Sơ lược một số kim loại khác
- Câu 1 : Cấu hình electron của 79Au là
A [Xe]4f145d8 6s3
B [Xe]4f145d96s2
C [Xe]4f145d106s1
D [Xe]4f145d76s4
- Câu 2 : Kim loại dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nhất là
A Cu
B Al
C Zn
D Ag
- Câu 3 : Vàng không bị oxi hoá trong không khí dù ở nhiệt độ nào và không bị hoà tan trong axit, nhưng vàng tác dụng được với:
A H2SO4 đặc, nóng
B HNO3 đặc, nóng
C HCl đặc
D Nước cường toan (hỗn hợp 1 thể tích HNO3, 3 thể tích HCl đặc).
- Câu 4 : Dung dịch xianua kim loại kiềm như NaCN có thể tạo ion phức với:
A Ag
B Cu
C Zn
D Au
- Câu 5 : Trong tự nhiên Pb tồn tại dưới dạng hợp chất, galen là một loại quặng chì có công thức.
A PbO
B PbS
C PbSO4
D Pb2(PO4)3
- Câu 6 : Trong công nghiệp, điều chế Sn từ quặng chứa SnO2 bằng cách
A Điện phân SnO2 nóng chảy
B Dùng than cốc (C) khử SnO2 ở nhiệt độ cao
C Dùng khí hiđro khử SnO2
D Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm
- Câu 7 : Nhúng một thanh kim loại M hóa trị II nặng m gam vào dung dịch Fe(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại giảm 6 % so với ban đầu. Nếu nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch AgNO3 thì khối lượng thanh kim loại tăng 25 % so với ban đầu. Biết độ giảm số mol của Fe(NO3)2 gấp đôi độ giảm số mol của AgNO3 và kim loại kết tủa bám hết lên thanh kim loại M. Kim loại M là:
A Pb
B Ni
C Cd
D Zn
- Câu 8 : Cho m gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 54 gam kim loại. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp bột các kim loại trên vào dung dịch CuSO4dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được kim loại có khối lượng bằng (m + 0,5) gam. Giá trị của m là:
A 15,5
B 16
C 12,5
D 18,5
- Câu 9 : Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên:
A 1,8
B 1,5
C 1,2
D 2,0
- Câu 10 : Cho Ni vào dung dịch Y chứa x gam hỗn hợp 3 muối Pb(NO3)2, AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa y gam muối. Quan hệ giữa x và y là
A x y.
B x = y.
C x y.
D x > y.
- Câu 11 : Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 4,16gam CdSO4. Phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng 2,35% so với ban đầu. Khối lượng lá Zn trước khi phản ứng là
A 1,30gam.
B 40,00gam.
C 3,25gam.
D 54,99gam.
- Câu 12 : Hai lá kim loại cùng chất, có khối lượng bằng nhau, có khả năng tạo ra hợp chất hóa trị II. Một lá ngâm vào dung dịch Pb(NO3)2 và một lá ngâm vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta thấy lá kim loại ngâm trong muối Pb(NO3)2 tăng 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng trong 2 phản ứng trên lượng kim loại bị hòa tan là bằng nhau. Tên kim loại là:
A Zn
B Fe
C Mg
D Cd
- Câu 13 : Nhúng một thanh kim loại R hoá trị II vào dung dịch chứa a mol CuSO4, sau một thời gian thấy khối lượng thanh kim loại giảm 0,05%. Cũng thanh kim loại trên nhúng vào dung dịch chứa a mol Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại tăng 7,1%. Kim loại R là:
A Mg
B Fe
C Zn
D Ni
- Câu 14 : Cho 9,7 gam hỗn hợp X gồm Cu và Zn vào 0,5 lít dung dịch FeCl3 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 1,6 gam chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 loãng không thấy khí bay ra. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KMnO4 xM trong H2SO4. Giá trị của x là
A 0,250.
B 0,125.
C 0,200.
D 0,100.
- Câu 15 : Cho 2,4g Mg và 3,25g Zn tác dụng với 500ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 26,34g hỗn hợp Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dd HCl được 0,448lít H2(đktc). Nồng độ mol (M) các chất trong dd X lần lượt là:
A 0,44 và 0,04
B 0,03 và 0,50.
C 0,30 và 0,50.
D 0,30 và 0,05.
- Câu 16 : Cho 12,1 gam hỗn hợp X gồm Zn và Ni tác dụng với 200 ml dung dịch Y chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,5M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z chứa 2 muối và chất rắn T gồm 2 kim loại. Phần trăm khối lượng của Zn trong X là
A 73,14%.
B 80,58%
C 26,86%.
D 19,42%.
- Câu 17 : Cho 1,57 gam hỗn hợp X gồm Zn và Al vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn T và dung dịch Z chỉ chứa 2 muối. Ngâm T trong H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Nếu coi thể tích dung dịch không đổi thì tổng nồng độ các cation trong Z là
A 0,3M.
B 0,8M.
C 1,0M.
D 1,1M.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein