etanol do có khối lượng phân tử lớn hơn.
- Câu 9 : Chất X có CTCT như sau: CH3 – CH(CH3) – CH2 – CHO :Tên gọi theo danh pháp IUPAC của X là:
A 2- Metylbutan-4-al
B Anđehit Isopentylnoic
C 3- Metylbutanal
D 3- Metylbutan-2-al
- Câu 10 : Ứng với chất có CTPT C5H10O có bao nhiêu đồng phân anđêhit
A 4
B 3
C 5
D 2
- Câu 11 : Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OHPhản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO
A chỉ thể hiện tính oxi hoá.
B không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
C vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
D chỉ thể hiện tính khử.
- Câu 12 : (CH3)2CHCHO có tên là
A isobutyranđehit.
B anđehit isobutyric.
C 2-metyl propanal.
D A, B, C đều đúng.
- Câu 13 : Trong phân tử anđehit acrylic có số liên kết σ (xichma) là
A 5
B 7
C 6
D 8
- Câu 14 : Cho các chất sau: CH3CH2CHO (1), CH2=CHCHO (2), (CH3)2CH–CHO (3), CH2=CHCH2OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, t°) cùng tạo ra một sản phẩm là
A 2, 3, 4.
B 1, 2, 4.
C 1, 2, 3.
D 1, 3, 4.
- Câu 15 : : Một anđehit no X mạch hở, không phân nhánh, có công thức thực nghiệm là (C2H3O)n. Công thức cấu tạo của X là
A O=CHCH2CH2CHO.
B O=CHCH2CH2CH2CHO.
C O=CHCH(CH3)CH2CHO.
D O=CHCH(CH3)–CHO.
- Câu 16 : Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z ; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
A no, hai chức.
B không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức.
C no, đơn chức.
D không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.
- Câu 17 : Cho các sơ đồ phản ứng sau:\(A\xrightarrow{{{H_2}S{O_4},{{170}^0}C}}B + C\) \(B + 2{H_2}\xrightarrow{{Ni,{t^0}}}\) ancol isobutylic.A + CuO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) D + E + CD + 4AgNO4 + NH3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) F + G + 4AgA có công thức cấu tạo là
A (CH3)2C(OH)–CHO.
B HOCH2CH(CH3)CHO.
C OHC–CH(CH3)–CHO.
D CH3CH(OH)CH2CHO.
- Câu 18 : Hợp chất hữu cơ A có CTPT C9H8O được tách triết từ tinh dầu vỏ quế. Chất A có đặc điểm trong phân tử có nhân thơm, có đồng phân hình học và dạng tự nhiên có đồng phân dạng –trans, chất A có tham gia phản ứng tráng bạc. Chất A được sử dụng như một hương liệu cho vào kẹo cao su, kem, bánh kẹo. Nhận xét nào sau đây về A sai
A CTCT của A là trans- C6H5-CH=CH-CHO.
B Trong phân tử của A có 2 dạng xen phủ electron liên hợp π-π.
C Chất A tác dụng với dụng dịch nước Br2 theo tỉ mol 1:3.
D A có t0s cao hơn các anđehit no, đơn chức, mạch hở có phân tử khối tương đương.
- Câu 19 : Câu nào sau đây không đúng?
A Phân tử HCHO có cấu tạo phẳng, các góc liên kết đều 1200.
B Khác với rượu metylic, andehitfomic là chất khí vì không có liên kết hidro liên phân tử.
C Tương tự rượu metylic, andehit fomic tan tốt trong nước
D Fomon hay fomalin là dung dịch chứa 37 - 40 % HCHO trong rượu etylic
- Câu 20 : Anđehit thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với tác chất nào?
A O2/Mn2+
B Dung dịch AgNO3/NH3
C Cu(OH)2/OH-, t˚
D H2/Ni, t˚
- Câu 21 : Anđehit thể hiện tính khử khi tác dụng với tác chất nào?
A Dung dịch bão hòa NaHSO3
B H2/Ni, t˚
C Dung dịch AgNO3 trong NH3
D Cả (A), (B), (C) vì anđehit có tính khử đặc trưng
- Câu 22 : Công thức đơn giản nhất của anđehit no, đa chức, mạch hở là C2H3O. Anđehit đó có số đồng phân là
A 2
B 4
C 1
D 3
- Câu 23 : CTPT của ankanal có 10,345% H theo khối lượng là
A HCHO
B CH3CHO.
C C2H5CHO.
D C3H7CHO
- Câu 24 : Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic?
A CH2=CH2 + H2O (to, xúc tác HgSO4)
B CH2=CH2 + O2 (to, xúc tác)
C CH3COOCH=CH2 + dung dịch NaOH (to)
D CH3CH2OH + CuO (t0)
- Câu 25 : Đốt cháy hoàn toàn p mol anđehit X được q mol CO2 và t mol H2O. Biết p = q - t. Mặt khác 1 mol X tráng gương được 4 mol Ag. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit
A đơn chức, no, mạch hở.
B hai chức, no, mạch hở.
C hai chức chưa no (1 nối đôi C=C).
D hai chức chưa no (1 nối ba C≡C).
- Câu 26 : Xét chuỗi biến hóa sau: \(A\xrightarrow[{Ni,{t^o}}]{{ + {H_2}}}B\xrightarrow[{xt}]{{ - {H_2}O, - {H_2}}}C \to Cao\,su\,buna\).CTCT của A là
A OHCCH2CH2CHO.
B CH3CHO.
C OHC(CH2)2CH2OH.
D A, B, C đều đúng.
- Câu 27 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau:\({C_2}{H_4}\xrightarrow{{B{r_2}}}{A_1}\xrightarrow{{NaOH}}{A_2}\xrightarrow{{CuO,{t^o}}}{A_3}\xrightarrow[{Cu{{(OH)}_2}}]{{NaOH}}{A_4}\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}}}{A_5}\).Phát biểu nào sau đây không đúng?
A A5 có CTCT là HOOCCOOH.
B A4 là một đianđehit.
C A2 là một điol.
D A5 là một điaxit.
- Câu 28 : Hai đồng phân no, mạch hở, đơn chức có công thức phân tử C3H6O đều không phản ứng với chất nào trong các chất sau đây?
A HCN
B Na
C H2 có Ni, to
D Dung dịch AgNO3 /NH3
- Câu 29 : Số đồng phân cấu tạo là anđehit ứng với công thức phân tử: C4H8O; C5H10O, C6H12O lần lượt là:
A 2, 4, 8
B 1, 3, 7
C 2, 3, 8
D 2, 4, 7
- Câu 30 : Cho các phát biểu về anđehit:(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.(b) Anđehit cộng hidro tạo thành ancol bậc một.(c) Tất cả các anđehit tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng đều sinh ra Ag.(d) Anđehit no, đơn chức có công thức tổng quát là CnH2nO.(e) Anđehit no không tham gia phản ứng cộng.Số phát biểu đúng là
A 2
B 4
C 5
D 3
- Câu 31 : Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2); (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là
A (2), (3), (4).
B (1), (2), (3).
C (1), (3), (4).
D (1), (2), (4).
- Câu 32 : Cho các chất sau đây: (1) CH3COOH, (2) C2H5OH, (3) C2H2, (4) C2H6, (5) HCOOCH=CH2, (6) CH3COONH4, (7) C2H4. Dãy gồm các chất nào sau đây đều được tạo ra từ CH3CHO bằng một phương trình phản ứng là:
A 2, 5, 7
B 2, 3, 5, 7
C 1, 2, 6
D 1, 2
- Câu 33 : Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OHPhản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO
A chỉ thể hiện tính oxi hoá.
B không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
C vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
D chỉ thể hiện tính khử.
- Câu 34 : Chất X bằng một phản ứng tạo ra C2H5OH và từ C2H5OH bằng một phản ứng tạo ra chất X. Trong các chất C2H2, C2H4, C2H5COOCH3, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, C2H5ONa, C6H12O6 (glucozơ), C2H5Cl. Số chất phù hợp với X là
A 4
B 3
C 6
D 5
- Câu 35 : X, Y, Z là các hợp chất mạch hở, bền có cùng công thức phân tử C3H6O. X tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Y không tác dụng được với Na nhưng có phản ứng tráng bạc. Z không tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO, CH2=CH-CH2-OH.
B CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3, CH2=CH-CH2-OH.
C CH2=CH-CH2-OH, CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO.
D CH2=CH-CH2-OH, CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein