Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 ĐS & GT 11 năm 2019 -...
- Câu 1 : Có 8 quyển sách khác nhau và 6 quyển vở khác nhau. Số cách chọn một trong các quyển đó là:
A. 6
B. 8
C. 14
D. 48
- Câu 2 : Có 10 cái bút khác nhau và 8 quyển sách giáo khoa khác nhau. Một bạn học sinh cần chọn 1 cái bút và 1 quyển sách. Hỏi bạn học sinh đó có bao nhiêu cách chọn?
A. 90
B. 70
C. 80
D. 60
- Câu 3 : Công thức tính số hoán vị \(P_n\) là
A. \({P_n} = \left( {n - 1} \right)!\)
B. \({P_n} = \left( {n + 1} \right)!\)
C. \({P_n} = \frac{{n!}}{{\left( {n - 1} \right)}}\)
D. \({P_n} = n!\) .
- Câu 4 : Một người vào cửa hàng ăn, người đó chọn thực đơn gồm 1 món ăn trong 5 món, 1 loại quả tráng miệng trong 5 loại quả tráng miệng và một nước uống trong 3 loại nước uống. Có bao nhiêu cách chọn thực đơn:
A. 15
B. 25
C. 75
D. 100
- Câu 5 : Số tự nhiên n thỏa mãn \(A_n^2 - C_{n + 1}^{n - 1} = 5\) là:
A. n = 5
B. n = 3
C. n = 4
D. n = 6
- Câu 6 : Trong khai triển \({\left( {3{x^2} - y} \right)^{10}}\), hệ số của số hạng chính giữa là:
A. \( - 3.C_{10}^5\)
B. \( 3.C_{10}^5\)
C. \({3^4}.C_{10}^4\).
D. \( - {3^4}.C_{10}^4\).
- Câu 7 : Gieo con súc sắc hai lần. Biến cố A là biến cố để sau hai lần gieo có ít nhất một mặt 6 chấm
A. \(A = \left\{ {\left( {6,1} \right),\,\left( {6,2} \right),\,\left( {6,3} \right),\,\left( {6,4} \right),\,\left( {6,5} \right)} \right\}\)
B. \(A = \left\{ {\left( {1;6} \right),\,\left( {2;6} \right),\,\left( {3;6} \right),\,\left( {4;6} \right),\,\left( {5;6} \right)} \right\}\)
C. \(A = \left\{ {\left( {1,6} \right),\,\left( {2,6} \right),\,\left( {3,6} \right),\,\left( {4,6} \right),\,\left( {5,6} \right),\,\left( {6,6} \right)} \right\}\).
D. \(A = \left\{ {\left( {1,6} \right),\,\left( {2,6} \right),\,\left( {3,6} \right),\,\left( {4,6} \right),\,\left( {5,6} \right),\,\left( {6,6} \right),\,\left( {6,1} \right),\,\left( {6,2} \right),\,\left( {6,3} \right),\,\left( {6,4} \right),\,\left( {6,5} \right)} \right\}\) .
- Câu 8 : Xét một phép thử có không gian mẫu \(\Omega \) và A là một biến cố của phép thử đó. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Xác suất của biến cố A là số \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
B. \(0 \le P\left( A \right) \le 1\).
C. \(P\left( A \right) = 0\) khi và chỉ khi A là chắc chắn.
D. \(P\left( A \right) = 1 - P\left( {\overline A } \right)\) .
- Câu 9 : Gieo một con súc sắc 3 lần. Xác suất để được mặt hai chấm xuất hiện cả 3 lần là
A. \(\frac{1}{{172}}\)
B. \(\frac{1}{{18}}\)
C. \(\frac{1}{{20}}\)
D. \(\frac{1}{{216}}\) .
- Câu 10 : Từ 7 chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu số từ 4 chữ số khác nhau?
A. 7.6.5.4.
B. 7!.6!.5!.4!.
C. 7!.
D. \(7^4\).
- Câu 11 : Có bao nhiêu cách chọn 5 cầu thủ từ 11 trong một đội bóng để thực hiện đá 5 quả luân lưu 11m, theo thứ tự quả thứ nhất đến quả thứ năm.
A. \(C_{10}^5\)
B. \(A_{11}^5\)
C. \(C_{11}^5\)
D. \(A_{11}^2.5!\)
- Câu 12 : Số \(5! - {P_4}\) bằng:
A. 5
B. 12
C. 24
D. 96
- Câu 13 : Cho \(P\left( A \right) = \frac{1}{4},P\left( {A \cup B} \right) = \frac{1}{2}\). Biết A, B là hai biến cố độc lập, thì P(B) bằng:
A. \(\frac{3}{4}\)
B. \(\frac{1}{8}\)
C. \(\frac{1}{4}\)
D. \(\frac{1}{3}\)
- Câu 14 : Cho n là số nguyên dương thỏa mãn \({3^n}C_n^0 - {3^{n - 1}}C_n^1 + {3^{n - 2}}C_n^2 - ..... + {\left( { - 1} \right)^n}C_n^n = 2048\). Tìm n
A. 11
B. 10
C. 12
D. 9
- Câu 15 : Tìm hệ số của \(x^5\) trong khai triển đa thức của: \(x{\left( {1 - 2x} \right)^5} + {x^2}{\left( {1 + 3x} \right)^{10}}\)
A. 1313
B. 3320
C. 2130
D. 3210
- Câu 16 : Gieo một con xúc sắc cân đối và đồng chất. Giả sử con xúc sắc xuất hiện mặt b chấm. Xét phương trình \({x^2} - bx + 7 - 2b = 0\). Gọi A: "phương trình có hai nghiệm phân biệt dương", số phần tử của biến cố A là:
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
- Câu 17 : Ba người cùng bắn vào 1 bia. Xác suất để người thứ nhất, thứ hai,thứ ba bắn trúng đích lần lượt là 0,8; 0,6; 0,5. Xác suất để có đúng 2 người bắn trúng đích bằng:
A. 0,24
B. 0,96
C. 0,46
D. 0,92
- Câu 18 : Cần phân công ba bạn từ một tổ có 10 bạn để làm trực nhật. Hỏi có bao nhiêu cách phân công khác nhau?
A. 210
B. 720
C. 103
D. 120
- Câu 19 : Cho \(C_n^{n - 3} = 1140\). Tính \(A = \frac{{A_n^6 + A_n^5}}{{A_n^4}}\)
A. 256
B. 342
C. 231
D. 129
- Câu 20 : Có 10 cặp vợ chồng đi dự tiệc. Tổng số cách chọn một người đàn ông và một người phụ nữ trong bữa tiệc phát biểu ý kiến sao cho hai người đó không là vợ chồng:
A. 100
B. 91
C. 10
D. 90
- Câu 21 : Hệ số của \(x^5\) trong khai triển \({\left( {2x + 3} \right)^8}\) là
A. \(C_8^3{.2^3}{.3^5}\)
B. \(C_8^3{.2^5}{.3^3}\)
C. \(-C_8^5{.2^5}{.3^3}\)
D. \(C_8^5{.2^3}{.3^5}\)
- Câu 22 : Một tổ học sinh gồm có 6 nam và 4 nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 em. Tính xác suất 3 em được chọn có ít nhất 1 nữ
A. \(\frac{1}{{30}}\)
B. \(\frac{1}{6}\)
C. \(\frac{5}{6}\)
D. \(\frac{1}{2}\)
- Câu 23 : Có 5 tem thư khác nhau và 6 bì thư khác nhau. Từ đó người ta muốn chọn ra 3 tem thư, 3 bì thư và dán 3 tem thư ấy lên 3 bì đã chọn. Hỏi có bao nhiêu cách làm như thế?
A. 1200
B. 1000
C. 2000
D. 2200
- Câu 24 : Tính \[M = \frac{{A_{n + 1}^4 + 3A_n^3}}{{\left( {n + 1} \right)!}}\), biết \(C_{n + 1}^2 + 2C_{n + 2}^2 + 2C_{n + 3}^2 + C_{n + 4}^2 = 149\).
A. \(\frac{1}{9}\)
B. \(\frac{3}{4}\)
C. \(\frac{9}{{10}}\)
D. \(\frac{{10}}{9}\)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau