Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa học trường THPT N...
- Câu 1 : Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42- . Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là
A 33,8 gam
B 28,5 gam
C 29,5 gam
D 31,3 gam
- Câu 2 : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A chu kỳ 3, nhóm VA.
B chu kỳ 3, nhóm VIIA.
C chu kỳ 2, nhóm VIIA.
D chu kỳ 2, nhóm VA.
- Câu 3 : Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm ?
A Na+
B Mg2+
C Al3+
D Fe2+
- Câu 4 : Cho Zn vào dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và phần không tan Y . Kim loại trong Y và muối trong X là
A Ag và Zn(NO3)2
B
Zn và AgNO3
C Zn, Ag và AgNO3
D Ag và Zn(NO3)2, AgNO3
- Câu 5 : Hệ số trùng hợp của poli(etylen) là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng khoảng 120 000 đvC?
A 4280
B 4286
C 4281
D 4627
- Câu 6 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)?
A Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím
B Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa
C Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức
D Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng
- Câu 7 : Tên thay thế của CH3-CH=O là
A metanal
B metanol
C etanol
D etanal
- Câu 8 : Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A 31,22.
B 34,10.
C 33,70.
D 34,32.
- Câu 9 : Cho các chất và ion sau: Al2O3, Fe2+, CuO, CO32-, HS-, Na+, Cl-, H+ . Số chất và ion phản ứng với KOH là
A 5
B 6
C 3
D 4
- Câu 10 : Phương trình 2H+ + S2- -> H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng
A FeS + HCl -> FeCl2 + H2S
B H2SO4 đặc + Mg -> MgSO4 + H2S + H2O
C K2S + HCl -> H2S + KCl
D BaS + H2SO4 -. BaSO4 + H2S
- Câu 11 : Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Phần trăm thể tích của butan trong X là
A 66,67%.
B 25,00%.
C 50,00%.
D 33,33%.
- Câu 12 : Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở (tỉ lệ số mol 3 : 1). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần vừa đủ 1,75 mol khí O2, thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai anđehit trong X là
A HCHO và CH3CHO.
B CH3CHO và C2H5CHO.
C HCHO và C2H5CHO.
D CH3CHO và C3H7CHO.
- Câu 13 : Hợp chất nào sau đây chứa liên kết cộng hóa trị
A HCl
B NaCl
C KF
D CaBr2
- Câu 14 : Cho phương trình hóa học : aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2OTỉ lệ a : b là
A 1 : 2
B 1 : 3
C 1 : 1
D 2 : 3
- Câu 15 : Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là
A 19,2.
B 9,6
C 12,8.
D 6,4.
- Câu 16 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là
A C2H6 và C3H8.
B CH4 và C2H6.
C C2H2 và C3H4.
D C2H4 và C3H6.
- Câu 17 : Hiđrocacbon X tác dụng với brom, thu được dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi so với H2 bằng 75,5. Chất X là
A 2,2-đimetylpropan
B pentan
C 2-metylbutan
D but-1-en
- Câu 18 : Số hiđrocacbon là đồng phân cấu tạo của nhau, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C8H10 là
A 4
B 2
C 5
D 3
- Câu 19 : Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A 2,58 gam.
B 2,22 gam.
C 2,31 gam.
D 2,44 gam.
- Câu 20 : Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là
A Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4.
B NH4NO3 và Ca(H2PO4)2.
C NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
D NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.
- Câu 21 : Cho 1,42 gam P2O5 tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn khan gồm
A K3PO4 và KOH.
B K2HPO4 và K3PO4.
C KH2PO4 và K2HPO4.
D H3PO4 và KH2PO4.
- Câu 22 : Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là
A SO2, O2 và Cl2.
B H2, NO2 và Cl2.
C H2, O2 và Cl2.
D Cl2, O2 và H2S.
- Câu 23 : Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng 16,6 gam X với H2SO4 đặc ở 140ºC, thu được 13,9 gam hỗn hợp ete (không có sản phẩm hữu cơ nào khác). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai ancol trong X là
A C3H5OH và C4H7OH.
B CH3OH và C2H5OH.
C C3H7OH và C4H9OH.
D C2H5OH và C3H7OH.
- Câu 24 : Axit axetic không phản ứng với chất nào sau đây?
A NaOH
B MgCl2
C ZnO
D CaCO3
- Câu 25 : Cho các phát biểu sau:(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.Phát biểu đúng là
A (1) và (2).
B (3) và (4).
C (2) và (4).
D (1) và (3).
- Câu 26 : Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
A 4
B 3
C 6
D 5
- Câu 27 : Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) buta – 1,3 – đien. Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp:
A (1), (2), (5).
B (1), (2), (3), (4).
C (1), (4), (5).
D (2), (3), (4), (5).
- Câu 28 : Cho các chất: etyl axetat, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, p- crezol, axit lactic, alanin. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch nước brom là:
A 7 và 4
B 6 và 3
C 5 và 4
D 7 và 3
- Câu 29 : α-aminoaxit X chứa 1 nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A H2NCH2COOH
B H2NCH2CH2COOH
C CH3CH2CH(NH2)COOH
D CH3CH(NH2)COOH
- Câu 30 : Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là:
A 4
B 2
C 5
D 3
- Câu 31 : Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho 2,2 gam X vào 20 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A CH3COOCH2CH3.
B HCOOCH(CH3)2.
C HCOOCH2CH2CH3.
D CH3CH2COOCH3.
- Câu 32 : Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe (với tỉ lệ số mol giữa Na và Al tương ứng là 2 : 1). Cho X tác dụng với H2O (dư) thu được chất rắn Y và V lít khí. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 0,25V lít khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ số mol của Fe và Al trong X tương ứng là
A 16 : 5.
B 5 : 16.
C 1 : 2.
D 5 : 8.
- Câu 33 : Lấy 57,2 gam hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu cho tác dụng với dd hỗn hợp H2SO4 và HNO3 vừa đủ. Khi hỗn hợp kim loại tan hết thu 220,4 gam muối chỉ chứa toàn muối sunfat của các kim loại trên. Khí bay ra gồm có 0,2 mol NO; 0,2 mol N2O và x mol SO2. x gần với giá trị nào sau đây nhất
A 0,85
B 0,55
C 0,75
D 0,95
- Câu 34 : Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. - Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). - Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:
A 0,39; 0,54; 0,56.
B 0,39; 0,54; 1,40.
C 0,78; 1,08; 0,56.
D 0,78; 0,54; 1,12.
- Câu 35 : Oxi hóa m gam ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp Y gồm axit cacboxylic, nước và ancol dư. Chia Y làm hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Phần hai phản ứng với Na vừa đủ, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 19 gam chất rắn khan. Tên của X là
A metanol.
B etanol.
C propan-2-ol.
D propan-1-ol.
- Câu 36 : Xà phòng hoá 3,52 gam este X được tạo ra từ axit đơn chức và ancol đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ được muối Y và ancol Z. Nung nóng Y với oxi thu được 2,12 gam muối, khí CO2 và hơi nước. Ancol Z được chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ thu được khí H2 có số mol bằng nửa số mol ancol phản ứng và 1,36 gam muối. Phần 2 cho tác dụng với CuO dư, nung nóng được chất hữu cơ T có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là:
A HCOOC2H5
B CH3COOCH=CH2
C CH3COOC2H5
D C2H5COOCH3
- Câu 37 : Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là
A 96,7.
B 101,74.
C 100,3.
D 103,9.
- Câu 38 : Có 2 dung dịch axit no đơn chức A1 và A2. Trộn 1 lít A1 với 2 lít A2 thu được 3 lít dung dịch X để trung hòa dung dịch 7,5 ml X cần dùng với 12,5 ml dung dịch NaOH (dung dịch B) và tạo ra 1,165 gam muối khan. Trộn 2 lít A1 với 1 lít A2 thu được 3 lít dung dịch Y. Để trung hòa 7,5 ml Y cần 10 ml dung dịch B và tạo ra 0,89 gam muối khan Xác định công thức A1 và A2 biết rằng số nguyên tử C trong mỗi phân tử không quá 4.
A CH3COOH và C2H5COOH
B HCOOH và C2H5COOH
C CH3COOH và C3H7COOH
D HCOOH và C3H7COOH
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein