Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH môn hóa năm 2015, Đề...
- Câu 1 : Không thể dùng nước và dung dịch NaOH để nhận biết các chất rắn nào sau đây đựng trong các lọ mất nhãn.
A K, Mg, Al, Al2O3
B K2O, CaO, Al2O3, MgO
C BaO, MgO, ZnO, Mg
D NaCl, BaCl2, Al2(SO4)3
- Câu 2 : Lấy một mẫu nhôm dư cho vào dung dịch NaOH và NaNO3 có nồng độ mol/l bằng nhau, khi phản ứng hoàn toàn thì thu được dung dịch X và hỗn hợp khí gồm H2 và NH3. Trong X chứa những ion nào
A Na+, Al3+, NO3-
B Na+, AlO2-, OH-
C Na+, AlO2-, NO3-
D Na+, Al3+, NH4+
- Câu 3 : Cho các chất sau: Na2SO3, CaSO3, Na2S , Fe(HCO3)2, NaHSO3, FeS. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng có thể tạo khí SO2
A 6
B 3
C 4
D 5
- Câu 4 : Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có cùng nồng độ mol/l theo thứ tự pH tăng dần là:
A KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3
B H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3
C H2SO4, HF, KHSO4, Na2CO3
D HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4
- Câu 5 : Cho bột nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch X và khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X và đun nhẹ thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Y . Số phản ứng xảy ra là
A 5
B 6
C 7
D 8
- Câu 6 : Hỗn hợp khí X gồm CO2 và NO2 hấp thụ vào dung dịch NaOH vừa đủ tạo thành các muối trung hòa, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 36,6 gam muối khan. Nung muối khan ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 35 gam chất rắn khan. % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là
A 75% và 25%
B 20% và 80%
C 80% và 20%
D 50% và 50%
- Câu 7 : Oleum là axit sunfuric nguyên chất có hòa tan SO3, nó có công thức H2SO4.nSO3. Khối lượng oleum H2SO4.3SO3 cần cho vào 500 gam dung dịch H2SO4 70% để thu được dung dịch H2SO4 98% là:
A 778,8 gam
B 892,9 gam
C 568,2 gam
D 642,3 gam
- Câu 8 : Cho các khí sau: SO2, NO2 , Cl2 , CO2. Các chất khí khi tác dụng với dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường) luôn tạo ra hai muối là
A NO2,SO2
B CO2, Cl2
C SO2, CO2
D Cl2, NO2
- Câu 9 : Hòa tan hết chất rắn X gồm Mg, Zn, Al cần vừa đủ 1,8 mol HNO3. Sau phản ứng thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A 13,44
B 10,08
C 14,56
D 11,2
- Câu 10 : Hòa tan 2,74 gam Ba vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M và CuSO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là
A 3,31
B 5,64
C 4,66
D 12,8
- Câu 11 : Một loại phân Supephotphat kép có chứa 79,51% muối canxiđihidrophotphat còn lại gồm các chất không chứa phốt pho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là
A 48,25%
B 42,25%
C 48,52%
D 45,75%
- Câu 12 : Có 5 dung dịch riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, KHCO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 5 dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là
A 5
B 2
C 4
D 3
- Câu 13 : Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là
A 45,6
B 48,3
C 36,7
D 57,0
- Câu 14 : Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axít HCl dư thoát ra V lít khí H2 ( đktc). Giá trị của V là
A 7,84
B 4,48
C 3,36
D 10,08
- Câu 15 : A là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe (NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2, Trong đó oxi chiếm 57,6% khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam muối A. Lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxít. Giá trị của m là
A 47,3
B 17,6
C 44,6
D 39,2
- Câu 16 : Cho 46,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cr vào cốc đựng dung dịch NaOH dư thu được 0,45 mol H2 . Cho tiếp vào cốc dung dịch HCl dư thu thêm được 0,7 mol H2 . Khối lượng crom trong hỗn hợp X là.
A 1,3
B 5,2
C 15,6
D 10,4
- Câu 17 : Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg nhôm ở catot và 67,2 m3 (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 16. Lấy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là
A 108,0
B 75,6
C 54,0
D 67,5
- Câu 18 : Chọn câu sai trong số các câu sau đây:
A Các kim loại Na, Ba, K, Al đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
B Có thể dùng dịch Na2CO3, Ca(OH)2 , Na3PO4 để làm mềm nước cứng
C CrO3 là một oxit axít, muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh.
D Phương pháp điện phân có thể điều chế được hầu hết các kim loại từ Li, Na, ...Fe, Cu, Ag.
- Câu 19 : Cho 13,92 gam oxit sắt từ tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít khí NxOy (đktc,sản phẩm khử duy nhất).Khối lượng HNO3 đã tham gia phản ứng là:
A 34,02 gam
B 35,28 gam
C 11,34 gam
D 31,50 gam.
- Câu 20 : Hiđrocacbon X có tỉ số hơi so với H2 là 28. Khi cộng HBr vào X có thể thu được tối đa 3 sản phẩm cộng. X là
A Metylpropan
B Metylxiclopropan
C But-1- en
D Xiclobutan
- Câu 21 : Có bao nhiêu dẫn xuất thơm có công thức phân tử C8H10O, khi tác dụng với CuO nung nóng tạo ra anđehit
A 1
B 3
C 5
D 4
- Câu 22 : Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H7O2Cl. Khi thủy phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm trong đó có 2 chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo đúng của X là
A HCOOCH2CHClCH3
B HCOOCH2CH2CH2Cl
C HCOOCHClCH2CH3
D HOOCCHClCH2CH3
- Câu 23 : Cho 27,2 gam hỗn hợp gồm phenylaxetat và metyl benzoat (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là
A 33,2
B 30,6
C 38,2
D 40,7
- Câu 24 : Từ metan và các chất vô cơ cần thiết, cần phải dùng ít nhất bao nhiêu phản ứng để điều chế đựợc axit axetic.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 25 : Oxi hóa m gam hỗn hợp X gồm fomanđehit và axetanđehit bằng oxi ở điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các axit hữu cơ . Tỉ khối hơi của Y so với X bằng Khoảng biến thiên của a là
A 1,30 < a< 1,50
B 1,30< a < 1,53
C 1,36 < a < 1,53
D 1,36 < a < 1,50
- Câu 26 : Hợp chất X chứa một nhóm chức anđehit trong phân tử. Cho 0,52 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo ra 1,08 gam Ag. Mặt khác cho 3,12 gam X tác dụng hết với Na tạo ra 672 ml H2 (đktc). Số lượng chất có cấu tạo mạch thẳng thỏa mãn tính chất của X là
A 2 chất
B 3 chất
C 4 chất
D 6 chất
- Câu 27 : chia 1,24 gam hỗn hợp 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:
A 2,24 lít
B 0,112 lít
C 5,6 lít
D 0,224 lít
- Câu 28 : Cho 0,13 mol hỗn hợp X gồm CH3OH, HCOOH, HCOOCH3 tác dụng vừa đủ 0,05 mol NaOH đun nóng. Oxi hóa lượng ancol sau phản ứng thành anđehit, cho lượng anđehit này tác dụng hết với AgNO3 trong NH3 dư được 0,4 mol Ag. Số mol của HCOOCH3 là.
A 0,02
B 0,05
C 0,04
D 0,08
- Câu 29 : X và Y là hai α - aminoaxit (chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH). Đun nóng hỗn hợp X, Y thu được chất hữu cơ Z. Cho 0,1 mol Z tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, phản ứng xong làm khô thu được chất rắn G. Đốt cháy hoàn toàn G thu được thu được 0,4 mol CO2. Công thức phân tử của Z là
A C4H8O3N2
B C6H12O3N2
C C5H10O3N2
D C3H6O3N2
- Câu 30 : Trong các phân tử polime: polivinylclorua, xenlulozơ, amilopectin (của tinh bột), cao su lưu hóa, nhựa rezit, polistiren. Những phân tử polime có cấu tạo mạch nhánh và mạng không gian là
A Amilopectin, cao su lưu hóa, nhựa rezit.
B Cao su lưu hóa, polivinylclorua, xenlulozơ.
C Amilopectin, polistiren, cao su lưu hóa
D Xenlulozơ, polistiren, nhựa rezit.
- Câu 31 : Polime X có công thức (-NH - [CH2]4 –CO - )n . Phát biểu nào sau đây không đúng
A X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng
B X có thể kéo sợi.
C X thuộc loại poliamit
D % khối lượng cacbon trong X không thay đổi với mọi giá trị n.
- Câu 32 : Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin đơn chức no X, Y (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Kết luận nào sau đây không chính xác
A Tên gọi của hai amin là đimetylamin và etylamin.
B Nồng độ dung dịch HCl bằng 0,2M.
C Số mol mỗi chất là 0,02 mol.
D Công thức hai amin là CH5N và C2H7N.
- Câu 33 : Các chất hữu cơ đơn chức X,Y,Z có công thức phân tử tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2 chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z là
A CH3OCHO
B HOCH2CHO
C HCOOCH3
D CH3COOH
- Câu 34 : X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với dung dịch NaOH thu được một hợp chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi Y qua CuO/t0 thu được hợp chất hữu có Z có khả năng phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là
A CH3(CH2)4NO2
B NH2CH2COOCH(CH3)2
C NH2(CH2)2COOC2H5
D NH2CH2COO(CH2)2CH3
- Câu 35 : Chất A có công thức phân tử C11H20O4. A tác dụng với NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ B mạch thẳng và 2 ancol là etanol và propan – 2 – ol. Công thức cấu tạo của A là
A C2H5OOC(CH2)4OOCCH2CH2CH3
B C2H5OOC(CH2)4COOCH2CH2CH3
C C2H5OOC(CH2)4COOCH(CH3)2
D C2H5OOC(CH2)4OOCCH(CH3)2
- Câu 36 : Cho m gam hỗn hợp hai axit cacboxylic X,Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư ancol propylic (trong H2SO4 đặc nóng) thu đựợc 14,25 gam hỗn hợp hai este đơn chức. Cũng cho m gam hỗn hợp hai axít trên tác dụng với Na dư tạo ra 0,075 mol H2. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100% và MY > MX. Công thức cấu tạo X, Y lần lượt là
A CH3COOH, C2H5COOH
B HCOOH, CH3COOH
C CH2 = CHCOOH, CH2= CHCH2COOH
D CH3CH2COOH, CH3CH2CH2 COOH
- Câu 37 : Đun nóng 32,1 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ X, Z cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư, thu đựợc hỗn hợp muối natri của hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng A (tỉ khối hơi của A so với metan bằng 3,625). Chất A phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Cho 1/10 lượng A phản ứng với Na được 0,015 mol H2. Nhận định nào sau đây là sai
A Nung 1 trong 2 muối thu được với NaOH ( có vôi tôi) sẽ tạo metan
B Tên gọi của A là ancol anlylic
C Trong hỗn hợp X hai chất Y, Z có số mol bằng nhau
D Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X ở trên sẽ thu được nCO2 – nH2O = 0,02
- Câu 38 : Đem oxi hóa 2,76 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng thu được hỗn hợp A có chứa anđehit, axít, ancol dư và nước.
A 75%
B 40%
C 80%
D 95%
- Câu 39 : Cho 20,8 gam hỗn hợp FeS và FeS2 vào bình kín chứa không khí dư. Nung nóng bình để FeS và FeS2 cháy hoàn toàn. Sau phản ứng ta thấy số mol khí trong bình giảm 0,15 mol.
A 40,6; 59,4
B 50;50
C 42,3; 57,7
D kết quả khác
- Câu 40 : Hoà tan A gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào HNO3 đặc nguội, dư thì được 0,336 lít NO2 (ở 0oC, 2atm). Cũng a gam hỗn hợp X trên khi hoà tan trong HNO3 loãng dư thì thu được 0,168 lít NO (ở 0oC, 4atm). Khối lượng 2 kim loại Al và Mg trong a gam hỗn hợp X là:
A 5,4g; 3,6g
B 4,05g; 4,8g
C 0,54g; 0,36g
D Kết quả khác
- Câu 41 : Đốt cháy 13,7ml hỗn hợp A gồm metan, propan, cacbon (II) oxit thu được 25,7ml khí CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Phần trăm thể tích propan trong hỗn hợp A và hỗn hợp A so với nitơ là:
A 43,8%; nặng bằng
B 43,8%; nhẹ hơn
C 43,8%; nặng hơn
D 87,6%; nhẹ hơn
- Câu 42 : Oxi hoá 4g một rượu đơn chức thu được 5,6g hỗn hợp gồm anđehit, rượu dư và nước. Rượu đã cho là:
A Rượu chứa 3 nguyên tử cacbon trong phân tử
B CH3OH
C Rượu chưa no
D C2H5OH
- Câu 43 : Hoà tan một oxit kim loại X hoá trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% ta được dung dịch muối nồng độ 11,76%. X là kim loại:
A Mg
B Ba
C Ca
D Fe
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein