một số kim loại khác
- Câu 1 : Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần độ dẫn điện?
A Ag, Cu, Au, Al, Fe.
B Fe, Al, Au, Cu, Ag.
C Fe, Au, Al, Cu, Ag.
D Ag, Cu, Al, Au, Fe
- Câu 2 : Kim loại nào sau đây dễ dát mỏng nhất?
A Ag.
B Au.
C Zn.
D Pb.
- Câu 3 : Kim loại nào sau đây vừa có thể tan được trong dung dịch bazo và dung dịch axit?
A Ag.
B Cu.
C Ni.
D Zn.
- Câu 4 : Để bảo vệ tàu biển bằng thép, người ta thường gắn vào phần vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
A Sn.
B Zn.
C Cu.
D Pb.
- Câu 5 : Kim loại X được dùng làm nguyên liệu chế tạo các thiết bị ngăn cản tia phóng xạ. Kim loại X là
A Pb.
B Sn.
C Zn.
D Ni.
- Câu 6 : Trong thực tế, người ta thường dùng kim loại bạc “đánh gió” để giải cảm. Sau một thời gian bạc chuyển thành màu đen. Phản ứng hóa học đã xảy ra là
A 2Ag + H2S → Ag2S + H2
B 2Ag + S → Ag2S
C 4Ag + 2H2S + O2 → Ag2S + 2H2O
D 2Ag + 2S + O2 → Ag2S + SO2
- Câu 7 : Có các ion riêng biệt trong dung dịch là Ni2+, Zn2+, Ag+, Sn2+, Au3+, Pb2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất và yếu nhất lần lượt là
A Pb2+ và Ni2+
B Ag+ và Zn2+
C Au3+ và Zn2+
D Ni2+ và Sn2+
- Câu 8 : Người Mông Cổ rất thích dùng bình bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng Ag sẽ bảo quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng. Đó là do:
A Bình làm bằng Ag bền trong không khí
B Bình làm bằng Ag chứa các ion Ag có tính oxi hoá mạnh
C Ion Ag+ (dù có nồng độ rất nhỏ 10-10 mol/l) có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn
D Bạc là kim loại có tính khử rất yếu
- Câu 9 : Để oxi hoá Zn thành Zn2+, có thể dùng
A Fe.
B Mg2+.
C Al3+.
D Ag+.
- Câu 10 : Số oxi hoá phổ biến của Ag, Au trong các hợp chất là:
A Ag (+1); Au (+2).
B Ag (+1); Au (+3).
C Ag (+2); Au (+1).
D Ag (+3) ; Au (+3).
- Câu 11 : Có các ống nghiệm riêng biệt chứa các dung dịch muối: CuSO4, ZnSO4, Al(NO3)3, AgNO3. Thêm từ từ đến khi dư NH3 vào từng ống nghiệm. Ống nghiệm có xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan là:
A Al(NO3)3.
B CuSO4, ZnSO4 và Al(NO3)3.
C CuSO4 và AgNO3.
D CuSO4, ZnSO4 và AgNO3.
- Câu 12 : Có 4 dung dịch riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A 4
B 1
C 3
D 2
- Câu 13 : Cho luồng khí H2 (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là
A Cu, Fe, Zn, MgO.
B Cu, Fe, ZnO, MgO.
C Cu, Fe, Zn, Mg.
D Cu, FeO, ZnO, MgO.
- Câu 14 : Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư) thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Thể tích khí O2 (đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là
A 2,8 lít.
B 1,68 lít.
C 4,48 lít.
D 3,92 lít.
- Câu 15 : Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là
A 13,1 gam.
B 17,0 gam.
C 19,5 gam.
D 14,1 gam.
- Câu 16 : Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
A 400 ml.
B 200 ml.
C 800 ml.
D 600 ml.
- Câu 17 : Có các ứng dụng sau:(1) Trong y học ZnO dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, …(2) Dùng thạch cao nung CaSO4.2H2O để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương.(3) Corindon ở dang tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn, được dùng để tạo đá mài, giấy nhám.(4) Hỗn hợp tecmit (Fe, Al2O3) được dùng để hàn gắn đường ray.(5) Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh học.(6) Silicagen là vật liệu xốp, có khả năng hấp phụ mạnh nên thường được dùng để hút ẩm.(7) Gang trắng dùng để luyện thép.Số ứng dụng đúng là
A 6
B 5
C 7
D 4
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein