Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa học trường THPT V...
- Câu 1 : Chất nào sau đây phản ứng được với Na sinh ra số mol H2 bằng số mol chất đó tham gia phản ứng?
A Ancol etylic
B Glucozơ
C Axit oxalic
D Glixerol
- Câu 2 : Hoà tan 3,38 gam oleum vào nước được dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X cần 800ml dung dịch KOH 0,1 M. Công thức phân tử oleum đã dùng là
A H2SO4 .4SO3.
B H2SO4 .2SO3.
C H2SO4 .nSO3.
D H2SO4 .3SO3.
- Câu 3 : Dung dịch A chứa các cation gồm Mg2+, Ba2+, Ca2+ và các anion gồm Cl- và NO3-. Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho tới khi lượng kết tủa thu được lớn nhất thì dừng lại, lúc này người đo được lượng dung dịch Na2CO3 đã dùng là 250ml. Tổng số mol các anion có trong dung dịch A là:
A 1,0
B 0,25
C 0,75
D 0,5
- Câu 4 : Hợp chất nào sau đây không có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom?
A Glixerol.
B Phenol.
C Axit acrylic.
D Glucozơ.
- Câu 5 : Kim loại nào sau đây không bị oxi hóa trong dung dịch CuCl2?
A Zn
B Fe
C Sn
D Ag
- Câu 6 : Hỗn hợp khí gồm C3H4 và H2. Cho hỗn hợp khí này đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp sau phản ứng chỉ gồm ba hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 21,5. Tỉ khối của hỗn hợp khí ban đầu so với H2 là:
A 8,6
B 7,2
C 10,4
D 9,2
- Câu 7 : Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, không tác dụng được với Na nhưng phản ứng được với dung dịch NaOH là
A 6
B 3
C 4
D 5
- Câu 8 : Cho Cu( dư) tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 được dung dịch X. Cho AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Cho Fe (dư) tác dụng với dung dịch Y được hỗn hợp kim loại Z. Số phản ứng xảy ra là :
A 6
B 7
C 5
D 4
- Câu 9 : Hỗn hợp X gồm CH3OH và C2H5OH có cùng số mol. Lấy 4,29 gam X tác dụng với 7,2 gam CH3COOH (có H2SO4 đặc xúc tác) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất phản ứng este hóa đều bằng 50%). Giá trị m là
A 4,455.
B 4,860.
C 9,720.
D 8,910.
- Câu 10 : Các loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:
A sợi bông, tơ visco, tơ capron
B sợi bông, tơ tằm, tơ nilon – 6,6
C tơ axetat, sợi bông, tơ visco
D tơ tằm, len, tơ viso
- Câu 11 : Sản phẩm thủy phân của chất nào sau đây chắc chắn có thể tham gia phản ứng tráng gương?
A HCOOCH3
B C3H7COOC2H5
C C2H5COOCH3
D CH3COOC4H7
- Câu 12 : Poli metyl metacrylat được điều chế bằng cách:
A trùng hợp metyl metacrylat
B trùng ngưng metyl metacrylat
C trùng hợp stiren
D cho metylmetacrylat phản ứng cộng với hiđro
- Câu 13 : Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là
A Cu.
B Ca.
C Mg.
D Be.
- Câu 14 : Cho 200ml dung dịch NaOH 1M phản ứng với 200ml dung dịch HCl 2M. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A Dung dịch thu được có nồng độ không lớn hơn 0,5M
B Dung dịch thu được có thể hòa tan bột đồng
C Dung dịch thu được có thể hòa tan BaCO3
D Dung dịch thu được có pH > 7
- Câu 15 : Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít (đktc) CO2 vào 500ml dung dịch nước vôi trong nồng độ 0,2M thu được dung dịch X sau khi gạn bỏ kết tủa. Khối lượng dung dịch X so với khối lượng nước vôi trong ban đầu
A giảm 1,6 gam
B tăng 1,6 gam
C tăng 6,6 gam
D giảm 3,2 gam
- Câu 16 : Một peptit có công thức phân tử H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(CH(CH3)2)-CONH-CH2COOH Khi thủy phân peptit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp các amino axit, dipeptit, tripeptit và tetrapeptit . Khối lượng phân tử nào dưới đây không ứng với bất kì sản phẩm nào ở trên?
A 188
B 146
C 231
D 189
- Câu 17 : Trước đây người ta hay sử dụng chất này để bánh phở trắng và dai hơn, tuy nhiên nó rất độc với cơ thể nên hiện nay đã bị cấm sử dụng. Chất đó là :
A Axeton
B Băng phiến
C Fomon
D Axetanđehit (hay anđehit axetic)
- Câu 18 : Cho hỗn hợp Na và Mg lấy dư vào 100 gam dung dịch H2SO4 20% thì thể tích khí H2 (đktc) thoát ra là
A 4,57 lít.
B 49,78 lít.
C 54,35 lít.
D 104,12 lít.
- Câu 19 : Không dùng bình thủy tinh để chứa dung dịch axit nào sau đây ?
A HNO3.
B H2SO4.
C HCl.
D HF.
- Câu 20 : Cho chuỗi phản ứng : Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 21 : Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối cùng thuộc phân lớp p. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là 20. Bản chất của liên kết hóa học trong hợp chất X – Y là:
A sự góp chung đôi electron
B sự góp đôi electron từ một nguyên tử
C sự tương tác yếu giữa hai nguyên tử có chênh lệch độ âm điện lớn
D lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu
- Câu 22 : Ứng với công thức C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A 4
B 2
C 1
D 3
- Câu 23 : Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại nào sau đây ?
A Fe.
B Na.
C Zn.
D Cu.
- Câu 24 : Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO duy nhất ở đktc. Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thì thu được bao nhiêu lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc.
A 0,224 lít.
B 0,336 lít.
C 0,448 lít.
D 0,672 lít.
- Câu 25 : Cho các thí nghiệm(1) Dẫn khí H2S dư qua dung dịch CuCl2 (2) Dẫn khí CO2 dư qua dung dịch Ca(OH)2 (3) Dẫn khí NH3 dư qua dung dịch Al(NO3)3 (4) Dẫn hỗn hợp khí C2H2 và NH3 dư qua dung dịch AgNO3 Số trường hợp thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là:
A 2
B 4
C 3
D 1
- Câu 26 : Cho X là một amin bậc 3 điều kiện thường ở thể khí. Lấy 7,08 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối thu được là:
A 10,73 gam
B 14,38 gam
C 11,46 gam
D 12,82 gam
- Câu 27 : Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA được biểu diễn tổng quát là:
A ns2np4.
B (n-1)d10ns2np3.
C ns2np3.
D ns2np5.
- Câu 28 : Cho các cân bằng sau trong các bình riêng biệt: H2 (k, không màu) + I2 (k, tím) 2HI (k, không màu) (1)2NO2 (k, nâu đỏ) N2O4 (k, không màu) (2)Nếu làm giảm thể tích bình chứa của cả 2 hệ trên, so với ban đầu thì màu của
A hệ (1) hệ (2) đều đậm lên.
B hệ (1) không thay đổi; hệ (2) nhạt đi.
C hệ (1) và hệ (2) đều nhạt đi.
D hệ (1) đậm lên; hệ (2) nhạt đi.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein