Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH môn hóa năm 2015, Đề...
- Câu 1 : Thí nghiệm dưới đây dùng để điều chế khí X. Nhận định nào dưới đây là đúng
A Khí X là H2. Màu dung dịch Br2 không đổi màu.
B Khí X là SO2. Màu dung dịch Br2 nhạt dần.
C Khí X là H2S . Màu dung dịch Br2 đậm lên.
D Khí X là SO2. Trong bình tam giác có vẩn đục kết tủa.
- Câu 2 : Trộn 6 g Mg bột với 4,5 g SiO2 rồi đun nóng ở nhiệt độ cao cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lấy hỗn hợp thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư. Thể tích khí hiđro bay ra ở điều kiện tiêu chuẩn là :
A 1,12 lít
B 5,60 lít
C 0,56 lít
D 3,92 lít
- Câu 3 : Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, cường độ dòng là 5A. Khi ở anot có 4 g khí oxi bay ra thì ngừng điện phân. Điều nào sau đây luôn đúng ?
A Khối lượng đồng thu được ở catot là 16 g
B Chỉ có khí thoát ra ở anot
C pH của dung dịch trong quá trình điện phân luôn tăng lên
D Thời gian điện phân là 9650 giây
- Câu 4 : Cho CO qua ống sứ chứa m gam Fe2O3 đun nóng. Sau một thời gian ta thu được 5,2 g hỗn hợp X gồm Fe và 3 oxit kim loại. Hòa tan X bằng HNO3 đặc nóng thì được 0,05 mol khí NO2. Vậy giá trị của m là :
A 9,84g
B 6,00 g
C 7,60g
D 5,60 g
- Câu 5 : Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch nước vôi trong (dư), thì khối lượng dung dịch trong bình giảm 2,48 g và có 7 g kết tủa tạo ra. Công thức phân tử của A là :
A C7H14.
B C6H12.
C C6H14.
D C7H16.
- Câu 6 : Để phát hiện các khí sau trong hỗn hợp khí, phương pháp nào không đúng?
A Dùng dung dịch CuSO4 để nhận ra H2S
B Dùng dung dịch KI và hồ tinh bột để nhận ra O3
C Dùng dung dịch phenolphtalein để nhận ra NH3
D Dùng dung dịch BaCl2 để nhận ra CO2
- Câu 7 : Điều nào sau đây không đúng khi nói về xenlulozơ ?
A Tác dụng với HNO3 đặc
B Có thể dùng để điều chế ancol etylic
C Tan trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2
D Dùng để sản xuất tơ enan
- Câu 8 : Các hiện tượng của thí nghiệm nào sau đây được mô tả đúng ?
A Cho fructozơ vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3/ NH3 rồi đun nóng không có Ag tạo ra, cho tiếp vài giọt axit sunfuric vào rồi đun nóng : có Ag xuất hiện.
B Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ : Cu(OH)2 tan tạo thành dung dịch xanh lam, đun nóng, hỗn hợp : màu xanh mất đi và có kết tủa đỏ gạch. Làm lạnh hỗn hợp kết tủa tan và màu xanh xuất hiện trở lại.
C Nhỏ dung dịch I2 lên mẩu chuối chín : không có màu xanh. Cho mẩu chuối đó vào dung dịch H2SO4 rất loãng đun nóng một lúc, để nguội rồi nhỏ dung dịch I2 vào : màu xanh xuất hiện
D Cho dung dịch I2 vào hồ tinh bột : màu xanh xuất hiện, đun nóng : màu xanh mất, để nguội : lại có màu xanh.
- Câu 9 : Thí nghiệm nào sau đây chỉ 1 hiện tượng: chỉ có kết tủa hoặc chỉ có khí bay ra ?
A Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3
B Cho dung dịch H2SO4 phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2
C Cho Mgvào dung dịch NaHSO4
D Cho Ba vào dung dịch NaHSO3
- Câu 10 : Kim loại có cấu hình electron nào sau đây có tính khử mạnh nhất ? X : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 ; Y : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 ; Z : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 ; T : 1s2 2s2 2p6 3s1
A Z
B T
C Y
D X
- Câu 11 : Dung dịch X gồm NH3 0,1M; NH4Cl 0,1M. pH của dung dịch X có giá trị là:(cho Kb của NH3 là 1,75.10-5)
A 9,24
B 4,76
C 8,8
D 9,42
- Câu 12 : Đun nóng hỗn hợp 2 ancol đơn chức mạch hở với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy 1 trong 3 ete thu được khí cacbonic và hơi nước có tỉ lệ mol là nCO2 : nH2O = 3:4 . Công thức phân tử của 2 ancol là:
A C2H5OH và CH3CHOHCH3
B C2H5OH và CH3CH2OH
C CH3OH và CH3CH2CH2OH
D CH3OH và C2H5OH
- Câu 13 : Kim loại Al phản ứng được tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ở nhiệt độ thường?
A dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch NaOH, dung dịch MgCl2
B HNO3 đặc, dung dịch CH3COOH, dung dịch CuSO4
C dung dịch Ba(OH)2, KHSO4, dung dịch FeSO4
D dung dịch FeCl3, CrCl3, Fe3O4
- Câu 14 : Cho 13,62 gam trinitrotoluen (TNT) vào một bình đựng bằng thép có dung tích không đổi 500ml (không có không khí) rồi gây nổ. Sau phản ứng nhiệt độ bình là 18000C, áp suất trong bình là P atm, biết rằng sản phẩm khí trong bình sau nổ là hỗn hợp CO, N2, H2. P có giá trị là:
A 224,38
B 203,98
C 152,98
D 81,6
- Câu 15 : Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần.Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04g chất rắn không tan.Phần 2 có khối lượng 29,79gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là:
A 36,48 gam và Fe3O4
B 39,72 gam và FeO
C 38,91 gam và FeO
D 39,72 gam và Fe3O4
- Câu 16 : Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3N-CH2-COOH, 0,02 mol CH3-CH(NH2)–COOH; 0,05 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch KOH 1M đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A 16,335 gam
B 8,615 gam
C 12,535 gam
D 14,515 gam
- Câu 17 : Thí nghiệm nào sau đây khi hoàn thành không có kết tủa?
A Zn vào dung dịch KOH
B Cho Ba kim loại vào dung dịch NH4HCO3
C Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH
D Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4])
- Câu 18 : So sánh nhiệt độ sôi của các chất axit axetic, axeton, propan, etanol
A CH3COOH > CH3CH2CH3 > CH3COCH3 > C2H5OH
B C2H5OH > CH3COOH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3
C CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3
D C2H5OH > CH3COCH3 > CH3COOH > CH3CH2CH3
- Câu 19 : Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử ?
A (NH4)2CO3 2NH3 + CO2 + H2O
B CO + Cl2 COCl2
C CaOCl2 + 2HCl CaCl2 + Cl2 + H2O
D 4KClO3 KCl + 3KClO4
- Câu 20 : Trong các chất sau, chất nào không thể dùng để điều chế cao su bằng một phản ứng?
A cloropren
B isopren
C đivinyl
D propađien
- Câu 21 : Phản ứng nào sau đây chứng tỏ trong phân tử rượu (ancol) etylic có nhóm hiđroxyl ?
A C2H5OH + HBr C2H5Br + H2O
B C2H5OH + CuO CH3CHO + Cu + H2O
C C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
D 2C2H5OH + 2Na 2C2H5Ona + H2
- Câu 22 : Nhận định nào sau đây đúng ?
A Khi điện phân Al2O3, phải trộn thêm criolit vì Al2O3 nóng chảy không dẫn điện.
B Để sản xuất Al, ta không điện phân nóng chảy AlCl3 vì AlCl3 nóng chảy không điện li.
C Để ngăn không cho Al tạo ra tiếp xúc với không khí, thùng điện phân phải đậy kín.
D Khi điện phân Al2O3 , điện cực than chì bị hao hụt liên tục.
- Câu 23 : Để chuyên chở an toàn lượng lớn dung dịch HNO3 đậm đặc, người ta thường dùng bồn chứa làm bằng :
A đồng.
B sắt.
C sắt tráng kẽm.
D sắt mạ niken.
- Câu 24 : Cho 2,16 gam bột Al vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,12 mol và FeCl3 0,06 mol. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A. Khối lượng chất rắn A là:
A 5,28 g
B 1,92 g
C 7,68 g
D 5,76 g
- Câu 25 : Độ mạnh tính axit được xếp tăng dần theo dãy sau :
A CH3COOH < HCOOH < H2CO3 < HClO
B H2CO3 < CH3COOH < HCOOH < HClO
C HCOOH < CH3COOH < H2CO3 < HClO
D HClO < H2CO3 < CH3COOH < HCOOH
- Câu 26 : Cho 0,1 mol một este X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, thu được hỗn hợp hai muối của hai axit hữu cơ đều đơn chức và 6,2 g một ancol Y. Y là chất nào trong các chất sau ?
A C2H4(OH)2
B CH2(CH2OH)2
C CH3–CH2–CH2–OH
D CH3–CH2 –CHOH–CH2–OH
- Câu 27 : Oxi hoá 4 g ancol đơn chức thì được 5,6 g một hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/ NH3 dư thì được bao nhiêu gam Ag ?
A 20,52 g
B 10,80 g
C 43,20 g
D 21,60 g
- Câu 28 : Nếu chỉ xét sản phẩm chính thì phản ứng đúng là :
A
B
C
D
- Câu 29 : Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Ag vào dung dịch HNO3 rồi cô cạn và nung đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn nặng :
A 3,78 g.
B 4,50 g.
C 4,26 g.
D 7,38 g.
- Câu 30 : Cho phản ứng : 3H2(khí) + Fe2O3 (rắn) 2Fe + 3H2O (hơi) Nhận định nào sau đây là đúng?
A Tăng áp suất cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
B Thêm Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
C Nghiền nhỏ Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
D Thêm H2 vào hệcân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
- Câu 31 : Số đồng phân cấu tạo của các anđehit no, mạch hở, đa chức ứng với công thức đơn giản nhất C2H3O là
A 5
B 2
C 3
D 4
- Câu 32 : Trộn bột nhôm dư vào hỗn hợp gồm : MgO, Fe3O4, CuO rồi nung ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn chất rắn thu được gồm :
A MgO, Al2O3, Fe, Cu, Al
B MgO, Al, Fe, CuO, Al2O3
C MgO, Al2O3, FeO, Cu, Al
D Mg, Al, Fe, Cu, Al2O3
- Câu 33 : Cho 2,32g hỗn hợp gồm FeO; Fe2O3 và Fe3O4 (số mol FeO = số mol Fe2O3) tác dụng vừa đủ với V lít dung dich HCl 1M. Giá trị V là:
A 0,08 lít
B 0,12 lít
C 0,04 lít
D 0,16 lít
- Câu 34 : Phương pháp nào sau đây thường được dùng để điều chế Ag từ Ag2S ?
A Ag2S AgNO3 Ag
B Ag2S Na[Ag(CN)2] Ag
C Ag2S Ag2O Ag
D Ag2S AgCl Ag
- Câu 35 : Để tinh chế I2 có lẫn các tạp chất là : BaCl2, MgBr2, KI người ta có thể sử dụng cách nào sau đây ?
A Dùng dung dịch Na2CO3 rồi lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch phản ứng với khí clo
B Nung nóng hỗn hợp sau đó làm lạnh
C Hoà tan hỗn hợp vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3
D Dùng dung dịch hồ tinh bột để hấp thụ I2
- Câu 36 : Phản ứng nào sau đây đúng?
A
B
C
D
- Câu 37 : Kim loại M thuộc nhóm A có 1 electron độc thân ở trạng thái cơ bản. Công thức oxit của M có thể là :
A M2O hay M2O3.
B M2O hay MO.
C M2O3 hay MO2.
D MO hay M2O3.
- Câu 38 : PTHH nào sau đây không đúng ?
A CH2=CH–CH2–Cl + H2O CH2=CH–CH2–OH + HCl
B CH3–CH–CH2–Cl + H2O CH3–CH–CH2–OH + HCl
C C6H5–Cl + 2NaOH C6H5–ONa + NaCl + H2O
D CH2=CH– Cl + NaOH CH3–CHO + NaCl
- Câu 39 : Chất hữu cơ X phản ứng được với : dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch NaOH, dung dịch HCl. Vậy công thức nào sau đây phù hợp ?
A HCOO–CH(NH3Cl)–COOH
B NH2–CH(CHO)–COONa
C ClNH3–CH(CHO)–CH2OH
D HCOO–CH2–COONH3Cl
- Câu 40 : Cho 6,80 g hỗn hợp CaO, CuO phản ứng hoàn toàn với cacbon dư ở nhiệt độ cao thu được 2,24 lít khí CO duy nhất (đktc). Khối lượng kim loại tạo thành là
A 5,2 g.
B 3,2 g.
C 6,4 g.
D 4,0 g.
- Câu 41 : Nhận xét nào sau đây luôn đúng ?
A Các nguyên tố nhóm B đều là các kim loại.
B Các kim loại nhóm B không phản ứng với nước.
C Các kim loại nhóm B có tính khử trung bình.
D Các kim loại nhóm B đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
- Câu 42 : Số sản phẩm thu được trong phản ứng cộng giữa đivinyl với HBr theo tỉ kệ mol 1 : 1 (không kể đồng phân hình học) là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 43 : Cho V lít dung dịch HCl 0,02M vào 0,1 lít dung dịch Na[Al(OH)4] 0,2M sau phản ứng lọc lấy kết tua đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Biết 0,9 lít ≤ V ≤ 3,25 lít, hỏi m có giá trị trong khoảng nào ?
A 0,225 gam ≤ V ≤ 1,24 gam
B 2,34 gam ≤ V ≤ 7,8 gam
C 0,225 gam ≤ V ≤ 1,02 gam
D 0,225 gam ≤ V ≤ 0,918 gam.
- Câu 44 : Hỗn hợp X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với không khí bằng 1. Nếu cho Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A 16,0 gam.
B 3,2 gam.
C 8,0 gam.
D 32,0 gam.
- Câu 45 : Cho hỗn hợp X gồm 2 oxit kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng, dư), được một dung dịch vừa làm mất màu dung dịch KMnO4, vừa hòa tan bột Cu. Vậy X là hỗn hợp nào trong các hỗn hợp sau ?
A FeO và Al2O3
B Fe3O4 và MgO
C Fe2O3 và CuO
D FeO và CuO
- Câu 46 : Các chất trong dãy nào sau đây đều có tính lưỡng tính ?
A NH2–CH2–COOH, NH2–CH2–COONH4 , CH3–COONH4
B CH3–COOCH3 , NH2–CH2–COOCH3 ,ClNH3CH2 –CH2NH3Cl
C ClNH3–CH2–COOH, NH2–CH2–COOCH3, NH2–CH2–CH2ONa
D NH2–CH2–COONa, ClNH3–CH2–COOH , NH2–CH2–COOH
- Câu 47 : Trong các ancol có công thức phân tử C4H8O, số ancol bền, khi bị oxi hóa tạo thành anđehit là :
A 3
B 2
C 5
D 4
- Câu 48 : Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một Aminoacid no,mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 .Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm H2O,CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 36,3(g) .Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần phản ứng là?
A 2,8(mol).
B 1,8(mol).
C 1,875(mol).
D 3,375 (mol)
- Câu 49 : Có 2 bình điện phân mắc nối tiếp bình 1 chứa CuCl2, bình 2 chứa AgNO3. Khi ở anot của bình 1 thoát ra 22,4 lít một khí duy nhất thì ở anot của bình 2 thoát ra bao nhiêu lít khí? (Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện).
A 11,2 lít
B 22,4 lít
C 33,6 lít
D 44,8 lít
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein