Trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động đề số 3 (có...
- Câu 1 : Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp. Bao gồm các yếu tố nào sau đây:
A. Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt.
B. Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí.
C. Nhiệt độ, độ ẩm, vi khuẩn.
D. Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, tiếng ồn, rung động.
- Câu 2 : Chọn câu sai: Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu:
A. Tổ chức sản xuất lao động hợp lý, phòng hộ cá nhân.
B. Quy hoạch nhà xưởng và các thiết bị, thông gió, làm nguội.
C. Thiết bị và quá trình công nghệ.
D. Tất cả các câu đều sai.
- Câu 3 : Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người thường là đường nào sau đây:
A. Đường hô hấp.
B. Hấp thụ qua da.
C. Đường tiêu hóa.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 4 : Các vếu tố nào sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc:
A. Nhiệt độ cao.
B. Độ ẩm không khí tăng.
C. Khi lao động thể lực với cường độ quá sức.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 5 : Chọn câu sai: Tác động kích thích của hóa chất đối với cơ thể thường gây:
A. Kích thích đối với da.
B. Kích thích đối với đường hô hấp.
C. Gây mê và gây tê.
D. Kích thích đối với mắt.
- Câu 6 : Hóa chất thường gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể:
A. Gây tác hại cho thận.
B. Gây tác hại cho hệ thần kinh.
C. Bệnh bụi phổi.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 7 : Biện pháp cơ bản phòng ngừa tác hại của hóa chất thường là biện pháp nào sau đây:
A. Hạn chế hoặc thay thế hóa chất độc hại.
B. Che chắn hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm, Thông gió.
C. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 8 : Vệ sinh cá nhân nhằm giữ cho cơ thể tránh tiếp xúc với hóa chất qua cac con đường nào sau đây:
A. Tránh nhiễm độc qua da.
B. Qua đường hô hấp.
C. Qua đường tiêu hóa.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 9 : Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đối với sinh lý con người là:
A. Đến hệ thần kinh trung ương.
B. Đến hệ thống tim mạch.
C. Đến cơ quan thính giác.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 10 : Các biện pháp chung phòng chống tiếng ồn và rung động là:
A. Nghiên cứu các biện pháp quy hoạch xây dựng chống tiếng ồn và rung động.
B. Cần hạn chế sự lan truyền tiếng ồn ngay trong phạm vi của xí nghiệp.
C. Phải trồng các dải cây xanh bảo vệ để chống ồn và làm sạch môi trường.
D. Cả a, b và c đều đúng.
- Câu 11 : Các phương án giảm tiếng ồn là:
A. Hiện đại hóa thiết bị, hoàn thiện quá trình công nghệ.
B. Quy hoạch thời gian làm việc của các xưởng ồn.
C. Áp dụng hệ thống điều khiển từ xa.
D. Cả a, b và c đều đúng.
- Câu 12 : Các nguyên tắc giảm tiếng ồn trên đường lan truyền là:
A. Nguyên tắc hút âm.
B. Nguyên tắc cách âm.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
- Câu 13 : Người ta phân loại bụi theo cách nào sau đây:
A. Theo nguồn gốc.
B. Theo kích thước hạt bụi.
C. Theo tác hại.
D. Tất cả đều đúng
- Câu 14 : Tác hại của bụi đối với cơ thể con người?
A. Bệnh về đường hô hấp.
B. Bệnh ngoài da.
C. Bệnh trên đường tiêu hoá v.v...
D. Tất cả các bệnh trên.
- Câu 15 : Các biện pháp phòng chống bụi:
A. Thay đổi phương pháp công nghệ
B. Đề phòng bụi cháy nổ
C. Vệ sinh cá nhân
D. Tất cả đều đúng
- Câu 16 : Triệu chứng của nhiễm xạ cấp tính:
A. Thần kinh trung ương bị rối loạn
B. Da bị bỏng, tấy đỏ ở chỗ tia phóng xạ chiếu vào
C. Cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng. Gầy, sút cân
D. Tất cả đều đúng
- Câu 17 : Triệu chứng của nhiễm xạ mãn tính:
A. Thần kinh bị suy nhược
B. Rối loạn các chức năng tạo máu
C. Có hiện tượng đục nhân mắt, ung thư da, ung thư xương
D. Tất cả đều đúng
- Câu 18 : Luật PCCC quy định khi có cháy yêu cầu nào được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy?
A. Mọi nguồn nước chữa cháy
B. Mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy
C. Các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy
D. Mọi nguồn nước và các vật dụng khác
- Câu 19 : Chọn câu đúng: Điều kiện cần thiết cho quá trình cháy:
A. Chất cháy, chất ôxy hóa và mồi bắt cháy (nguồn nhiệt)
B. Nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy
C. Thời gian cảm ứng của quá trình tự bốc cháy
D. Tất cả đều đúng
- Câu 20 : Một đám cháy xuất hiện cần có các yếu tố nào sau đây:
A. Chất cháy, chất ôxy hóa
B. Chất ôxy hóa, mồi bắt cháy
C. Chất cháy, chất oxy hóa với tỷ lệ xác định giữa chúng với mồi cháy
D. Tất cả đều đúng
- Câu 21 : Các biện pháp quản lý phòng chống cháy, nổ:
A. Biện pháp kỹ thuật công nghệ.
B. Biện pháp tổ chức.
C. Cả a và b đúng.
D. Cả a và b sai.
- Câu 22 : Nguyên lý chống cháy, nổ:
A. Hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy tới mức tối thiểu.
B. Phân tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy.
C. Cả a và b đúng.
D. Cả a và b sai.
- Câu 23 : Một đám cháy đang diễn ra, muốn dập tắt nó ta cần phải làm gì:
A. Làm loãng nồng độ chất cháy và chất ôxy hóa
B. Ngăn cản sự tiếp xúc của chất cháy với ôxy
C. Làm lạnh vùng cháy đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cháy của vật liệu
D. Tất cả đều đúng
- Câu 24 : Các chất chữa cháy cần phải có các yêu cầu cơ bản nào sau đây:
A. Có hiệu quả chữa cháy cao.
B. Dễ kiếm và rẻ, không gây độc hại đối với người khi sử dụng, bảo quản.
C. Không làm hư hỏng thiết bị cứu chữa và các thiết bị, đồ vật được cứu chữa.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 25 : Các chất chữa cháy mà chúng ta thường sử dụng loại nào sau đây:
A. Nước, hơi nước.
B. Bột chữa cháy.
C. Bọt chữa cháy.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 26 : Luật PCCC quy định mọi hoạt động PCCC trước hết phải thực hiện bằng lực lượng và phương tiện như thế nào?
A. Bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ
B. Bằng lực lượng và phương tiện của lực lượng Cảnh Sát PC&CC
C. Bằng lực lượng và phương tiện của cơ sở
D. Bằng lực lượng và phương tiện của lực lượng dân phòng
- Câu 27 : Khi nhân được lệnh huy động tham gia chữa cháy chúng ta sẽ thực hiện như thế nào?
A. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người
B. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy
C. Nhanh chóng nhận lệnh, sử dụng các dụng cụ chữa cháy và thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp
D. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy cơ sở
- Câu 28 : Chọn câu sai: Các tai nạn về điện có thể xảy ra là do:
A. Điện giật và đốt cháy do điện
B. Hỏa hoạn, cháy nổ do điện
C. Do sử dụng điện áp thấp
D. Tất cả các câu đều sai
- Câu 29 : Các tình huống dẫn đến tai nạn điện giật là do:
A. Chạm điện trực tiếp.
B. Chạm điện gián tiếp.
C. Cả 2 tình huống trên đều đúng.
D. Cả 2 tình huống trên đều sai.
- Câu 30 : Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người bao gồm những tác dụng nào sau đây:
A. Tác động nhiệt của dòng điện.
B. Tác động điện phân của đòng điện.
C. Tác động sinh học của dòng điện.
D. Tất cả các câu đều đúng.
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4