Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Phụ D...
- Câu 1 : Đun nóng hỗn hợp gồm etanol và butan-2-ol với H2SO4 đặc thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm hữu cơ?
A 5
B 8
C 7
D 6
- Câu 2 : Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A 55,5 gam.
B 91,0 gam.
C 90,0 gam.
D 71,0 gam.
- Câu 3 : Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp là
A NH3 và Cl2.
B H2S và Cl2.
C HCl và CO2 .
D NH3 và HCl
- Câu 4 : Cho các este sau thủy phân trong môi trường kiềm :C6H5–COO–CH3 HCOOCH = CH – CH3 CH3COOCH = CH2 C6H5–OOC–CH=CH2 HCOOCH=CH2 C6H5–OOC–C2H5 HCOOC2H5 C2H5–OOC–CH3 Có bao nhiêu este khi thủy phân thu được ancol:
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 5 : Câu 8: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là
A etyl axetat.
B metyl axetat.
C metyl propionat.
D propyl axetat.
- Câu 6 : Cho các phân tử (1) MgO ; (2) Al2O3 ; (3) SiO2 ; (4) P2O5. Độ phân cực của chúng được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái qua phải là:
A (3), (2), (4), (1)
B (1), (2), (3), (4)
C (4), (3), (2), (1)
D (2), (3), (1), (4)
- Câu 7 : Nếu chỉ dùng một hóa chất để nhận biết ba bình mất nhãn : CH4 ,C2H2 và CH3CHO thì ta dùng
A Dung dịch AgNO3 trong NH3.
B Cu(OH)2 trong môi trường kiềm,đun nóng.
C O2 không khí với xúc tác Mn2+.
D Dung dịch brom.
- Câu 8 : Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. (b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng. (c) Đun nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2. (e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaNO3 (rắn), đun nóng. (f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng.Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A 5
B 3
C 4
D 2
- Câu 9 : Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là :
A C3H8, CH3COOH, C3H7OH, HCOOCH3
B C3H8, HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH
C C3H7OH, C3H8, CH3COOH, HCOOCH3
D C3H8, C3H7OH, HCOOCH3, CH3COOH
- Câu 10 : Cho các chất sau: etyl axetat, lòng trắng trứng, etanol, axit acrylic, phenol, anilin, phenyl amoniclorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất trên, số chất tác dụng với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp là
A 7
B 5
C 6
D 4
- Câu 11 : Chất hòa tan được Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường thu được phức chất màu tím là
A Glixerol.
B Gly-Ala.
C Lòng trắng trứng.
D Glucozơ.
- Câu 12 : Hãy cho biết loại polime nào sau đây thuộc loại poliamit?
A tơ visco
B tơ capron
C tơ lapsan
D tơ nitron
- Câu 13 : Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên theo được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất:
A dẫn nhiệt
B dẫn điện
C tính dẻo
D tính khử
- Câu 14 : Khi điện phân dung dịch nào sau đây tại catot xảy ra quá trình khử nước?
A Dung dịch ZnCl2.
B Dung dịch CuCl2
C dung dịch AgNO3.
D Dung dịch MgCl2.
- Câu 15 : Trong số các dung dịch sau: (1) glucozơ, (2) 3-monoclopropan-1,2-điol (3MCPD), (3) etilenglicol, (4) KOH loãng, (5) tripeptit, (6) axit axetic, (7) propan-1,3-điol. Số các dung dịch hoà tan được Cu(OH)2 là
A 4
B 3
C 6
D 5
- Câu 16 : Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào không xảy ra phản ứng hóa học ?
A Cho khí H2S sục vào dd FeCl2
B Nhúng 1 sợi dây đồng vào dd FeCl3
C Cho khí H2S sục vào dd Pb(NO3)2
D Thêm dd HCl loãng vào dd Fe(NO3)2
- Câu 17 : Giá trị pH của dung dịch HCl 0,01M là
A 2
B 12
C 10
D 4
- Câu 18 : Một nguyên tử X của một nguyên tố có điện tích của hạt nhân là 27,2.10-19 Culông. Cho các nhận định sau về X : (1) Ion tương ứng của X sẽ có cấu hình electron là : 1s22s22p63s23p6. (2) X là nguyên tử phi kim (3) Phân tử đơn chất tạo nên từ X chỉ có tính oxi hóa. (4) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử X trong phân tử kém bền hơn liên kết hóa học giữa các nguyên tử N trong phân tử N2.Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định cho ở trên ?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 19 : Cho các chất: KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 có cùng số mol lần lượt phản ứng với dd HCl đặc dư. Các chất tạo ra lượng khí Cl2 (cùng điều kiện) theo chiều tăng dần từ trái qua phải là:
A MnO2; K2Cr2O7; KMnO4
B MnO2 ; KMnO4; K2Cr2O7
C K2Cr2O7 ; MnO2 ; KMnO4
D KMnO4 ; MnO2 ; K2Cr2O7
- Câu 20 : Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Thả một đinh Fe vào dung dịch HCl. (2) Thả một đinh Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. (3) Thả một đinh Fe vào dung dịch FeCl3. (4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. (5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (6) Thả một đinh Fe vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4 loãng.Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là
A (2), (4), (6).
B (1), (3), (5).
C (1), (3), (4), (5).
D (2), (3), (4), (6).
- Câu 21 : Khí nào sau đây là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính?
A NO
B CO2.
C SO2.
D CO
- Câu 22 : Cho 0,69 gam một kim loại kiềm X tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm X là:
A K.
B Li.
C Na.
D Rb
- Câu 23 : Một pentapeptit A khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 loại α-aminoaxit khác nhau. Mặt khác trong một phản ứng thủy phân không hoàn toàn pentapeptit đó người ta thu được một tripeptit có 3 gốc α-aminoaxit giống nhau. Số công thức có thể có của A là?
A 18
B 6
C 8
D 12
- Câu 24 : Cho 10,32 gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức (tỷ lệ mol 1 : 1) tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 đun nóng thu được 77,76 gam Ag. Vậy công thức của 2 anđehit là:
A HCHO và C2H3CHO
B HCHO và C2H5CHO
C HCHO và CH3CHO
D CH3CHO và C2H3CHO
- Câu 25 : Cho m gam NaOH vào dung dịch chứa 0,04 mol H3PO4, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. cô cạn dung dịch Y thu được 1,22m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với:
A 8,1.
B 4,2.
C 6,0.
D 2,1.
- Câu 26 : Cho 18,6 gam hỗn hợp Fe và Zn vào 500 ml dung dịch HCl x mol/l. Sau phản ứng hoàn toàn cô cạn được 34,575 gam chất rắn. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với 800 ml dung dịch HCl x mol/l cô cạn thu được 39,9 gam chất rắn. Giá trị của x và khối lượng của Fe trong hỗn hợp là:
A x = 0,9 và 5,6 gam
B x = 0,9 và 8,4 gam
C x = 0,45 và 5,6 gam
D x = 0,45 và 8,4 gam
- Câu 27 : Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO41M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo thành là:
A 29,25 gam
B 18,6 gam
C 37,9 gam
D 12,4 gam
- Câu 28 : Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỷ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với:
A 48%
B 58%
C 54%
D 46%
- Câu 29 : Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O2. Biết KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 chỉ bị phân hủy một phần. Trong Y có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích VO2 : Vkk = 1 : 3 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon, phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2, CO2, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Biết không khí chứa 20% thể tích oxi, còn lại là. Giá trị m (gam) là
A 12,59
B 12,53
C 12,70
D 12,91
- Câu 30 : Cho m gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm M và Al vào nước dư thu được dung dịch A; 0,4687m gam chất rắn không tan và 7,2128 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl có số mol lớn hơn 0,18 mol vào dung dịch A, ngoài kết tủa còn thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 11,9945gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 18gam.
B 17gam.
C 15gam.
D 14gam.
- Câu 31 : Cho 0,225mol hỗn hợp M gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,225mol M trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 0,775mol NaOH phản ứng. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y đều thu được cùng số mol CO2. Tổng số nguyên tử oxi của hai peptit trong hỗn hợp M là 9. Tổng số nguyên tử Hidro của hai peptit trong M là:
A 34
B 33
C 35
D 36
- Câu 32 : Hỗn hợp X gồm Na2SO3, CuO, CuCO3. Hòa tan m gam hỗn hợp X trong dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (m + 8,475) gam chất tan gồm muối clorua và sunfat trung hòa; 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với hidro là 27,6. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi lượng Cu2+ còn lại bằng 6% lượng Cu2+ trong dung dịch Y thì dừng lại thu được dung dịch Z. Cho 0,14m gam Fe vào dung dịch Z đến khi phản ứng kết thúc thu được m1 gam chất rắn. Giá trị của m1 là:
A 4,5118.
B 4,7224.
C 4,9216.
D 4,6048.
- Câu 33 : Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,21 mol CO2 và 0,24 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng 100%), sản phẩm sau phản ứng chỉ có nước và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối lớn trong X gần nhất với:
A 5%.
B 7%.
C 9%.
D 11%.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein