ôn tập polime
- Câu 1 : khi thủy phân một peptit, chỉ thu được các đipeptit Glu-His; Asp-Glu; Phe-Val và Val- Asp. Cấu tạo của peptit đem thủy phân là:
A Phe-Val-Asp-Glu-His
B His-Asp-Glu-Phe-Val-Asp-Glu
C Asp-Glu-Phe-Val-Asp-Phe-Val-Asp
D Glu-Phe-Val-Asp-Glu-His-Asp-Val-Asp
- Câu 2 : Một loại cao su tổng hợp (cao su buna) có cấu tạo mạch như sau:-CH2 –CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-`CH2-…Công thức chung của cao su này là:
A (-CH2-CH=)n
B (CH2-CH=CH-)n
C (-CH2-CH=CH-CH2-)n
D (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-)n
- Câu 3 : Có sơ đồ chuyển hóa: \(X\xrightarrow{{C,{{600}^0}C}}Y\xrightarrow{{ + C{l_2}(a/s)}}hexacloran\)Chất X là
A xiclohexan.
B axetilen.
C propin.
D stiren.
- Câu 4 : Thủy phân không đến cùng một hexapeptit người ta thu được một hỗn hợp các đi và tripeptit sau: A-E, B-D, E-F, F-B, B-D-C trật tư sắp xếp các aminoaxit trong phân tử hexapeptit trên là:
A A-E-F-B-D-C
B A-B-D-C-F-E
C A-E-B-D-C-F.
D A-F-E-B-D-C
- Câu 5 : Nếu trong phân tử peptit có n đơn vị aminoaxit khác nhau thì số đồng phân cấu tạo của peptit đó là:
A n
B n-1
C n+1
D n!
- Câu 6 : Từ xenlulozơ ta có thể điều chế được:
A Tơ visco
B Nilon-6,6
C Tơ enăng
D Tơ capron
- Câu 7 : Polime nào được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A Tơ capron
B Xenlulozơ trinitrat
C Nilon-6,6
D Poliphenolfomanđehit
- Câu 8 : Trong các polime sau đây: Bông (1), Tơ tằm (2), Len (3), Tơ visco (4), Tơ enang (5), Tơ axetat (6), Tơ nilon (7), Tơ capron (8). Loại nào có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A (1), (3), (7)
B (2), (4), (8)
C (3), (5), (7)
D (1), (4), (6)
- Câu 9 : Cho những polỉme sau đây: (1) amilozơ, (2) amilopectin, (3) xenlulozơ, (4) Cao su lưu hóa, (5) polístiren, (6) polipropilen. Các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là:
A 1, 2, 3, 4
B 4, 5, 6
C 1, 3, 5, 6
D 2, 4
- Câu 10 : Poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 35000. Hệ số trùng hợp n của polime này là
A 560.
B 506.
C 460.
D 600.
- Câu 11 : Thủy phân hoàn toàn 24,6 g một tetrapeptit X trong môi trường axit thì thu được 30g một aminoaxit Y. Y là:
A Glyxin
B Alanin
C Valnin
D Lysin
- Câu 12 : Muốn tổng hợp 120 kg poli(metylmetacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng là bao nhiêu ?Biết hiệu suất quá trình este hoá và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%.
A 215 kg và 80 kg.
B 171 kg và 82kg.
C 65 kg và40 kg.
D 175kg và70kg.
- Câu 13 : Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A 113 và 152.
B 121 và 114.
C 121 và 152.
D 113 và 114.
- Câu 14 : Cứ 5,24 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết 3,2 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là
A 2: 3.
B 1: 2.
C 2 :1.
D 3 :5.
- Câu 15 : Người ta có thể điều chế cao su buna từ gỗ theo sơ đồ sau:\(Xenlulozo\xrightarrow{{35\% }}Glucozo\xrightarrow{{80\% }}{C_2}{H_5}OH\xrightarrow{{60\% }}Buta - 1,2 - dien\xrightarrow{{TH}}Cao.su\)Khối lượng xenlulozơ cần để sản suất 1 tấn cao su Buna là
A 5,806 tấn.
B 25,625 tấn.
C 37,875 tấn.
D 17,857 tấn.
- Câu 16 : Một loại cao su lưu hoá chứa 1,714% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua -S-S-, giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su.
A 52.
B 27.
C 46.
D 54.
- Câu 17 : Từ glucozơ điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây:Glucozơ → rượuetylic→buta-1,3-đien→ caosubuna.Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%,muốn thu được 32,4 kg cao su thì khối lượng glucozơ cần dùng là
A 81kg.
B 108 kg.
C 144 kg.
D 96kg.
- Câu 18 : Để điều chế cao su buna, người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau:\({C_2}{H_6}\xrightarrow{{30\% }}{C_2}{H_4}\xrightarrow{{80\% }}{C_2}{H_5}OH\xrightarrow{{50\% }}Buta - 1,3 - dien\xrightarrow{{80\% }}Cao.su\)Tính khối lượng etan cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su buna theo sơ đồ trên?
A 46,875 kg.
B 62,50 kg.
C 15,625 kg.
D 31,25 kg.
- Câu 19 : Người ta trùng hợp 0,1 mol vinylclorua với hiệu suất 90% thì số gam PVC thu được là
A 7,520.
B 5,625.
C 6,250.
D 6,944.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein