Đề thi HK1 môn hóa lớp 12 - Trường THPT Đại Từ - T...
- Câu 1 : Chất X khi tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm là CH3COONa và C2H5OH (ngoài ra không còn sản phẩm nào khác). Chất X có công thức phân tử là
A C4H8O2.
B C5H10O2.
C C2H4O2.
D C3H6O2.
- Câu 2 : Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn, Al phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được m gam muối trung hòa và 8,96 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
A 42,6.
B 51,1.
C 50,3.
D 70,8.
- Câu 3 : Cho 8,96 gam Fe vào 440 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam kim loại. Khối lượng muối Fe(NO3)2 có trong dung dịch là
A 5,4
B 7,2
C 10,8
D 8,1
- Câu 4 : CH3CH2COOCH3 có tên gọi là
A metyl propionat.
B metyl axetat.
C etyl axetat.
D vinyl axetat.
- Câu 5 : Trong số các poilime sau: polietilen; poli(vinyl clorua) ; poli(vinyl axetat); tinh bột. Số polime mà trong thành phần hóa học chỉ có 2 nguyên tố C và H là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 6 : Ion Na+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Nguyên tố Na trong bảng hệ thống tuần hoàn có vị trí là
A Chu kỳ 3, nhóm IB.
B Chu kỳ 3, nhóm IA.
C Chu kỳ 4, nhóm IA.
D Chu kỳ 4, nhóm IB.
- Câu 7 : Trong số các chất: glyxin, alanin, valin, lysin, axit glutamic số chất mà dung dịch của nó có thể làm đổi màu quỳ tím là
A 3
B 2
C 4
D 5
- Câu 8 : Đốt cháy 13,2 gam este X với oxi vừa đủ thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam nước. Công thức phân tử của este X là
A C3H6O2.
B C4H8O2.
C C3H4O2.
D C4H6O2.
- Câu 9 : Để phân biệt glucozơ và anđehit axetic có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A dung dịch HCl.
B Cu(OH)2.
C dung dịch nước brom.
D dung dịch AgNO3 trong NH3.
- Câu 10 : Cho hỗn hợp gồm 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư được m gam muối. Giá trị của m là
A 55,600.
B 33,250.
C 53,775.
D 61,000.
- Câu 11 : Để điều chế 27,3 kg sobitol từ glucozơ với hiệu suất phản ứng đạt 100% thì cần dùng m kg glucozơ. Giá trị của m là
A 24,025.
B 12,247.
C 38,571.
D 27,000.
- Câu 12 : Trong số các chất sau: metyl axetat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 13 : Bậc của amin là
A Bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nguyên tử nitơ.
B Số gốc hiđrocacbon có trong cấu tạo amin.
C Số nguyên tử cacbon có trong gốc hiđrocacbon.
D Số nguyên tử hiđro của NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
- Câu 14 : Trong số các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất có vị ngọt là
A 5
B 4
C 3
D 2
- Câu 15 : Tiến hành lên men 486 kg tinh bột để điều chế ancol etylic với hiệu suất chung của cả quá trình là 65%. Khối lượng ancol etylic thu được sẽ là
A 269,1 kg.
B 276 kg.
C 414 kg.
D 179,4 kg.
- Câu 16 : Cho 6,75 gam etylamin tác dụng với lượng HCl dư. Khối lượng muối thu được khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A 24,268.
B 14,526.
C 23,252.
D 12,225.
- Câu 17 : Số chất đơn chức có công thức phân tử C3H6O2 có thể tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không làm đổi màu quỳ tím là
A 4
B 5
C 3
D 2
- Câu 18 : CH3CH2COOCH2CH3 có thể điều chế trực tiếp từ axit và ancol nào sau đây ?
A CH3COOH và CH3CH2OH.
B CH3CH2COOH và CH3CH2OH.
C CH3COOH và CH3OH.
D CH3CH2COOH và CH3OH.
- Câu 19 : Thủy phân không hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly; Gly-Ala và Gly-Gly-Val. Cấu tạo của X là
A Gly-Ala-Gly-Gly-Val.
B Ala-Gly-Gly-Val-Gly.
C Gly-Gly-Val-Gly-Ala.
D Gly-Gly-Ala-Gly-Val.
- Câu 20 : Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X và 2 este Y và Z (đều no, mạch hở, MY < MZ), thu được 0,7 mol CO2. Biết E phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ chỉ thu được hỗn hợp hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là
A 146
B 144
C 118
D 136
- Câu 21 : Tơ nào sau đây thuộc tơ thiên nhiên ?
A Tơ tằm.
B Tơ nilon-6.
C Tơ nilon-6,6.
D Tơ nitron.
- Câu 22 : Cho 18 gam glucozơ tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 21,6.
B 10,8.
C 5,4.
D 32,4.
- Câu 23 : Amino axit nào sau đây có hai nhóm cacboxyl (-COOH) ?
A lysin.
B alanin.
C axit glutamic.
D valin.
- Câu 24 : Este X mạch hở được tạo thành từ axit no, đơn chức và ancol no, đơn chức. Trong phân tử X cacbon chiếm 48,648% về khối lượng. Este X có công thức phân tử là
A C4H6O2.
B C3H8O2.
C C4H8O2.
D C3H6O2.
- Câu 25 : Cho thứ tự một số cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa như sau:\(\frac{{A{l^{3 + }}}}{{Al}};\frac{{Z{n^{2 + }}}}{{Zn}};\frac{{F{{\rm{e}}^{2 + }}}}{{F{\rm{e}}}};\frac{{C{u^{2 + }}}}{{Cu}};\frac{{F{{\rm{e}}^{3 + }}}}{{F{{\rm{e}}^{{\rm{2 + }}}}}};\frac{{A{g^ + }}}{{Ag}}\)Trong số các kim loại Al, Fe, Zn, Cu, Ag thì số kim loại có phản ứng trong dung dịch Fe(NO3)3 là
A 5
B 3
C 4
D 2
- Câu 26 : Công thức phân tử nào sau đây phù hợp với este no, đơn chức, mạch hở ?
A C4H6O2.
B C2H4O2.
C C5H8O2.
D C3H6O.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein