bài tập kim loại tác dụng với 1 muối
- Câu 1 : Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây không tạo ra muối sắt (II)?
A CuSO4
B HNO3 loãng
C AgNO3
D HCl
- Câu 2 : Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+ /Mg; Fe2+ /Fe; Cu2+ /Cu;Fe3+ /Fe2+ ; Ag+ /Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:
A Mg, Fe, Cu.
B Mg, Fe2+, Ag.
C Fe, Cu, Ag+.
D Mg, Cu, Cu2+.
- Câu 3 : Cho các thí nghiệm sau, thí nghiêm nào xảy ra phản ứng hóa học1. Cho Fe vào dung dịch Cu(NO3)22. Cho Ag vào dung dịch CuSO43. Cho Fe vào dung dịch FeCl34. Cho Mg vào dung dịch FeCl35. Cho Ag vào dung dịch FeCl36. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2
A 4.
B 5.
C 6.
D 3.
- Câu 4 : Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
A Fe(NO3)2 và AgNO3.
B AgNO3 và Zn(NO3)2.
C Zn(NO3)2. và Fe(NO3)2.
D Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.
- Câu 5 : Cho các phản ứng sau:Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2AgNO3 + Fe(NO3)2 →Fe(NO3)3 + AgDãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:
A Ag+ , Fe2+ , Fe3+.
B Ag+, Fe3+, Fe2+.
C Fe2+, Ag+, Fe3+.
D Fe2+, Fe3+, Ag+.
- Câu 6 : Ngâm 1 lá Zn trong 100ml dung dịch AgNO3 0,2M. Khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam Ag?
A 2,16g
B 0,54g
C 1,62g
D 1,08g
- Câu 7 : Nhúng thanh kim loại M vào 300ml dung dịch FeCl2 1 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kim loại tăng 11,4g. Kim loại M là
A Al.
B Mg.
C Zn.
D Cu.
- Câu 8 : Ngâm một đinh sắt trong 400ml dung dịch CuSO4 xM. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 3,2 gam. Giá trị của x là
A 1,000
B 0,001
C 0,040
D 0,200
- Câu 9 : Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 4,16gam CdSO4. Phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng 2,35%. Khối lượng lá Zn trước khi phản ứng là bao nhiêu?
A 60gam
B 40gam
C 80gam
D 100gam
- Câu 10 : Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 2M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 29,6 gam muối khan. Kim loại M là
A Mg.
B Fe.
C Cu.
D Zn.
- Câu 11 : Ngâm một lá Zn trong dung dịch muối sunfat chứa 4,48gam ion kim loại điện tích 2+. Sau phản ứng khối lượng lá Zn tăng thêm 1,88gam. Công thức hóa học của muối sunfat là?
A CuSO4
B FeSO4
C NiSO4
D CdSO4
- Câu 12 : Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là
A 34,9.
B 25,4.
C 31,7.
D 44,4.
- Câu 13 : Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A 29,25.
B 48,75.
C 32,50.
D 20,80.
- Câu 14 : Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là
A 4,08.
B 3,20.
C 4,48.
D 4,72.
- Câu 15 : Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kimloại. Giá trị của m là
A 18,0.
B 16,8.
C 11,2.
D 16,0.
- Câu 16 : Cho một thanh sắt nặng 20 gam vào 200ml dung dịch CuSO4 0,5M. Khi phản ứng xảy ra xong thì khối lượng thanh sắt sau khi đem ra khỏi dung dịch và sấy khô là
A 19,2 gam.
B 6,4 gam.
C 5,6 gam.
D 20,8 gam.
- Câu 17 : Hai lá kim loại cùng chất, có khối lượng bằng nhau, có khả năng tạo ra hợp chất hóa trị II. Một lá ngâm vào dung dịch Pb(NO3)2 và một lá ngâm vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta thấy lá kim loại ngâm trong muối Pb(NO3)2 tăng 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng trong 2 phản ứng trên lượng kim loại bị hòa tan là bằng nhau. Xác định tên của lá kim loại đã dùng?
A Zn
B Fe
C Mg
D Cd
- Câu 18 : Nhúng 2 thanh kim loại R (hóa trị II) có khối lương như nhau vào dung dịch Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 khi số mol R đã phản ứng ở mỗi dung dịch là như nhau thì khối lượng thanh I giảm 0,2%, khối lượng thanh II tăng 28,4%. Tìm R, gỉa sử toàn bộ lượng Cu và Pb sinh ra bám hết vào các thanh R.
A Zn
B Fe
C Mg
D Ca
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein