Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 15 (...
- Câu 1 : Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?
A Na.
B Ca.
C K.
D Li.
- Câu 2 : Vị trí của nguyên tố nitơ (N) trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A chu kỳ 3, nhóm VA.
B chu kỳ 2, nhóm IVA.
C chu kỳ 3, nhóm IVA.
D chu kỳ 2, nhóm VA.
- Câu 3 : Sắt không tác dụng được với dung dịch
A HNO3 đặc nóng.
B H2SO4 đặc, nóng.
C Fe(NO3)3.
D Fe(NO3)2.
- Câu 4 : Crom ở điều kém hoạt động vì
A crom là kim loại cứng nhất.
B crom có lớp màng oxit bền vững.
C crom là kim loại yếu.
D crom có nhiều số oxi hoá.
- Câu 5 : Chất nào sau đây thuộc loại phân đạm?
A NaCl.
B Ca(H2PO4)2.
C NaHCO3.
D NH4Cl.
- Câu 6 : Khi thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, sau phản ứng thu được muối natri axetat và ancol etylic. Tên gọi của X là
A metyl axetat.
B etyl axetat.
C metyl propionat.
D etyl propionat.
- Câu 7 : Nguyên liệu dùng để điều chế tơ visco là
A glucozơ.
B saccarozơ.
C tinh bột.
D xenlulozơ.
- Câu 8 : Chất không có khả năng mất màu dung dịch brom là
A CH3COOCH=CH2.
B CH2=CHCOOH.
C CH3CHO.
D CH3CH2OH.
- Câu 9 : Polime nào sau đây là polieste?
A Tơ lapsan.
B Tơ axetat.
C Tơ nilon-6.
D Tơ enang.
- Câu 10 : Hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Fe2O3. Khử hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,36 lít CO (đktc). Mặt khác, để hoà tan m gam X cần vừa đủ V ml H2SO4 2M. Giá trị của V là
A 75.
B 0,075.
C 150.
D 0,15.
- Câu 11 : Hấp thụ 2,24 lít CO2 vào 160ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là (biết phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A 11,82 gam.
B 19,70 gam.
C 31,52 gam.
D 7,88 gam.
- Câu 12 : Hoà tan hoàn toàn 4,8 gam Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng chỉ thu được dung dịch X và không thấy xuất hiện khí. Khối lượng muối có trong X là
A 29,6 gam.
B 33,6 gam.
C 44,4 gam.
D 59,2 gam.
- Câu 13 : Hoàn tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 5,4 gam so với ban đầu. Giá trị của m là
A 2,8.
B 5,6.
C 8,4.
D 11,2.
- Câu 14 : Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam một este no, đơn chức mạch hở, sau phản ứng thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của este là
A C4H8O2.
B C3H6O2.
C C2H4O2.
D CH2O2.
- Câu 15 : Thuỷ phân hoàn toàn dung dịch chứa m gam saccarozơ, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 đun nóng thấy xuất hiện 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A 17,1.
B 34,2.
C 51,3.
D 68,4.
- Câu 16 : Thuỷ phân hoàn toàn 21,9 gam Gly – Ala bằng dung dịch NaOH (vừa đủ) sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A 20,8.
B 31,2.
C 41,6.
D 52,0.
- Câu 17 : Cho 6 gam một axit hữu cơ đơn chức tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 8,2 gam muối. Tên gọi của axit là
A axit metanoic.
B axit etanoic.
C axit propanoic.
D axit butanoic.
- Câu 18 : Nhận định đúng là
A crom là kim loại lưỡng tính.
B crom (III) oxit tan được trong dung dịch NaOH loãng.
C crom (VI) oxit là oxit axit.
D crom (II) oxit là oxit lưỡng tính.
- Câu 19 : Nhiệt phân các muối sau: Fe(NO3)2, KNO3, NH4HCO3, NH4NO3, CaCO3. Số thí nghiệm sinh ra đơn chất là
A 4.
B 3.
C 2.
D 1.
- Câu 20 : Hoà tan Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho X tác dụng lần lượt với: FeO, Cu, KI, KMnO4, BaCl2, NaNO3. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là
A 3.
B 4.
C 5.
D 6.
- Câu 21 : Khí nào sau đây có thể thu vào bính bằng phương pháp đẩy nước?
A HCl.
B NH3.
C O2.
D HNO3.
- Câu 22 : Cho 4 dung dịch riêng biệt đựng một trong bốn muối sau: BaCl2, KHCO3, K2CO3 và NaHSO4, được ký hiệu (không theo thứ tự) là X, Y, Z, T. Hiện tượng khi trộn lần lượt 4 dung dịch được cho dưới bảng sau:Vậy Z là
A BaCl2.
B KHCO3.
C K2CO3.
D NaHSO4.
- Câu 23 : Nhận định không chính xác là
A chất béo là trieste của glixerol và axit béo.
B phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hoá.
C phản ứng xà phòng hoá là phản ứng sinh ra xà phòng.
D este no, đơn chức, mạch hở luôn tác dụng với NaOH với tỉ lệ mol 1 : 1.
- Câu 24 : Cho glyxin tác dụng lần lượt với: HCl, NaOH, NH3, C2H5OH, HNO3, Br2 (dd), HNO2 (với xúc tác thích hợp). Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là
A 4.
B 5.
C 6.
D 7.
- Câu 25 : Chất hữu cơ T có phân tử khối là 60. Biết rằng T phản ứng được với Na. Số công thức cấu tạo thoả mãn của T là
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 26 : Cho các chất sau: CH3COOC2H5, HCOOCH=CH2, CH3COOC6H5, CH2Br-CH2Br, HOOC-CHO, Ala – Glu. Gọi k là tỉ lệ mol giữa NaOH (vừa đủ) với số mol mỗi chất trên. Biết rằng k là số chẵn. Số chất thỏa mãn điều kiện là
A 2.
B 3.
C 4.
D 5.
- Câu 27 : Đốt cháy hoàn toàn m gam photpho trong oxi dư, sau phản ứng thu được rắn X. Cho toàn bộ X vào 160 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được (m + 13,45) gam. Giá trị của m là
A 2,79.
B 3,41.
C 4,03.
D 4,56.
- Câu 28 : Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 160ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,5M và NaOH 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhỏ từ từ tới hết dung dịch HCl 2M vào X, tới khi bắt đầu thoát ra khí thì dừng lại thì thấy đã dùng V ml. Giá trị của V là
A 60.
B 45.
C 30.
D 15.
- Câu 29 : Cho m gam bột Cu vào 400ml dung dịch AgNO3 0,2M sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A 1,6.
B 3,2.
C 4,8.
D 6,4.
- Câu 30 : Cho 10.8 gam hỗn hợp A gồm Cu và kim loại M (khối lượng của M lớn hơn khối lượng của Cu) tác dụng với dung dịch HCl dư, thu dược 2,912 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp A này tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thì thu được 5,6 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Mặt khác, nếu cho 5,4 gam hỗn hợp A tác dụng với 160 ml AgNO3 1M thu được m gam chắt rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, kim loại M không có hóa trị (I) trong các hợp chất. Kim loại M và giá trị của m lần lượt là
A Mg và 3,12.
B Mg và 18,08.
C Fe và 3,12.
D Fe và 18,08.
- Câu 31 : Dẫn 2,24 lít C2H2 qua nước dư (với xúc tác HgSO4, 80oC), sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ X. Cho X vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất hiện 22,08 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng hiđrat hoá axetilen là
A 20%.
B 40%.
C 60%.
D 80%.
- Câu 32 : Hỗn hợp T gồm 2 este đơn chức X và Y (MX < MY). Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp T cần vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 1,4M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa 12,84 gam hỗn hợp hai muối và 2,76 gam một ancol duy nhất. Phần trăm theo khối lượng của X có trong hỗn hợp ban đầu là
A 30,14%.
B 69,86%.
C 49,25%.
D 50,75%.
- Câu 33 : Hỗn hợp X gồm C3H4, C2H2, C3H6 và H2 đều mạch hở. Dẫn 10,1 gam hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thì thấy có 64 gam Br2 đã tham gia phản ứng. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn 6,16 lít hỗn hợp X, sau phản ứng thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và m gam nước. Giá trị của m là
A 15,30.
B 22,50.
C 7,65.
D 11,25.
- Câu 34 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(1): Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2.(2): Cho Al2O3 vào lượng dư dung dịch NaOH.(3): Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.(4): Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.(5): Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.(6): Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được khí).Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A 2.
B 3.
C 4.
D 5.
- Câu 35 : Ba chất hữu cơ X, Y, Z đều no, mạch hở, có cùng phân tử khối. Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất đều chỉ thu được CO2 và H2O. Nếu cho a mol hỗn hợp chứa X và Y tác dụng với NaHCO3 thì thu được 1,6a mol CO2. Nếu cho a mol hỗn hợp Y và Z tác dụng với NaHCO3 thì thu được 0,4a mol CO2. Mặt khác nếu cho a mol hỗn hợp X, Y, Z tác dụng với Na dư, sau phản ứng thu được a mol H2. Biết rằng tổng phân tử khối của cả ba chất là 270 đvC. Nhận định nào sau đây là đúng?
A Chất hữu cơ X có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
B Chất hữu cơ Y là đa chức.
C Chất hữu cơ Z có 3 đồng phần cấu tạo.
D Chất hữu cơ X và Y có mạch cacbon không phân nhánh.
- Câu 36 : Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:Giá trị của V gần nhất với
A 2,4.
B 2,1.
C 1,7.
D 2,5.
- Câu 37 : Cho 10 gam hỗn hợp X gồm: FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS (trong đó O chiếm 16% khối lượng hỗn hợp X) tác dụng vừa đủ với 0,4 mol H2SO4 đặc (đun nóng) sinh ra 0,31 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Mg dư vào Y sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng 2,8 gam (giả sử toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Đốt cháy hoàn toàn 10 gam X bằng lượng vừa đủ V lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 tỷ lệ mol 1 : 1. Giá trị gần nhất của V là
A 1,5232.
B 1,4784.
C 1,4336.
D 1,568.
- Câu 38 : Axit cacboxylic X, ancol Y, anđehit Z đều đơn chức, mạch hở, tham gia được phản ứng cộng với Br2 và đều có không quá ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z (trong đó X chiếm 20% về số mol) cần vừa đủ 0,34 mol O2. Mặt khác 14,8 gam hỗn hợp trên phản ứng tối đa với a mol H2 (xúc tác Ni). Giá trị của a là
A 0,45.
B 0,40.
C 0,50.
D 0,55.
- Câu 39 : Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím
A C6H5NH2.
B NH3.
C CH3CH2NH2.
D CH3NHCH2CH3.
- Câu 40 : Phát biểu nào sau đây là sai :
A Có thể phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
B Glucozơ và mantozơ đều bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
C Tinh bột và fructôzơ đều tham gia phản ứng thủy phân.
D Fructozơ không làm mất màu nước brom.
- Câu 41 : Cho 7,2 gam đimetylamin vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A 17,28 gam
B 13,04 gam
C 17,12 gam
D 12,88 gam.
- Câu 42 : Hỗn hợp tecmit có thành phần là:
A Al + FeO
B Al + Fe3O4
C Al + Fe2O3
D Al + Fe
- Câu 43 : Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A 32,50.
B 48,75.
C 29,25.
D 20,80.
- Câu 44 : Hòa tan hết 0,01 mol NaHSO4 vào dung dịch chứa Ba(HCO3)2 dư kết thúc phản ứng thấy khối lượng dung dịch giảm m gam so với ban đầu. Giá trị của m là :
A 0,44 gam
B 2,77 gam
C 0,88 gam
D 2,33 gam
- Câu 45 : Nhận định nào sau đây không đúng
A Nhôm có tính khử mạnh hơn crôm
B Đồng thanh là hợp kim của đồng và thiếc
C Cr(VI) oxit vừa là một oxit axit có tính oxi hóa mạnh.
D Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp MgCl2 và HCl thì xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa.
- Câu 46 : Cho các dung dịch sau: AlCl3, NaAlO2, Na2ZnO2, Al2(SO4)3, Na2CO3, Na2SO4. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là:
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 47 : Cho 0,54 gam Al vào 40ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X thu được kết tủa. Để thu được kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là:
A 110 ml.
B 40 ml.
C 70 ml.
D 80 ml.
- Câu 48 : Tên gọi của peptit H2N-CH2-CONH-CH2-CONHCH(CH3)COOH là :
A Gly-Ala-Gly
B Gly-Gly-Ala
C Ala-Gly-Gly
D Gly-Ala-Ala
- Câu 49 : Chất X phản ứng với HCl, chất X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa .Chất X là:
A NaCl
B NaHCO3
C K2SO4
D Ca(NO3)2
- Câu 50 : Nếu vật làm bằng hợp kim Fe - Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn ?
A Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa
B Sắt đóng vai trò anot bị oxi hóa
C Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa
D Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hóa
- Câu 51 : Cho dãy các cation kim loại :Ca2+, Cu2+, Na+, Zn2+ .Cation kim loại nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy
A Ca2+
B Cu2+
C Na+
D Zn2+
- Câu 52 : Phát biểu không đúng là:
A Các hợp chất Cr2O3 , Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.
B Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.
C. Các hợp ch
C Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
D Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.
- Câu 53 : Khi làm thí nghiệm với các chất sau X, Y, Z, T ở dạng dung dịch nước của chúng thấy có các hiện tượng sau:- Chất X tan tốt trong dung dịch HCl và tạo kết tủa trắng với dung dịch brom.- Chất Y và Z đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.- Chất T và Y đều tạo kết tủa khi đun nóng với dung dịch AgNO3/NH3.Các chất X, Y, Z, T đều không làm đổi mày quỳ tím.
A anilin, fructozơ, glixerol, metanal
B phenol, fructozơ, etylen glicol, metanal.
C anilin, glucozơ, etylen glicol, metanol.
D phenol, glucozơ, glixerol, etanal.
- Câu 54 : Đun nóng este CH3OOCCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:
A CH2=CHCOONa và CH3OH.
B CH3COONa và CH2=CHOH.
C CH3COONa và CH3CHO.
D C2H5COONa và CH3OH.
- Câu 55 : Hiện tượng nào dưới đây không đúng thực tế ?
A Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và có một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu xanh đặc trưng.
C Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện hiện tượng đông tụ.
D Đốt cháy da hay tóc thấy có mùi khét.
- Câu 56 : Nhúng thanh Fe lần lượt vào các dung dịch sau: (1) AgNO3, (2) CuCl2, (3) NiCl2, (4) ZnCl2, (5) hỗn hợp gồm HCl và CuSO4. Những trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.
A (1), (2), (5)
B (2), (3), (4), (5)
C (1), (2), (3), (5)
D (2), (3), (5)
- Câu 57 : Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
B Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.
C Tất cả các polime đều bị nóng chảy tạo ra chất lỏng nhớt.
D Các polime đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
- Câu 58 : Cho từ từ từng giọt đến hết 100 ml dung dịch HCl aM vào 100 ml dung dịch Na2CO3 1M, thấy thoát ra 1,344 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của a là.
A 1,6
B 1,2
C 0,6
D 0,8
- Câu 59 : Hòa tan hoàn toàn 15,74 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư thu được dung dịch chứa 26,04 gam chất tan và 9,632 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là:
A 17,15%
B 20,58%
C 42,88%
D 15,44%
- Câu 60 : Hỗn hợp E chứa Gly và một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H12O4N2 tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Cho 3,02 gam E tác dụng (vừa đủ) với dung dịch chứa NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan gồm hỗn hợp 2 muối và một chất khí là chất hữu cơ có khả năng làm xanh giấy quỳ ẩm. Giá trị của m có thể là:
A 3,59 hoặc 3,73
B 3,28
C 3,42 hoặc 3,59
D 3,42
- Câu 61 : Cho m gam hỗn hợp X gồm HCOOC2H5 và CH3COOCH3 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 9,4 gam hỗn hợp 2 ancol. Giá trị m là
A 25,9.
B 14,8.
C 22,2.
D 18,5.
- Câu 62 : Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a gần với giá trị nào sau đây nhất ?
A 1,25
B 1,42
C 1,56
D 1,63
- Câu 63 : Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là:
A Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.
B Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
C Fe(NO3)2.
D Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.
- Câu 64 : Cho các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch NH3 dư. (b) Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch AlCl3. (c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. (d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch KAlO2.Số thí nghiệm thu được kết tủa khi phản ứng kết thúc là
A 3
B 4
C 2
D 1
- Câu 65 : Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A Chất béo là este của glixerol và các axit béo.
B Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.
C Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
D Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
- Câu 66 : Hỗn hợp P gồm ancol A, axit cacboxylic B (đều no, đơn chức, mạch hở) và este C tạo ra từ A và B. Đốt cháy hoàn toàn m gam P cần dùng vừa đủ 0,36 mol O2, sinh ra 0,28 mol CO2. Cho m gam P trên vào 250 ml dung dịch NaOH 0,4M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Q. Cô cạn dung dịch Q còn lại 7,24 gam chất rắn khan. Người ta cho thêm bột CaO và 0,96 gam NaOH vào 7,24 gam chất rắn khan trên rồi nung trong bình kín không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được a gam khí. Giá trị a gần nhất với ?
A 2,5 gam.
B 2,9 gam.
C 2,1 gam.
D 1,7 gam.
- Câu 67 : Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Đem Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thì thu được chất rắn khan có khối lượng là m gam. Giá trị của m là
A 70,55.
B 59,60.
C 48,65.
D 74,15.
- Câu 68 : Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau mộ t thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A 4,8 gam
B 4,32 gam
C 4,64 gam
D 5,28 gam
- Câu 69 : Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đo ở đktc), thu được 0,55 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,9 gam H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây sai?
A Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1.
B X phản ứng được với NH3.
C Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X.
D Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học.
- Câu 70 : Cho m gam hỗn hợp H gồm NaHCO3, Fe2O3, ZnO, MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 24,5%, thu được dung dịch X chứa m + 37,24 gam muối và 193,08 gam H2O và có khí CO2 thoát ra. Dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì xuất hiện 139,8 gam kết tủa. Biết phân tử khối trung bình của H bằng 94,96. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong H là
A 26,96%
B 24,88%
C 27,58%
D 34,12%
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein