Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa Sở giáo dục đào t...
- Câu 1 : Cho dãy các kim loại sau: Al, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, Mg. Các kim loại trong dãy trên chỉ có thể được điều chế theo phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất là
A Al, Na, Cu
B Al, Na, Mg
C Fe, Cu, Zn, Ag
D Na, Fe, Zn
- Câu 2 : Số este có công thức phân tử C3H6O2 là:
A 3
B 4
C 2
D 1
- Câu 3 : Hỗn hợp khí có thể tồn tại trong mọi điều kiện là:
A Cl2 và O2
B H2S và SO2
C H2S và O2
D H2 và Cl2
- Câu 4 : Cho các phản ứng sau:Các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường là
A (1), (3), (5), (6).
B (1), (2), (5), (6).
C (2), (3), (4), (6).
D (1), (2), (3), (4).
- Câu 5 : Trung hòa hết m gam glyxin (NH2 – CH2 – COOH ) cần vừa đủ 200 ml dung dịch KOH 0,6M. Giá trị của m là:
A 8,90.
B 9,00.
C 7,50.
D 10,68.
- Câu 6 : Dung dịch chứa chất nào sau đây (nồng độ khoảng 0,1M ) không làm đổi màu quì tím?
A NaOH
B CH3NH2
C HCl
D KCl
- Câu 7 : Kim loại tan trong nước ở nhiệt độ thường là?
A Fe.
B Al.
C Na.
D Cu.
- Câu 8 : Trộn 500 ml dung dịch NaOH 1M với 500 ml dung dịch AlCl3 0,3M đến phản ứng hoàn toàn thu được m g kết tủa. Giá trị của m là?
A 11,7
B 13,0
C 3,9
D 7,8
- Câu 9 : Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của hệ, cân bằng hóa học nào sau đây không bị dịch chuyển?
A
B
C
D
- Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam este X, thu được 3,136 lít CO2 (đktc) và 2,52 gam H2O. Tên gọi của X là?
A etyl axetat
B metyl axetat
C vinyl axetat
D metyl fomat
- Câu 11 : Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc?
A Glucozơ
B Tinh bột
C Anđehit axetic
D Axit fomic
- Câu 12 : Polime X dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên được sử dụng để dệt vải, may quần áo ấm. X là?
A polibutađien
B polietilen
C poliacrilonitrin
D poli (vinylclorua)
- Câu 13 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(1) Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào bình đựng dung dịch anilin (C6H5NH2)(2) Trộn dung dịch CH3NH2 với dung dịch NaOH(3) Cho dung dịch Br2 vào dung dịch anilin (C6H5NH2)(4) Cho tripeptit Gly – Gly – Ala vào bình chứa dung dịch NaOH rồi đun nóng.Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 14 : Cho ba dung dịch chưa ba chất: CH3NH2 (X), NH2 – C3H5 – (COOH)2 (Y) và NH2 – CH2 – COOH (Z) đều có nồng độ 0,1M. Thứ tự sắp xếp ba dung dịch trên theo chiều tăng dần độ pH là
A Y< Z< X
B X< Y< Z
C Y< X< Z
D Z< X< Y
- Câu 15 : Cho 50ml dung dịch glucozơ có nồng độ xM phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. Giá trị của x là?
A 0,3
B 0,6
C 0,1
D 0,4
- Câu 16 : Cho các phát biểu sau:(a) Đun nóng dung dịch saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ.(b) Nhỏ dung dịch brom vào dung dịch phenol lấy dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng.(c) Propin phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu vàng nhat.(d) Có thể sử dụng Cu(OH)2/ để phân biệt hai dung dịch chứa Gly – Gly và Gly – Ala – Ala.Số phát biết đúng là
A 1
B 4
C 3
D 2
- Câu 17 : Kim loại R tan trong dung dịch HCl dư, tan trong dung dịch NaOH dư nhưng không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội. Kim loại R là?
A Fe
B Al
C Cr
D Zn
- Câu 18 : Dung dịch anđehit fomic (fomanđehit) trong nước được gọi là fomon được dùng để làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản, dùng trong kĩ thuật nghệ da giày do có tính sát trùng. Tuy nhiên đã có một số người sử dụng như một phụ gia trong việc làm bún phở, giò chả, rất nguy hiểm cho người sử dụng. Công thức của anđehit fomic là:
A HCHO
B CH3CHO
C CHO – CHO
D C6H5CHO
- Câu 19 : Trung hòa hoàn toàn 300ml dung dịch KOH 0,2M cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl aM. Giá trị của a là?
A 0,3
B 0,2
C 0,5
D 0,4
- Câu 20 : Thực hiện phản ứng este hóa hoàn toàn một hỗn hợp gồm 6,9 gam ancol etylic và 12 gam axit axetic trong H2SO4 đặc thu được hỗn hợp X có chứa m gam este. Giá trị của m là?
A 8,8
B 13,2
C 17,6
D 4,4
- Câu 21 : Kết luận đúng về phenol là:
A Dung dịch phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic (H2CO3), làm quì tím hóa đỏ.
B Đun nóng phenol với H2SO4 đặc ở 1400C ta thu được điphenylete
(C6H5 – O – C6H5)
C Phenol được dùng để sản xuất chất diệt nấm mốc, thuốc diệt cỏ, thuốc nổ, phẩm nhuộm
D Phenol là chất lỏng không màu, tan tốt trong nước lạnh
- Câu 22 : Cho hỗn hợp gồm 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là?
A 6,72
B 10,08
C 8,96
D 11,2
- Câu 23 : Cho dãy các chất: etylaxetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, alanin, toluen. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng là
A 3
B 4
C 6
D 5
- Câu 24 : Hòa tan hoàn toan m gam Mg trong dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO (đktc – sản phẩm khử duy nhất của N+5 ). Giá trị của m là?
A 4,8
B 3,6
C 2,4
D 3,0
- Câu 25 : Hợp chất có chứa liên kết ion trong phân tử là
A NaCl
B Cl2
C HCl
D CO2
- Câu 26 : Hấp thụ hết a mol khí CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo sơ đồ sau:Khi a = 1, lọc bỏ kết tủa sau đó cô cạn dung dịch rồi nung chất tạo thành ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A 47,3
B 34,1
C 42,9
D 59,7
- Câu 27 : Lên men m gam glucozơ để điều chế ancol etylic (hiệu suất lên men 75%). Toàn bộ khí sinh ra được hấp thụ vào 500ml dung dịch Ba(OH)2 1M, kết thúc phản ứng thu được 59,1gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m thỏa mãn điều kiện bài toán là
A 36
B 84
C 63
D 27
- Câu 28 : Đốt cháy hoàn toàn m gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no, đa chức và hai ancol đơn chức, phân tử X có không quá 5 liên kết ) cần 0,3 mol O2 thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Khi cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch thì thu được khối lượng chất rắn là
A 8,3 gam
B 14,6 gam
C 10,7 gam
D 13,9 gam
- Câu 29 : Cho 1 gam kim loại R vào 200ml dung dịch AgNO3 0,25M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch không chứa ion Ag+ và có khối lượng giảm so với khối lượng của dung dịch AgNO3 ban đầu là 4,4 gam. Kim loại R là?
A Cu
B Ca
C Zn
D Fe
- Câu 30 : Cho các phản ứng sau:(a) Đimetylaxetilen (but – 2 – in) + dung dịch AgNO3/ NH3 →(b) Fructozơ + dung dịch AgNO3/ NH3 (đun nóng) →(c) Toluen + dung dịch KMnO4 (đun nóng) →(d) Anilin + dung dịch Br2 →Số phản ứng tạo ra kết tủa là?
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 31 : Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
A 3
B 4
C 2
D 5
- Câu 32 : Hòa tan 15,84 gam hỗn hợp gồm một oxit kim loại kiềm và một oxit kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl dư được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, lấy muối khan đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thì thu được 6,048 lít khí (đo ở đktc) ở anot và a (gam) hỗn hợp kim loại ở catot. Giá trị của a là?
A 11,52
B 13,68
C 3,33
D 7,2
- Câu 33 : Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào 100ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thu được khí H2 và 7,0 gam chất rắn chưa tan. Thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dung để hòa tan hết 12 gam hỗn hợp X là?
A 0,225 lít
B 0,275 lít
C 0,240 lít
D 0,200 lít
- Câu 34 : Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol, cần dùng vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 12,32 lít CO2. Mặt khác, cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít H2. Các thể tích khi đều đo ở đktc. Giá trị của V là
A 12,32
B 17,92
C 8,96
D 15,12
- Câu 35 : Hình vẽ dưới đây mô tả cách điều chế khí trong phòng thí nghiệmCho biết sơ đồ trên có thể dùng điều chế được những khí nào trong số các khí sau: Cl2; HCl; CH4; C2H2; CO2; NH3; SO2?
A SO2; CO2; NH3
B Cl2; HCl; CH4
C HCl; CH4; C2H2
D CH4; C2H2; CO2
- Câu 36 : Đun nóng m gam một este mạch hở, đơn chức X với 200ml dung dịch NaOH 0,5M đến phản ứng hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch thu được 5,68 gam chất rắn khan và ancol Y. Cho lượng Y trên phản ứng hết với CuO (t0) rồi lấy anđehit thu được thực hiện phản ứng tráng bạc với lượng dư AgNO3/ NH3 thu được 17,28 gam Ag. Kết luận đúng về X là
A Thủy phân X trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ có cùng số nguyên tử C.
B X có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường
C X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
D Trong X, nguyên tố oxi chiếm 43,24% về khối lượng
- Câu 37 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường(b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4(c) Cho hỗn hợp KHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ 1: 1) vào nước(d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ 1: 1) vào dung dịch HCl dư(e) Cho hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ 1: 1) vào nướcSau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được hai muối là
A 2
B 4
C 5
D 3
- Câu 38 : Cho hỗn hợp M chứa hai peptit X và Y đều tạo bởi glyxin và alanin. Biết rằng tổng số nguyên tử O của phân tử X và Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,35 mol M trong KOH thì thấy có 1,95 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 52,86 gam M rồi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có khí N2 duy nhất bay ra, khối lượng bình tăng 118,26 gam. Giá trị của m là
A 267,25
B 235,05
C 208,50
D 260,10
- Câu 39 : Hỗn hợp X gồm C3H6 , C2H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam X vào bình kín có chứa một ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được một dung dịch có khối lượng giảm 17,16 gam. Nếu cho Y đi qua bình đựng lượng dư dung dịch brom trong CCl4 thì có 19,2 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp Y đi qua bình đựng dung dịch brom dư trong CCl4, thấy có 64 gam brom phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần giá trị nào nhất sau đây?
A 16,0
B 17,0
C 22,4
D 11,5
- Câu 40 : Theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế WHO (IARC), chất vàng ô (Auramine O) là chất đứng hành thứ 5 trong 116 chất gây ung thư hàng đầu trên thế giới. Trong thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt các vụ việc sử dụng chất vàng ô để nhuộm vàng măng tươi, dưa muối, cho vào thức ăn chăn nuôi để tạo màu da vàng hấp dẫn của gia cầm… Đốt cháy hoàn toàn 5,34 gam chất vàng ô bằng oxi thu được khí CO2, hơi nước và khí N2. Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 3,78 gam, bình (2) thu được 66,98 gam kết tủa và có 0,672 lít khí N2 (đktc) thoát ra. Công thức phân tử của chất vàng ô là
A C8H10N2
B C7H21N3
C C7H15O2N3
D C7H4N3
- Câu 41 : Cho 41,68 gam hỗn hợp F gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 50,4% đun nóng khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,032 lít NO2 (đktc), dung dịch G và 17,28 gam kim loại M. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch G thu được kết tủa K. Nung K trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24,72 gam chất rắn R. Biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên, khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng dung dịch HNO3 50,4% tối thiểu để hòa tan hoàn toàn 41,68 gam hỗn hợp F là
A 85,0 gam
B 112,5 gam
C 125,0 gam
D 95,0 gam
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein