Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn Vật Lý năm 2018- Đề...
- Câu 1 : Trong dao động cơ điều hòa , những đại lượng có tần số bằng tần số của li độ là:
A vận tốc, gia tốc và lực kéo về
B lực kéo về, động năng và vận tốc
C vận tốc, gia tốc và động năng
D lực kéo về, động năng và gia tốc
- Câu 2 : Khi nói về sóng âm, phát biểu sai là:
A Âm có tần số càng nhỏ thì nghe càng trầm
B Độ to của âm là đặc trưng sinh lý của âm
C Âm có cường độ càng lớn thì nghe càng to
D Độ to của âm tỷ lệ nghịch với cường độ âm
- Câu 3 : Nhận xét nào sau đây không đúng? Sóng cơ và sóng điện từ đều
A mang năng lượng
B Truyền được trong chân không
C Có thể giao thoa
D bị phản xạ khi gặp vật chắn
- Câu 4 : Kết luận nào sau đây sai khi nói về phản ứng:\(n + {}_{95}^{235}U \to {}_{56}^{144}Ba + {}_{36}^{89}Kr + 3n + 200MeV\)
A Đây là phản ứng tỏa năng lượng.
B Đây là phản ứng phân hạch
C Điều kiện xảy ra phản ứng là nhiệt độ rất cao.
D Năng lượng toàn phần của phản ứng được bảo toàn.
- Câu 5 : Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 3cm và 4cm. Dao động tổng hợp không thể có biên độ bằng
A 8 cm
B 5 cm
C 1 cm
D 7 cm
- Câu 6 : Khi nói về quang phổ liên tục, phát biểu sai là
A Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
B Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
C Quang phổ liên tục do các chất rắn, lỏng hoặc khí có áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra.
D Quang phổ liên tục gồm những vạch màu riêng biệt hiện trên một nền tối.
- Câu 7 : Hai điện tích bằng nhau đặt trong không khí cách nhau 4cm thì lực hút giữa chúng là 10-5N. Để lực hút giữa chúng là 2,5.10-6 N thì chúng phải đặt cách nhau
A 1cm
B 8cm
C 16cm
D 2cm
- Câu 8 : Hai điện tích điểm q1 = -10-6 và q2 = 10-6C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40cm trong chân không. Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm N cách A 20cm và cách B 60cm có độ lớn
A 105V/m
B 0,5.105V/m
C 2.105V/m
D 2,5.105V/m
- Câu 9 : Công của lực điện thực hiện để làm dịch chuyển một điện tích 10.10-6 C trên một quãng đường dài 1m có phương vuông góc với đường sức điện của một điện trường đều có cường độ E=106 V/m là
A 1J.
B 1 000 J.
C 10-3 J.
D 0 J
- Câu 10 : Một ánh sáng đơn sắc có tần số 4.1014 Hz truyền trong chân không với tốc độ 3.108m/s. Bước sóng của ánh sáng này trong chân không là
A 0,25 mm.
B 0,25 µm.
C 0,75 mm.
D 0,75 µm
- Câu 11 : Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 20 µH và tụ điện có điện dung 20nF. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động riêng của mạch là
A 2π.10-6 s.
B 4.10-6 s.
C 4π.10-6 s.
D 2.10-6 s
- Câu 12 : Một máy biến áp lí tưởng gồm cuộn sơ cấp và thứ cấp có số vòng dây lần lượt là 5000vòng và 2500vòng. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V và tần số 50Hz vào hai đầu cuộn sơ cấp. Ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở, điện áp có giá trị hiệu dụng và tần số lần lượt là
A 100V và 50Hz.
B 400V và 50Hz.
C 400V và 25Hz.
D 100V và 25Hz
- Câu 13 : Một acquy làm việc và được ghi lại chế độ như sau: Khi cường độ dòng điện là 4A thì công suất mạch ngoài là 7,2W. Khi cường độ dòng điện là 6A thì công suất mạch ngoài là 9,6W. Tính suất điện động và điện trở trong của acquy.
A E = 2,2V, r = 1Ω
B E = 22 V, r = 1Ω
C E = 2,2V, r = 0,1Ω
D E = 22 V, r = 0,1Ω
- Câu 14 : Cho phản ứng hạt nhân\(\alpha + {}_7^{14}N \to {}_8^{17}O + {}_1^1p\). Hạt α chuyển động với động năng 9,7MeV đến bắn vào hạt N đứng yên, sau phản ứng hạt p có động năng 7MeV. Cho biết mN = 14,003074 u; mp = 1,007825 u; mO = 16,999133 u; mα = 4,002603 u. Góc giữa các phương chuyển động của hạt α và hạt p là
A 410
B 600
C 520
D 250
- Câu 15 : Hai dao động điều hoa cùng phương có phương trình \({x_1} = {A_1}c{\text{os}}\left( {\omega t - \frac{\pi }{6}} \right)cm,\) và \({x_2} = {A_2}c{\text{os}}\left( {\omega t - \pi } \right)cm\). Phương trình dao động tổng hợp là \(x = 9c{\text{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right)cm\). Để biên độ A2 có giá trị cực đại thì biên độ A1 có giá trị bằng
A 16cm
B 20cm
C 9cm
D 18cm
- Câu 16 : Đặt điện áp xoay chiều u vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở R và tụ điện C mắc nối tiếp. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp u vào thời gian t như hình vẽ. Biểu thức cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch là\(i = 2\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{6}} \right)A\) . Giá trị của R và C lần lượt là:
A 50Ω và 1/(2π) mF
B 50Ω và 1/(2,5π) mF
C 50\(\sqrt 3 \)Ω và 1/(2π) mF
D 50\(\sqrt 3 \)Ω và 1/(2,5π) mF
- Câu 17 : Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe S1S2 là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1m. Nếu ánh sáng chiếu vào khe S có bước sóng λ1 thì khoảng vân giao thoa trên màn là 0,24mm. Nếu ánh sáng chiếu vào khe S có bước sóng λ2 (\({\lambda _2} \ne {\lambda _1}\)) thì tại vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1 có một vân sáng của bức xạ λ2. Biết ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ 380nm đến 760nm. Giá trị λ2 bằng
A 0,6μm
B 0,72μm
C 0,36μm
D 0,42μm
- Câu 18 : Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2πft (U0 không đổi, f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch RLc mắc nối tiếp. Điều chỉnh để f = f1 = 60Hz và f = f2 = 120Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch có cùng giá trị. Khi f = f3 = 180Hz thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng\(\frac{1}{{\sqrt 2 }}\) . Khi f = f4 = 30Hz thì hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị là:
A 0,55
B 0,71
C 0,59
D 0,46
- Câu 19 : Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ. Biểu thứcđiện áp giữa hai đầu các đoạn mạch AN, MB và NB lần lượt là \({u_{AN}} = 2\sqrt 2 Uc{\text{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right);\)\({u_{MB}} = \sqrt 2 Uc{\text{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right)\)và \({u_{NB}} = U'c{\text{os}}\left( {\omega t + \varphi - \frac{{2\pi }}{3}} \right);\)biết điện trở có giá trị R, cuộn dây có điện trở r và cảm kháng ZL, tụ điện có dung kháng ZC. Hệ thức nào sau đây sai?
A 2R =Ö3ZL
B r = Ö3ZC
C R = 2r
D ZL = 2ZC
- Câu 20 : Ở mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn sóng A,B cách nhau 18cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = acos20πt (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. khoảng cách AM là
A 2cm
B 1,25cm
C 5cm
D 2,5cm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất