Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vi mô có đáp án số...
- Câu 1 : Giá thị trường:
A. Đo sự khan hiếm
B. Truyền tải thông tin
C. Tạo động cơ
D. Tất cả đều đúng
- Câu 2 : Đường cầu cá nhân về một hàng hóa hoặc dịch vụ:
A. Cho biết số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân sẽ mua ở mỗi mức giá
B. Cho biết giá cân bằng thị trường
C. Biểu thị hàng hóa hoặc dịch vụ nào sẽ được thay thế theo nguyên lý thay thế
D. Tất cả đều đúng
- Câu 3 : Ý tưởng là có các hàng hóa hoặc dịch vụ khác có thể có chức năng là các phương án thay thế cho một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể gọi là:
A. Luật cầu
B. Nguyên lý thay thế
C. Đường cầu thị trường
D. Nguyên lý khan hiếm
- Câu 4 : Nếu biết các đường cầu cá nhân của mỗi người tiêu dùng thì có thể tìm ra đường cầu thị trường bằng cách:
A. Tính lượng cầu trung bình ở mỗi mức giá
B. Cộng tất cả các mức giá lại
C. Cộng lượng mua ở mức giá của các cá nhân lại
D. Tính mức giá trung bình
- Câu 5 : Khi giá tăng lượng cầu giảm dọc trên một đường cầu cá nhân vì:
A. Các cá nhân thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác
B. Các cá nhân thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác
C. Một số cá nhân rời bỏ thị trường
D. Một số cá nhân gia nhập thị trường
- Câu 6 : Khi giá tăng lượng cầu giảm dọc theo đường cầu thị trường vì:
A. Các cá nhân thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác
B. Một số cá nhân rời bỏ thị trường
C. Một số cá nhân gia nhập thị trường
D. A và B
- Câu 7 : Khi giá tăng lượng cung tăng dọc theo đường cung cá nhân vì:
A. Giá cao hơn tạo động cơ cho các hãng bán nhiều hơn
B. Nguyên lý thay thể dẫn đến các hãng thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác
C. Đường cung thị trường là tổng của tất cả số lượng do cá nhân các hãng sản xuất ra ở mỗi mức giá
D. B và C
- Câu 8 : Khi giá tăng lượng cung tăng dọc theo đường cung thị trường vì:
A. Ở giá cao hơn nhiều hãng sẵn sàng gia nhập thị trường để sản xuất hàng hóa hơn
B. Mỗi hãng ở trong thị trường sẵn sàng sản xuất nhiều hơn
C. Đường cung thị trường là tổng của tất cả số lượng do cá nhân các hãng sản xuất ra ở mỗi mức giá
D. A và B
- Câu 9 : Việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC làm tăng giá dầu vì:
A. Quy luật hiệu suất giảm dần
B. Quy luật đường cầu co dãn
C. Đường cầu dốc xuống
D. Tất cả các lý do trên
- Câu 10 : Tăng giá sẽ dẫn đến lượng cầu giảm vì:
A. Người cung sẽ cung số lượng nhỏ hơn
B. Một số cá nhân không mua hàng hóa này nữa
C. Một số cá nhân mua hàng hóa này ít đi
D. B và C
- Câu 11 : Nếu trong hình E là cân bằng ban đầu trong thị trường lương thực và E’ là cân bằng mới, yếu tố có khả năng gây ra sự thay đổi này là:
A. Thời tiết xấu làm cho đường cầu dịch chuyển
B. Thời tiết xấu làm cho đường cung dịch chuyển
C. Thu nhập của người tiêu dùng tăng làm cho đường cầu dịch chuyển
D. Cả cung và cầu đều dịch chuyển
- Câu 12 : Sự thay đổi của yếu tố nào trong các yếu tố sau đây sẽ không làm thay đổi đường cầu về thuê nhà?
A. Quy mô gia đình
B. Giá thuê nhà
C. Thu nhập của người tiêu dùng
D. Giá năng lượng
- Câu 13 : Hiệu suất giảm dần hàm ý:
A. Đường cầu dốc lên
B. Đường cầu dốc xuống
C. Đường cung dốc lên
D. Đường cầu dốc xuống
- Câu 14 : Khi nói rằng giá trong thị trường cạnh tranh là “quá cao so với cân bằng” nghĩa là (đã cho các đường cung dốc lên):
A. hông người sản xuất nào có thể bù đắp được chi phí sản xuất của họ ở mức giá đó
B. Lượng cung vượt lượng cầu ở mức giá đó
C. Những người sản xuất rời bỏ ngành
D. Người tiêu dùng sẵn sàng mua tất cả những đơn vị sản phẩm sản xuất ra ở mức giá đó
- Câu 15 : Nắng hạn có thể sẽ:
A. Làm cho người cung gạo sẽ dịch chuyển đường cung của họ lên một mức giá cao hơn
B. Gây ra cầu cao hơn về gạo dẫn đến một mức giá cao hơn
C. Làm cho người tiêu dùng giảm cầu của mình về gạo
D. Làm cho đường cung về gạo dịch chuyển sang trái và lên trên
- Câu 16 : Một lý do làm cho lượng cầu về một hàng hóa tăng khi giá của nó giảm là:
A. Giảm giá làm dịch chuyển đường cung lên trên
B. Mọi người cảm thấy mình giàu thêm một ít và tăng việc sử dụng hàng hóa trên
C. Cầu phải tăng để đảm bảo cân bằng khi giá giảm
D. Ở các mức giá thấp hơn người cung cung nhiều hơn
- Câu 17 : Mức giá mà ở đó số lượng hàng hóa người mua muốn mua để tiêu dùng cao hơn số lượng người bán muốn sản xuất để bán (đường cung dốc lên)
A. Nằm ở bên trên giá cân bằng dài hạn
B. Nằm ở bên dưới giá cân bằng dài hạn
C. Sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cầu trong dài hạn
D. Không thể có ngay cả trong ngắn hạn
- Câu 18 : Trong thị trường cạnh tranh giá được xác định bởi:
A. Thị hiếu của người tiêu dùng
B. Sự sẵn sàng thanh toán của người tiêu dùng
C. Số lượng người bán và người mua
D. Tất cả các yếu tố trên
- Câu 19 : Tăng cung hàng hóa X ở một mức giá xác định nào đó có thể do:
A. Tăng giá của các hàng hóa khác
B. Tăng giá của các yếu tố sản xuất
C. Giảm giá của các yếu tố sản xuất
D. Không nắm được công nghệ
- Câu 20 : Câu nào trong các câu sau là sai? Giả định rằng đường cung dốc lên:
A. Nếu đường cung dịch chuyển sang trái và đường cầu giữ nguyên giá cân bằng sẽ tăng
B. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái và đường cung tăng giá cân bằng sẽ tăng
C. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái và đường cung dịch chuyển sang phải giá cân bằng sẽ giảm
D. Nếu đường cầu dịch chuyển sang phải và đường cung dịch chuyển sang trái giá cân bằng sẽ tăng
- Câu 21 : “Giá cân bằng” trong thị trường cạnh tranh
A. Là giá được thiết lập ngay khi người mua và người bán đến với nhau trên thị trường
B. Sẽ ổn định nếu như đạt được nhưng không có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thực tế do thiếu những lực lượng có xu hướng đẩy giá đến mức này
C. Không có ý nghĩa trong cuộc sống thực tế vì sự phân tích này không tính đến thu nhập, thị hiếu, hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu
D. Có xu hướng đạt được nhưng không nhất thiết phải đạt được ngày vì có các lực lượng cạnh tranh bất cứ khi nào giá ở mức khác với mức cân bằng
- Câu 22 : Nếu đường cầu P = 100 – 40Q và cung P = 40 + 20Q thì giá và lượng cân bằng sẽ là:
A. P bằng 60, Q bằng 10
B. P bằng 10, Q bằng 6
C. P bằng 40, Q bằng 6
D. P bằng 20, Q bằng 20
- Câu 23 : Cho cung về thịt là cố định, giảm giá cả sẽ dẫn đến:
A. Đường cầu về cá dịch chuyển sang phải
B. Đường cầu về cá dịch chuyển sang trái
C. Tăng giá thịt
D. Giảm giá thịt
- Câu 24 : Bốn trong số năm sự kiện mô tả dưới đây có thể làm dịch chuyển đường cầu về thịt bò đến một vị trí mới. Một sự kiện sẽ không làm dịch chuyển đường cầu thịt bò. Đó là:
A. Tăng giá một hàng hóa nào đó khác mà người tiêu dùng coi như hàng hóa thay thế cho thịt bò
B. Giảm giá thịt bò
C. Tăng thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng thịt bò
D. Chiến dịch quảng cáo rộng lớn của người sản xuất một hàng hóa cạnh tranh với thịt bò (ví dụ thịt lợn)
- Câu 25 : Đường cầu của ngành dịch chuyển nhanh sang trái khi đường cung dịch chuyển sang phải, có thể hy vọng:
A. Giá cũ vẫn thịnh hành
B. Lượng cũ vẫn thịnh hành
C. Giá và lượng cung tăng
D. Giá và lượng cung giảm
- Câu 26 : Trong mô hình chuẩn về cung cầu điều gì xảy ra khi cầu giảm?
A. Giá tăng lượng cầu giảm
B. Giá và lượng cung tăng
C. Giá và lượng cung giảm
D. Giá và lượng cân bằng giảm
- Câu 27 : Lý do không đúng giải thích cho đường cung dốc lên và sang phải là:
A. Hiệu suất giảm dần
B. Mọi người sẵn sàng trả giá cao hơn cho nhiều hàng hóa hơn
C. Sản phẩm sản xuất thêm là kém hiệu quả hơn, người sản xuất có chi phí cao hơn
D. Sản lượng tăng thêm của ngành có thể gây ra thiếu hụt lao động và dẫn đến tăng lương và chi phí sản xuất
- Câu 28 : Nếu nông dân làm việc chăm hơn để duy trì thu nhập và mức sống của mình khi tiền công giảm xuống, điều đó biểu thị:
A. Việc loại trừ đường cầu lao động dốc xuống
B. Việc loại trừ đường cung lao động dốc lên
C. Việc xác nhận đường cung lao động dốc xuống
D. Việc xác nhận đường cung lao động dốc lên
- Câu 29 : Tăng giá sẽ dẫn đến lượng cầu thấp hơn vì:
A. Người cung sẽ cung số lượng ít hơn
B. Chất lượng giảm
C. Mọi người sẽ giảm bớt lượng mua
D. Tất cả các lý do trên
- Câu 30 : Đường cung dốc lên là do:
A. Hiệu suất tăng của quy mô
B. Hiệu suất giảm
C. Tính kinh tế hướng ngoại
D. Thay đổi trong công nghệ
- Câu 31 : Một nguyên nhân tại sao lượng cầu hàng hóa giảm khi giá của nó tăng là:
A. Tăng giá làm dịch chuyển đường cung lên trên
B. Tăng giá làm dịch chuyển đường cầu xuống dưới
C. Ở các mức giá cao hơn người cung sẵn sàng cung ít hơn
D. Mọi người cảm thấy nghèo hơn và cắt giảm việc sử dụng hàng hóa của mình
- Câu 32 : Thay đổi trong cung (khác với thay đổi trong lượng cung) về một hàng hóa đã cho có thể do:
A. Thay đổi trong cầu về hàng hóa
B. Thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng
C. Thay đổi trong công nghệ làm thay đổi chi phí sản xuấtx
D. Có những người tiêu dùng mới gia nhập thị trường
- Câu 33 : Tại sao doanh thu của nông dân lại cao hơn trong những năm sản lượng thấp do thời tiết xấu?
A. Cầu co dãn hơn cung
B. Cung co dãn hoàn toàn
C. Cầu không co dãn: sự dịch chuyển sang trái của cung sẽ làm cho doanh thu tăng
D. Cung không co dãn: sự dịch chuyển sang trái của cung sẽ làm cho tổng doanh thu tăng
- Câu 34 : Hãy sắp xếp các đường cầu ở hình theo thứ tự độ co dãn lớn nhất (về giá trị tuyệt đối) đến nhỏ nhất ở điểm cắt:
A. A, B, C
B. B, C, A
C. B, A, C
D. C, A, B
- Câu 35 : Số lượng hàng hóa mà một người muốn mua không phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau?
A. Thị hiếu của người đó
B. Giá của hàng hóa thay thế
C. Thu nhập của người đó
D. Độ co dãn của cung
- Câu 36 : Hãy sắp xếp các điểm A, B và C ở hình theo thứ tự từ độ co dãn của cầu lớn nhất đến nhỏ nhất (về giá trị tuyệt đối)
A. C, A, B
B. B, A, C
C. A, B, C
D. Chúng có độ co dãn bằng nhau
- Câu 37 : Hãy sắp xếp các đường cầu ở hình theo thứ tự từ độ co dãn lớn nhất đến nhỏ nhất ở Q*
A. A, B, C
B. C, A, B
C. C, B, A
D. Chúng có độ co dãn bằng nhau ở Q*
- Câu 38 : Kiểm soát giá bằng hạn chế số lượng:
A. Là cố gắng giữ cho giá không tăng khi ngăn chặn thiếu hụt bằng việc làm dịch chuyển đường cầu
B. Là cố gắng giữ cho giá không tăng khi ngăn chặn thiếu hụt bằng việc làm dịch chuyển đường cung
C. Có nghĩa là cung và cầu không có ảnh hưởng gì đến việc xác định giá
D. Có nghĩa là thu nhập danh nghĩa không ảnh hưởng
- Câu 39 : Co dãn của cầu theo giá là:
A. Không đổi đối với các đường cầu khác nhau bất kể hình dạng của chúng
B. Luôn luôn co dãn, hoặc không co dãn, hoặc co dãn đơn vị trong suốt độ dài của đường cầu
C. Lượng cầu chia cho thay đổi trong giá
D. Thay đổi phần trăm trong lượng cầu chia cho thay đổi phần trăm trong giá
- Câu 40 : Tăng cung sẽ làm giảm giá trừ khi:
A. Cung là không co dãn hoàn toàn
B. Cầu co dãn hoàn toàn
C. Sau đó lượng cầu tăng
D. Cầu không co dãn
- Câu 41 : Đường cung thẳng đứng có thể được mô tả là:
A. Tương đối co dãn
B. Hoàn toàn không co dãn
C. Tương đối không co dãn
D. Co dãn hoàn toàn
- Câu 42 : Đường cầu là đường thẳng dốc xuống có tính chất nào trong các tính chất sau:
A. Có độ dốc không đổi và độ co dãn thay đổi
B. Có độ co dãn không đổi và độ dốc thay đổi
C. Có độ dốc và độ co dãn thay đổi
D. Nói chung không thể khẳng định được như các câu trên
- Câu 43 : Lượng cầu nhạy cảm hơn đối với những thay đổi trong giá khi:
A. Cung là không co dãn tương đối
B. Có nhiều hàng hóa thay thể được nó ở mức giá cao
C. Những người tiêu dùng là người hợp lý
D. Những người tiêu dùng được thông tin tương đối tốt về chất lượng của một hàng hóa nào đó
- Câu 44 : Giả sử rằng giá giảm 10% và lượng cầu tăng 20%. Co dãn của cầu theo giá là:
A. 2
B. 1
C. 0
D. 1/2
- Câu 45 : Giả sử rằng co dãn của cầu theo giá là 1/3. Nếu giá tăng 30% thì lượng cầu sẽ thay đổi như thế nào?
A. Lượng cầu tăng 10%
B. Lượng cầu giảm 10%
C. Lượng cầu tăng 90%
D. Lượng cầu giảm 90%
- Câu 46 : Giả sử rằng co dãn của cầu theo giá là 1,5. Nếu giá giảm tổng doanh thu sẽ:
A. Giữ nguyên
B. Giảm
C. Tăng
D. Tăng gấp đôi
- Câu 47 : Giả sử rằng co dãn của cầu theo giá là 0,7. Cầu về hàng hóa này là:
A. Hoàn toàn không co dãn
B. Không co dãn
C. Co dãn đơn vị
D. Co dãn
- Câu 48 : Câu nào liên quan đến co dãn của cầu theo giá sau đây là đúng:
A. Co dãn của cầu theo giá là không đổi đới với bất kỳ đường cầu nào
B. Cầu về hàng hóa lâu bền trong ngắn hạn co dãn theo giá nhiều hơn so với trong dài hạn
C. Nếu tổng doanh thu giảm khi giá tăng thì khi đó cầu là tương đối không co dãn
D. A và C
- Câu 49 : Nếu đường cung là thẳng đứng thì co dãn của cung theo giá là:
A. 0
B. Nhỏ hơn 1
C. 1
D. Lớn hơn 1
- Câu 50 : Co dãn dài hạn của cung lớn hơn co dãn ngắn hạn của cung vì:
A. Trong dài hạn số lượng máy móc thiết bị và nhà xưởng có thể điều chỉnh được
B. Trong dài hạn các hãng mới có thể gia nhập và các hãng đang tồn tại có thể rời bỏ ngành
C. Trong dài hạn người tiêu dùng có thể tìm ra các hàng hóa thay thế
D. A và B
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4