Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH môn hóa năm 2015, Đề...
- Câu 1 : Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác nhau tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ?
A 6
B 9
C 12
D 10
- Câu 2 : Cho nguyên tử R, Ion X2+, và ion Y2- có số electron ở lớp vỏ bằng nhau. Sự sắp xếp bán kính nguyên tử , ion nào sau đây là đúng.
A R < X2+ < Y2-.
B X2+ < R < Y2-
C X2+ < Y2-< R.
D Y2- < R < X2+.
- Câu 3 : Cho các phản ứng sau: a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) b) FeS + H2SO4 (đặc nóng) c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) d) Cu + dung dịch FeCl3 e) CH3CHO + H2 (Ni, to) f) glucozơ + AgNO3 trong dung dịch NH3 g) C2H4 + Br2 h) glixerol + Cu(OH)2 Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A a, b, c, d, e, h.
B a, b, d, e, f, g.
C a, b, d, e, f, h.
D a, b, c, d, e, g.
- Câu 4 : Để hoà tan một tấm Zn trong dd HCl ở 200c thì cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan hết trong dd HCl nói trên ở 400c trong 3 phút. Hỏi để hoà tan hết Tấm Zn đó trong dd HCl trên ở 550c thì cần bao nhiêu thời gian?
A 60 s
B 34,64 s
C 20 s
D 40 s
- Câu 5 : Có bao nhiêu chất trong các chất sau làm quỳ tím chuyển màu xanh: phenol, natri phenolat, alanin, anilin, đimetyl amin, phenylamoni clorua, natri axetat.
A 5
B 3
C 6
D 4
- Câu 6 : Nhiệt phân (điều kiện thích hợp) cùng một khối lượng thì chất nào sau đây cho thể tích khí nhiều nhất: KMnO4 , KClO3 , KNO3 , Cu(NO3)2
A KMnO4
B KClO3
C KNO3
D Cu(NO3)2
- Câu 7 : Có các phát biểu sau về phân bón- Supephotphat kép và Supephotphat đơn đều có hàm lượng dinh dưỡng từ 18 – 25% P2O5.- Supephotphat kép được điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc phản ứng với quặng Apatit.- Phân ure được điều chế bằng phản ứng của CO2 với NH3 ở áp suất cao.- Không nên bón đạm Amoni nitrat cùng với vôi bột.- Phân Amophot có công thức là (NH4)2HPO4 - Phân phức hợp là trộn lẫn các loại phân bón theo tỉ lệ nhất định nào đó.Số phát biểu đúng là
A 3
B 5
C 2
D 1
- Câu 8 : Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít NH3 đktc vào 200ml dung dịch CuCl2, sau phản ứng hoàn toàn thu được 12,25 gam kết tủa. Nồng độ mol/lít của CuCl2 là: (Coi NH3 không tan trong nước)
A 0,75M
B 1M
C 1,5M
D 0,625M
- Câu 9 : Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10 % đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot lần lượt là:
A 149,3 lít và 74,7 lít
B 156,8 lít và 78,4 lít
C 78,4 lít và 156,8 lít
D 74,7 lít và 149,3 lít
- Câu 10 : Cho a mol Al vào dung dịch chứa b mol Cu2+ và c mol Ag+, kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối. Kết luận đúng là:
A c/3 ≤ a ≤ b/3
B c/3 ≤ a ≤ c/3 + 2b/3
C c/3 ≤ a < c/3 + 2b/3
D 3c ≤ a ≤ 2b/3
- Câu 11 : (ĐH CĐ -2007 –KHỐI B) : Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A HNO3, NaCl, Na2SO4.
B HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
C NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
D HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
- Câu 12 : Trong một bình nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3–; 0,02 mol Cl– . Nước trong bình có
A Tính cứng tạm thời.
B Tính cứng vĩnh cửu.
C Tính cứng toàn phần.
D Tính mềm.
- Câu 13 : Hòa tan hoàn toàn 7,3 gam hỗn hợp X gồm kim loại Na và kim loại M (hóa trị n không đổi) trong nước thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí hiđro (ở đktc). Để trung hòa dung dịch Y cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm về khối lượng của kim loại M trong hỗn hợp X là:
A 68,4 %
B 36,9 %
C 63,1 %
D 31,6 %
- Câu 14 : Trộn 5,4 gam bột Al với 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí). Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hòa tan hoàn toàn chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,376 lít khí H2 (ở đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và số mol H2SO4 đã phản ứng là:
A 75 % và 0,54 mol
B 80 % và 0,52 mol
C 75 % và 0,52 mol
D 80 % và 0,54 mol
- Câu 15 : Hấp thụ hoàn toàn lit 4,48 lit khí CO2 (đktc) vào bình đựng 200ml dung dịch X có chứa NaOH xM và Na2CO3 0,5M, sau phản ứng thu được dung dịch Y có chứa 35,8 gam chất tan . Giá trị x là :
A 2,5.
B 2,0.
C 1,0.
D 1,5.
- Câu 16 : Cho dãy phản ứng:X Y Z và Y X Y .X,Y,Z là:
A Cl2, HCl, H2
B Fe, Fe3O4, H2O
C NaOH, NaCl, Cl2
D Cả a,b,c đều đúng.
- Câu 17 : Số hiện tượng đúng là:- Sục O3 vào dung dịch KI loãng (có nhỏ vài giọt hồ tinh bột) thấy dung dịch chuyển sang xanh đen.- Thổi O3 qua Ag đun nóng thấy chất rắn chuyển từ trắng sang đen xỉn.- Sục H2S dư vào dung dịch chứa FeCl3, ban đầu thấy có kết tủa vàng sau đó xuất hiện kết tủa đen.- Đổ từ từ NH3 dư vào dung dịch (CuSO4, FeCl3) thấy có kết tủa màu nâu đỏ và dung dịch màu xanh lam.- Dẫn khí SO2 vào dung dịch thuốc tím thấy dung dịch đậm màu tím hơn.- Trộn Cl2 và O2 trong bình kín rồi đun nhẹ thấy bình phát sáng.
A 6
B 4
C 5
D 3
- Câu 18 : X gồm S, H2S, C, FeS,CuS, SO2, CuS2 và FeS2 cho từng chất trong X phản ứng với H2SO4 đặc, nóng thu được số mol khí lớn hơn số mol H2SO4 tham gia. Số chất X thỏa mãn là: (biết sản phẩm khí là SO2)
A 7
B 5
C 3
D 1
- Câu 19 : X là khoáng vật cuprit chứa 45% Cu2O. Y là khoáng vật tenorit chứa 70% CuO. Cần trộn X và Y theo tỉ lệ khối lượng t = mx/my để được quặng C, mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được tối đa 0,5 tấn đồng nguyên chất. Giá trị của t là:
A 5/3.
B 5/4.
C 4/5.
D 3/5.
- Câu 20 : Nung nóng m gam Fe,S trong bình kín không có O2. Sau phản ứng hạ nhiệt độ xuống 25oC thu được 17,6 gam rắn, hòa tan rắn trong HCl dư thu được 4,48 lít khí X và 3,2 gam rắn nguyên chất không tan. Để đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít (O2,O3 tỉ lệ khối lượng tương ứng 2:3). Các khí đo theo đktc thì giá trị V là:
A 4,48 lít
B 5,376 lít
C 3,584 lít
D 4,928 lít
- Câu 21 : Hòa tan hỗn hợp chứa (Fe3O4, a mol FeS2 và b mol CuS) bằng axit HNO3 đặc, nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A (chỉ chứa 2 muối sunfat) và V lít (NO,NO2 tỉ lệ mol 1:1) đo ở đktc. Hãy tìm mối liên hệ giữa V và a,b.
A
B
C
D
- Câu 22 : Amin (CH3)2CH-NH-CH3 có tên gọi là
A N-metylpropan-2-amin
B N-metylisopropylamin
C metylpropylamin
D N-metyl-2-metyletanamin
- Câu 23 : Phân tích a(g) chất hữu cơ A thu được m(g) CO2 và n(g) H2O. Cho biết m = 22n/9 và a = 15(m+n)/31. Xác định CTPT của A. Biết tỉ khối hơi (d) của A đối với không khí thì 2 < d <3.
A C3H6O
B C3H6O2
C C2H4O2
D C2H4O
- Câu 24 : Một ancol no, đa chức, mạch hở có n nguyên tử C và m nhóm OH. Cho 7,6gam ancol này tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít H2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa n và m là:
A 7n + 1 = 11m
B 7n + 2 = 12m
C 8n + 1 = 11m
D 7n + 2 = 11m
- Câu 25 : Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A CH3-C6H3(OH)2.
B HO-CH2-C6H4-OH.
C HO-C6H4-COOH.
D HO-C6H4-COOCH3.
- Câu 26 : Dạng liên kết hiđro nào sau đây không tồn tại trong hỗn hợp axit fomic và nước?
A
B
C
D
- Câu 27 : Chia 23,6 gam hỗn hợp gồm HCHO và chất hữu cơ X là đồng đẳng của HCHO thành 2 phần bằng nhau. Phần 1, cho tác dụng với H2 dư (t0C, xúc tác), sau phản ứng thu được 12,4 gam hỗn hợp ancol. Phần 2, cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 108 gam bạc. Công thức phân tử của X là
A CH3CHO
B (CHO)2
C C2H5CHO
D C2H3CHO
- Câu 28 : Đun nóng a gam một hợp chất hữu cơ chứa C; H; O mạch không phân nhánh với dung dịch chứa 11,2 gam KOH đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch B, để trung hoà dung dịch KOH dư trong B cần dùng 80 ml dung dịch HCl 0,5M. Làm bay hơi hỗn hợp sau khi trung hoà một cách cẩn thận, người ta thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức và 18,34 gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của a là
A 14,86 gam
B 13,76 gam
C 16,64 gam
D 13,04 gam
- Câu 29 : Cho sơ đồ phản ứng sau:C4H6O2Cl2 + dd NaOH dư(t0) muối của axit X (đơn chức) + H2O + NaCl. CTCT của muối là
A CH3COONa
B HCOONa
C HO-CH2-COONa
D C2H3COONa.
- Câu 30 : Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin?
A CH3NH2 + H2O CH3NH3+ + OH-
B C6H5NH2 + HCl C6H5NH3Cl
C Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O Fe(OH)3 + 3CH3NH3+
D CH3NH2 + HNO2 CH3OH + N2 + H2O
- Câu 31 : Cho m gam hỗn hợp X gồm glixin và alanin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được m+11 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì cần 35,28 lít O2 (đktc). m có giá trị là :
A 43,1 gam
B 40,3 gam
C 41,7 gam
D 38,9 gam
- Câu 32 : Đốt a mol một peptit X tạo thành từ aminoaxit no mạch hở (chỉ có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2) thu được b mol CO2; c mol H2O và d mol N2 Biết b–c = a. X là
A pentapeptit
B Tripeptit
C tetrapeptit
D không xác định được.
- Câu 33 : (B- 2011). Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là:
A 6
B 3
C 4
D 5
- Câu 34 : (ĐHKA-2011) Cho sơ đồ phản ứng: Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polime nào sau đây?
A Tơ capron và cao su buna.
B Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren.
C Tơ olon và cao su buna-N.
D Tơ nitron và cao su buna-S.
- Câu 35 : Cho sơ đồ chuyển hoá:Triolein X Y ZTên của Z là
A axit linoleic.
B axit oleic.
C axit panmitic.
D axit stearic
- Câu 36 : Trong các chất sau: C2H5OH, CH3CHO, CH3COONa, HCOOC2H5, CH3OH. Số chất từ đó điều chế trực tiếp được CH3COOH (bằng một phản ứng) là
A 4
B 5
C 3
D 2
- Câu 37 : Thủy phân 95,76g mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 75% thu được hỗn hợp X. Trung hòa hỗn hợp X bằng NaOH thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đun nóng thu được m gam Ag kết tủa. Giá trị của m là:
A 120,96 gam
B 60,48 gam
C 105,84 gam
D 90,72 gam
- Câu 38 : Cho 11,2 lít hỗn hợp X gồm axetilen và anđehit axetic (ở đktc) qua dung dịch AgNO3/NH3 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 112,8 gam kết tủa. Dẫn lượng hỗn hợp X như trên qua dung dịch nước brom dư, số gam brom tham gia phản ứng là (giả sử lượng axetilen phản ứng với nước là không đáng kể)
A 26,6 gam
B 112 gam
C 64 gam
D 90,6 gam
- Câu 39 : Oxi hoá ancol etylic bằng xúc tác men giấm, sau phản ứng thu được hỗn hợp X (giả sử không tạo ra anđehit). Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1, cho tác dụng với Na dư, thu được 6,272 lít H2 (đktc). Trung hoà phần 2 bằng dung dịch NaOH 2M thấy hết 120ml. Hiệu suất phản ứng oxi hoá ancol etylic là
A 66,7%
B 85,7%
C 42,86%
D 75%
- Câu 40 : Cho dãy biến hóa sau: CH4 C2H2 C6H6 C6H5NO2 C6H5NH3Cl C6H5NH2 2,4,6-tri brom anilin.Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng trong sơ đồ trên là phản ứng oxi hóa-khử ?
A 4
B 5
C 6
D 3
- Câu 41 : (TSĐH – B – 2010) Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là
A 0,015.
B 0,010.
C 0,020.
D 0,005.
- Câu 42 : Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử C4H8Cl2 khi thủy phân bằng dung dịch NaOH cho ra sản phẩm là anđêhit.
A 3
B 2
C 4
D 5
- Câu 43 : Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được dung dịch X. Đem điện phân dung dịch X (các điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là (Biết hiệu suất điện phân là 100 %):
A 6,4 gam và 1,792 lít
B 10,8 gam và 1,344 lít
C 6,4 gam và 2,016 lít
D 9,6 gam và 1,792 lít
- Câu 44 : Một bột màu lục A thực tế không tan trong dung dịch loãng của axit hoặc kiềm. Khi nấu chảy với kiềm (bồ tạt) và có mặt không khí nó chuyển thành chất B có màu vàng và dễ tan trong nước, chất B tác dụng với axit chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A và oxi hoá axit clohiđric thành khí clo. Công thức phân tử các chất A, B và C lần lượt là :
A Cr2O3, Na2CrO4, K2Cr2O7.
B Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7.
C Cr2O3, Na2Cr2O7, Na2CrO4
D Cr2O3, K2CrO4, Na2Cr2O7
- Câu 45 : Hòa tan 54,44 gam hỗn hợp X gồm PCl3 và PBr3 vào nước được dung dịch Y. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch Y cần 500 ml dung dịch KOH 2,6M. % khối lượng của PCl3 trong X là:
A 26,96%
B 12,125%
C 8,08%
D 30,31%
- Câu 46 : Có 4 mẫu chất rắn màu trắng BaCO3, BaSO4, Na2CO3, NaHCO3, nếu chỉ dùng H2O và một chất khí (không dùng nhiệt độ, điện phân) để phân biệt chúng thì chất khí phải chọn là
A O3.
B CO2.
C SO2.
D H2.
- Câu 47 : Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là
A HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO.
B HOOC-CH=CH-COOH.
C HO-CH2-CH=CH-CHO.
D HO-CH2-CH2-CH2-CHO.
- Câu 48 : Cho hình vẽ miêu tả phương pháp tinh chế hợp chất hữu cơ. Phương pháp sử dụng trong hình vẽ là :
A Phương pháp kết tinh
B Phương pháp chiết.
C Phương pháp chưng cất
D Phương pháp chuẩn độ.
- Câu 49 : Cho các polime sau: polistiren; cao su isopren; tơ axetat; tơ capron; poli(metyl metacrylat); poli(vinyl clorua); bakelit. Polime sử dụng để sản xuất chất dẻo gồm.
A polistiren; cao su isopren; poli(metyl metacrylat); bakelit
B polistiren; xenlulozơtri axetat; poli(metyl metacrylat); bakelit
C polistiren; poli (metyl metacrylat); bakelit, poli(vinyl clorua)
D polistiren; xenlulozơtri axetat; poli(metyl acrylat).
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein