Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây d...
- Câu 1 : TVGS có nhất thiết phải giám sát quá trình lấy mẫu, vận chuyển và bàn giao mẫu cùng với Nhà thầu không?
A. Không nhất thiết, vì TVGS không thể có đủ người để làm các công việc ấy
B. Bắt buộc, vì công việc này có ảnh hưởng lớn đến tính đúng đắn của phép thử
C. Chỉ nên đi vài lần đầu, các lần sau có thể để NT tự làm công việc này
D. Không cần thiết, vì TVGS chỉ cần kiểm tra quá trình thí nghiệm của NT là đủ
- Câu 2 : Công tác giám sát thi công, yêu cầu về kiểm tra kết quả lao dọc và sang ngang dầm BTCT, Độ sai lệch cho phép đường tim nhịp cầu lao ra so với thiết kế:
A. Không lớn hơn 40mm
B. Không lớn hơn 50mm
C. Không lớn hơn 60mm
D. Không lớn hơn 70mm
- Câu 3 : Các chỉ tiêu cần quan tâm khi chấp nhận chứng chỉ thí nghiệm cốt thép là gì?
A. Giới hạn chảy, giới hạn bền, độ dãn dài, đường kính uốn và góc uốn
B. Loại, đường kính, giới hạn chảy
C. Loại, đường kính, giới hạn chảy, giới hạn bền, độ dãn dài, đường kính uốn và góc uốn, tính hàn (khi có mối hàn)
D. Phương án A và B
- Câu 4 : Trình tự đổ bê tông mặt cắt dầm hộp nào là hợp lý nhất:
A. bản đáy hộp, 2 góc hộp bên dưới, 2 thành hộp, bản nắp hộp
B. bản đáy hộp, 2 thành hộp, bản nắp hộp
C. 2 góc hộp bên dưới, bản đáy hộp, 2 thành hộp, bản nắp hộp
D. 2 góc hộp bên dưới, 2 thành hộp, bản nắp hộp
- Câu 5 : Việc thử tải xe đúc hẫng cầu BTCT DUL được thực hiện khi nào:
A. Phương án 1: ngay sau khi chế tạo xong xe đúc tại nhà máy chế tạo
B. Phương án 2: sau khi lắp ráp hoàn chỉnh xe đúc tại vị trí trên đốt K0 chưa bao gồm phần ván khuôn
C. Phương án 3: sau khi lắp ráp hoàn chỉnh xe đúc tại vị trí trên đốt K0 bao gồm cả phần ván khuôn
D. Phương án 4: cả thử tải trong Nhà máy (Phương án 1) và phương án 3
- Câu 6 : Khi thi công đúc hẫng đốt K0, dùng loại phụ gia nào là đúng:
A. Phụ gia siêu dẻo, siêu giảm nước, tăng cường độ cao sớm
B. Phụ gia siêu dẻo, siêu giảm nước, kéo dài thời gian ninh kết, tăng cường độ cao
C. Phụ gia cuốn khí
D. Phụ gia trợ bơm
- Câu 7 : Khi thi công đúc hẫng các đốt dầm và đốt hợp long, dùng loại phụ gia nào là đúng:
A. Phụ gia siêu dẻo, siêu giảm nước, tăng cường độ cao sớm
B. Phụ gia siêu dẻo, siêu giảm nước, kéo dài thời gian ninh kết, tăng cường độ cao
C. Phụ gia cuốn khí
D. Phụ gia trợ bơm
- Câu 8 : Khi thi công đúc đốt hợp long, chọn cấp bê tông thế nào?
A. Giống như cấp bê tông của các đốt đúc hẫng khác
B. Cao hơn ít nhất 10% so với cấp bê tông của các đốt đúc hẫng khác
C. Tùy Tư vấn giám sát quyết định
D. Tùy Chủ đầu tư quyết định
- Câu 9 : Độ sụt tối thiểu hợp lý của hỗn hợp bê tông khi đúc hẫng là bao nhiêu:
A. Phương án 1: 5 cm
B. Phương án 2: 10 cm
C. Phương án 3: 15 cm
D. Phương án 4: tùy chọn một trong 3 cách nêu trên do Tư vấn giám sát quyết định
- Câu 10 : Số lượng cọc khoan nhồi cần phải kiểm tra siêu âm trên một công trường cầu là bao nhiêu:
A. tất cả các cọc
B. ít nhất 50% tổng số cọc
C. do Tư vấn giám sát quyết định
D. kết hợp B và C
- Câu 11 : Loại vật liệu nào dưới đây có thể sử dụng để đắp nền đường?
A. Đất á cát
B. Đất bùn, đất than bùn
C. Đất mùn lẫn hữu cơ có thành phần hữu cơ quá 10%, đất có lẫn cỏ và rễ cây, lẫn rác thải sinh hoạt
D. Đất có lẫn thành phần muối dễ hòa tan quá 5%
- Câu 12 : Công việc nào sau đây không phải là công tác chuẩn bị thi công nền đường?
A. Khôi phục và cố định các cọc định vị tuyến đường thiết kế
B. Xử lý mặt nền tự nhiên trước khi đắp nền
C. Định vị các điểm đặc trưng của nền đường
D. Dọn dẹp mặt bằng thi công
- Câu 13 : Mục đích của đoạn thi công thử nghiệm nền đường là gì?
A. Khẳng định các thông số chính của công nghệ đầm nén cần đạt được trong quá trình thi công đại trà
B. Khẳng định các chỉ tiêu và phương pháp kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công
C. Khẳng định công nghệ và phương án tổ chức thi công
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 14 : Phương án đắp đất nào được phép sử dụng để đắp đoạn tiếp giáp giữa mố cầu với nền đường đắp liền kề?
A. Đắp thành từng lớp xiên lấn dần từ phía nền đắp về mố cầu
B. Đắp thành từng lớp từ dưới lên trên với chiều dày đầm nén từ 20 đến 30 cm
C. Đắp thành từng lớp từ dưới lên trên với chiều dày đầm nén không quá 20 cm
D. Đắp thành từng lớp từ dưới lên trên với chiều dày đầm nén từ 30 đến 40 cm
- Câu 15 : Trong thi công nền đường, đất đào thừa phải đổ ở đâu?
A. Đổ ở một số khu vực nhất định được phép đổ
B. Đổ ở sông suối và các vị trí trũng gần tuyến đường đang thi công
C. Đổ ở sườn dốc phía dưới nền đường đào
D. Đổ ở khu vực đất canh tác gần tuyến đường đang thi công
- Câu 16 : Để phục vụ nghiệm thu nền đường cần kiểm tra những nội dung nào dưới đây?
A. Kiểm tra các biên bản đã thực hiện trong quá trình thi công
B. Kiểm tra các yếu tố hình học của nền đường
C. Kiểm tra chất lượng công tác gia cố mái taluy nền đường
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 17 : Trong quá trình thi công ấn bấc thấm, với mỗi lần ấn bấc thấm không cần phải kiểm tra nội dung nào sau đây?
A. Các chỉ tiêu cơ lý của bấc thấm
B. Vị trí và phương thẳng đứng của bấc thấm
C. Chiều dài bấc thấm
D. Phần bấc thấm thừa ra trên mặt tầng đệm cát
- Câu 18 : Loại lu nào thích hợp để lu lèn mặt đường đá dăm nước?
A. Lu bánh cứng
B. Lu bánh lốp
C. Lu chấn động
D. Lu chân cừu
- Câu 19 : Kiểm tra độ chặt của lớp móng đá dăm nước ở hiện trường bằng cách nào dưới đây?
A. Quan sát các vệt hằn của bánh lu trên bề mặt
B. Phương pháp dùng phễu rót cát
C. Phương pháp thử mức độ vỡ của đá rải ra mặt đường khi lu chạy qua
D. Đáp án a và c
- Câu 20 : Nội dung nào dưới đây không cần thiết phải kiểm tra khi nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm?
A. Kích thước hình học (cao độ, độ dốc ngang, chiều rộng, chiều dày)
B. Độ bằng phẳng
C. Độ nhám
D. Độ chặt lu lèn
- Câu 21 : Để kiểm tra độ chặt lu lèn của lớp cấp phối đá dăm ở hiện trường thường dùng phương pháp nào dưới đây?
A. Phương pháp đồng vị phóng xạ
B. Phương pháp dùng phễu rót cát
C. Phương pháp dao đai đốt cồn
D. Phương pháp dùng phao Covalep
- Câu 22 : Để kiểm tra thành phần hạt của cấp phối đá dăm ở hiện trường, có thể dùng phương pháp nào dưới đây?
A. Phương pháp sử dụng tỷ trọng kế
B. Kiểm tra thông qua chứng chỉ vật liệu của nhà sản xuất
C. Phương pháp sàng
D. Kiểm tra bằng mắt tại hiện trường
- Câu 23 : Kiểm tra khả năng chống mài mòn của vật liệu cấp phối đá dăm được thực hiện bằng phương pháp nào?
A. Lấy mẫu thí nghiệm xác định chỉ tiêu LA
B. Dùng búa đập sau đó quan sát đánh giá bằng mắt
C. Quan sát bằng mắt sau khi lu lèn
D. Kiểm tra chỉ tiêu LA từ chứng chỉ vật liệu của nhà sản xuất
- Câu 24 : ể tránh hiện tượng cấp phối thiên nhiên bị phân tầng trong quá trình vận chuyển, không dùng biện pháp nào dưới đây?
A. Dùng máy xúc lên xe ô tô vận chuyển
B. Dùng xẻng hất lên xe
C. Dùng sọt chuyển lên xe
D. Đổ vật liệu ở chiều cao không quá 1,0 m
- Câu 25 : Chỉ tiêu nào dưới đây cần phải kiểm tra để nghiệm thu lớp móng cấp phối thiên nhiên?
A. Kích thước hình học
B. Độ bằng phẳng
C. Độ chặt đầm nén
D. Tất cả các đáp án trên
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4