Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2015 - Trường...
- Câu 1 : Tính khối lượng fructozơ cần dùng để hòa tan vừa hết 25,872 gam Cu(OH)2. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%.
A 32,34 gam
B 316,8 gam.
C 95,04
D 60,92 gam.
- Câu 2 : Trường hợp nào sau đây không xảy ra phương trình phản ứng?
A Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgF.
B Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3.
C Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HF.
D Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
- Câu 3 : Lượng triolein cần để điều chế 5,88 kg glixerol với hiệu suất phản ứng 85% là
A 66,47 kg.
B 56,5 kg.
C 48,025 kg.
D 22,26 kg.
- Câu 4 : Dùng ba ống nghiệm đánh số 1, 2, 3 cho hóa chất vào các ống nghiệm theo bảng sau:Bằng đồng hồ bấm giây, người ta đo khoảng thời gian từ lúc bắt đầu trộn dung dịch đến khi xuất hiện kết tủa, đối với kết quả ở ba ống nghiệm 1, 2, 3 người ta thu được ba giá trị t1, t2, t3. Khẳng định nào sau đây đúng?
A t1 > t2 > t3.
B t1 < t2 < t3.
C t1 > t3 > t2.
D t1 < t3 < t2.
- Câu 5 : Hoà tan m gam Al(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 0,51mol KOH vào dung dịch X thu được 3x gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 0,57mol KOH vào dung dịch X thu được x gam kết tủa. Giá trị của m là
A 21,30.
B 39,405.
C 31,95.
D 42,60.
- Câu 6 : Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín ở nhiệt độ cao: (1) Fe và S (rắn); (2) Au và O3 (khí); (3) Cu và Cr2O3; (4) Ag + Cl2 (khí); (5) Mg và CO2 (khí); (6) Al và C (cacbon).Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại là
A 5
B 3
C 2
D 4
- Câu 7 : Xét phản ứng este hoá giữa CH3COOH và C2H5OH. Nếu phản ứng được khởi đầu với 1 mol axit và 1 mol C2H5OH, ta có đường biểu diễn số mol este thu được theo thời gian: Hiệu suất của phản ứng este hóa đạt giá trị cực đại là
A 88,8%.
B 33,3%.
C 66,7%.
D 55,0%.
- Câu 8 : Trong phòng thí nghiệm, để nhận biết được trong một dung dịch có tồn tại ion Br– hay không, người ta hay cho vào ống nghiệm chứa dung dịch đó một ít bột MnO2 và vài giọt H2SO4 đặc sau đó đun nóng. Hiện tượng xảy ra là
A có hơi màu tím bay ra.
B có hơi màu nâu đỏ bay ra
C có kết tủa màu vàng.
D có kết tủa màu xanh.
- Câu 9 : Tỉ khối hơi của hỗn hợp 2 anđehit X, Y đối với heli bằng 14,5 với mọi tỉ lệ mol giữa X và Y. Cho 17,4g hỗn hợp X và Y (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được số mol Ag tối đa là
A 0,6
B 0,8
C 1,2
D 0,9
- Câu 10 : Trong công nghiệp, quá trình sản xuất nào sau đây là sai?
A Điện phân dung dịch muối ăn (nồng độ từ 15% - 20%) trong thùng điện phân có màng ngăn để sản xuất nước Gia-ven.
B Điện phân MgCl2 nóng chảy để sản xuất magie.
C Điện phân hỗn hợp KF và HF (hỗn hợp ở thể lỏng) để sản xuất khí flo.
D Điện phân hỗn hợp Al2O3 và 3NaF.AlF3 nóng chảy để sản xuất nhôm.
- Câu 11 : Cho 7 gam axit cacboxylic đơn chức X vào dung dịch chứa 7 gam KOH thì thu được dung dịch có chứa 11,75 gam chất tan. Axit cacboxylic X là
A C2H5COOH
B HCOOH
C CH3COOH
D C2H3COH
- Câu 12 : Khi thêm từ từ nước vào một cốc đựng dung dịch CH3COOH thì (1): số phân tử CH3COOH không thay đổi. (2): độ điện li của CH3COOH sẽ tăng lên. (3): độ dẫn điện của dung dịch sẽ tăng lên. (4): pH của dung dịch sẽ không thay đổi. (5): cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm tạo thêm ion CH3COO–.Chọn ý đúng trong 5 ý trên.
A (2), (4), (5).
B (1), (2), (4).
C (2), (5).
D (2), (3), (5).
- Câu 13 : Để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 78,88g Fe3O4 và 43,86g Al2O3 cần vừa đủ V lit CO (đktc). Giá trị của V là
A 30,464.
B 59,360
C 10,155.
D 61,376
- Câu 14 : Trong dung dịch, cation X2+ oxi hóa được kim loại Y. Khi nhúng hai thanh kim loại X và Y được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li H2SO4 loãng thì
A ở anot xảy ra quá trình khử: 2H+ +2e -> H2.
B có dòng electron di chuyển từ kim loại Y đến kim loại X.
C kim loại X bị ăn mòn điện hoá, Y không bị ăn mòn điện hoá
D ở catot xảy ra quá trình oxi hóa: 2X -> X2+ +2e
- Câu 15 : Cho một thanh Zn vào 200ml dung dịch CrCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh Zn ra đem cân thì khối lượng thanh kẽm sẽ
A giảm 9,1 gam
B giảm 13 gam.
C giảm 6,5 gam.
D giảm 18,2 gam.
- Câu 16 : Paracetamol là một hoạt chất có trong thuốc giảm đau. Paracetamol được tạo thành khi trùng ngưng axit axetic với p-aminophenol với tỉ lệ mol 1:1. Chọn phát biểu đúng về paracetamol.
A Trong phân tử paracetamol có chứa liên kết peptit
B Paracetamol có thể làm mất màu dung dịch brom.
C Paracetamol có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím
D Dung dịch paracetamol (trong nước) làm xanh giấy quì.
- Câu 17 : Cho các phát biểu sau: 1) Tinh thể SiO2 chỉ chứa liên kết đơn. 2) Trong nhóm IA, liti có nhiệt độ sôi cao nhất. 3) Phân supephotphat kép có chứa Ca(HPO4)2 và CaSO4. 4) Trong nhóm halogen, flo có nhiệt độ sôi thấp nhất. 5) Bón nhiều phân đạm amoni sẽ làm cho đất chua. 6) Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon. 7) Ở 100oC, phân tử lưu huỳnh có 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo thành mạch vòng.Số phát biểu đúng là
A 6
B 7
C 4
D 5
- Câu 18 : Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian thu được 3,12 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,95 gam Zn vào dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,45gam chất rắn Z và dung dịch chứa 1 muối duy nhất. Giá trị của m là
A 0,64.
B 1,28.
C 1,92.
D 1,6.
- Câu 19 : Cho m gam bột Fe vào 50 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,88 gam chất rắn Y. Cho 4,55 gam bột Zn vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được 4,1 gam chất rắn Z và dung dịch chứa một muối duy nhất. Giá trị của m là
A 4,48.
B 2,80.
C 5,60.
D 8,40
- Câu 20 : Thu 3 khí O2, HCl và SO2 vào đầy 3 lọ có dung tích và chiều cao như nhau rồi úp ngược 3 miệng lọ vào 3 chậu nước thấy nước dâng lên trong các lọ theo thứ tự là h1, h2, h3. Độ cao nước dâng lên giảm theo thứ tự là
A h3 > h2 > h1.
B h2 > h1 > h3.
C h2 > h3 > h1
D h1 > h3 > h2.
- Câu 21 : Hỗn hợp khí X gồm amin no, đơn chức, mạch hở Y và ankin Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, thu được 0,45 mol CO2 và 0,375 mol H2O. Công thức phân tử của Y và Z là
A C3H9N và C3H4
B C2H7N và C3H4.
C C2H7N và C2H2.
D C3H9N và C2H2
- Câu 22 : Số liên kết cộng hóa trị có trong một phân tử phenylamoni clorua là
A 16
B 17
C 18
D 19
- Câu 23 : Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol etylic. Tính thể tích ancol 40o thu được. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/ml và quá trình chế biến hao hụt 10%.
A 3194,4 ml.
B 27850 ml.
C 2875,0 ml.
D 23000 ml.
- Câu 24 : Để trung hoà m gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CH2(COOH)2, CH(COOH)3, C(COOH)4cần 540ml dung dịch NaOH 2M. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần 17,92 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A 54,68.
B 52,16.
C 53,92
D 51,88.
- Câu 25 : Kim loại nào sau đây có thể tan được trong dung dịch NaOH đặc?
A Ag
B Fe
C Al
D Mg
- Câu 26 : Nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, FexOy (không có không khí) thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành hai phần:Phần 1: Cho tác dụng với NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn không tan.Phần 2: có khối lượng 29,79 gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất).Giá trị của m và công thức của oxit sắt là
A 39,72 gam và FeO.
B 39,72 gam và Fe3O4.
C 38,91 gam và FeO.
D 36,48 gam và Fe3O4
- Câu 27 : Kiểu liên kết giữa các gốc glucozơ trong amilozơ là
A α-1,6-glicozit.
B α -1,2-glicozit.
C β-1,4-glicozit.
D α -1,4-glicozit.
- Câu 28 : Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm 0,06 mol axetilen; 0,09 mol vinylaxetilen; 0,16 mol H2 và một ít bột Ni. Nung hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm 7 hiđrocacbon (không chứa but-1-in) có tỉ khối hơi đối với H2 là 328/15. Cho toàn bộ hỗn hợp Y đi qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được m gam kết tủa vàng nhạt và 1,792 lít hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi bình. Để làm no hoàn toàn hỗn hợp Z cần vừa đúng 50 ml dung dịch Br2 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A 28,71.
B 14,37.
C 13,56
D 15,18.
- Câu 29 : Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí SO2 vào dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng. (2) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (3) Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2. (4) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc. (5) Cho SiO2 vào dung dịch HF. (6) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là
A 4
B 6
C 5
D 3
- Câu 30 : Cho 52,8 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Cu(NO3)2 và Cu vào dung dịch chứa 0,6 mol H2SO4, đun nóng. Sau khi kết phản ứng phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối có khối lượng m gam. Cho bột Cu vào dung dịch Y không thấy phản ứng hóa học xảy ra. Giá trị của m là
A 42,8.
B 46,6
C 52,8.
D 54,6.
- Câu 31 : Cho m gam anilin tác dụng hết với dung dịch Br2 thu được 9,9 gam kết tủa. Giá trị của m là
A 0,93.
B 2,79.
C 1,86.
D 3,72.
- Câu 32 : Cho kim loại crom tác dụng với lượng dư HNO3 đặc, sau phản ứng thấy thoát ra 6,72 lit khí NO (đktc). Khối lượng crom đã tham gia phản ứng là
A 15,6 gam.
B 20 gam.
C 14,8 gam
D 12,5 gam.
- Câu 33 : Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A 2,682.
B 1,788.
C 2,235.
D 2,384
- Câu 34 : Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+, Na+, Fe3+, Fe2+, Cu2+, Ba2+, NO3-,Cl-. Để nhận ra sự có mặt của ion Fe2+ trong dung dịch, người ta có thể dùng chất nào sau đây?
A NaOH
B NH3
C Na2CO3
D HCl
- Câu 35 : Tổng số khối của 2 nguyên tử X, Y là 34. Trong 2 nguyên tử X, Y, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Biết nguyên tử X là đồng vị của nguyên tử Y. Số khối của X và Y là
A 13 và 21.
B 14 và 20.
C 15 và 19.
D 16 và 18.
- Câu 36 : Thiếc (Sn) là một kim loại thuộc chu kì 4, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron p trong một nguyên tử Sn là
A 16
B 22
C 20
D 14
- Câu 37 : Điện phân 250gam dung dịch CuSO4 8% cho đến khi nồng độ dung dịch CuSO4 giảm đi một nữa thì dừng lại. Khối lượng kim loại bám trên catốt là
A 2,02 gam.
B 4,08 gam.
C 6,12 gam.
D 5,07gam
- Câu 38 : Cho giản đồ năng lượng của phản ứng: 2 H2 (k) + O2 (k) 2H2O (l) Kết luận nào sau đây về giá trị của các nhiệt phản ứng trên là đúng?
A denta H < 0 : phản ứng tỏa nhiệt.
B Denta H < 0 : phản ứng thu nhiệt.
C Denta H > 0 : phản ứng tỏa nhiệt.
D Denta H > 0 : phản ứng thu nhiệt.
- Câu 39 : Cho 4 mol axit axetic tác dụng với hỗn hợp chứa 0,5 mol glixerol và 1 mol etilenglicol (xúc tác H2SO4). Tính khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được. Biết rằng có 50% axit và 80% mỗi ancol phản ứng.
A 312 gam.
B 156,7 gam.
C 170,4 gam.
D 176,5 gam.
- Câu 40 : Số tetrapeptit tạo từ 3 α-aminoaxit: Alanin; Glyxin và Valin là
A 30
B 32
C 36
D 34
- Câu 41 : Hỗn hợp X gồm Na2O, Na2O2, Na2CO3, K2O, K2O2, K2CO3. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y chứa 50,85 gam chất tan gồm các chất tan có cùng nồng độ mol ; 3,024 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,889. Giá trị của m là
A 30,492.
B 22,689.
C 21,780.
D 29,040.
- Câu 42 : Trong số các chất: CH3COONa, Na2HPO4, NaHS, Al2(SO4)3, NaHSO4, CH3COONH4, Al(OH)3, Zn(OH)2, CrO3, HOOC-COONa, HOOC-CH2NH3Cl, AlF3. Số chất lưỡng tính là
A 7
B 9
C 8
D 10
- Câu 43 : Hỗn hợp A gồm peptit X và peptit Y (tỉ lệ số mol 1:3). X và Y cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm -CO-NH- trong 2 phân tử X và Y là 5. Khi thủy phân hoàn toàn m gam A thu được 81 gam glyxin và 42,72g alanin. Giá trị của m là
A 104,28.
B 109,5.
C 116,28.
D 110,28.
- Câu 44 : Hợp chất nào sau đây không chứa lưu huỳnh?
A Cao su Buna-S
B Oleum
C Quặng pirit sắt.
D Cao su lưu hóa.
- Câu 45 : Để chứng minh Cl2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa, người ta cho Cl2 tác dụng với
A dung dịch FeCl2
B dây sắt nóng đỏ
C dung dịch NaOH loãng.
D dung dịch KI.
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4