vào chuyên vật lý trường THPT chuyên Bình Thuận -...
- Câu 1 : Một thuyền máy và một thuyền chèo cùng xuất phát, chuyển động đều xuôi dòng từ bến A đến bên B dọc theo chiều dài của con sông, khoảng cách giữa hai bến sông là 14km. Thuyền máy chuyển động với vận tốc 24km/h so với nước, nước chảy với vận tốc 4km/h so với bờ. Khi thuyền máy tới B lập tức quay trở lại A, đến A nó lại lập tức quay về B và đến B cùng lúc với người chèo thuyền. Hỏi:a, Vận tốc của thuyền chèo so với nước là bao nhiêu?b, Trên đường từ A đến B, thuyền chèo gặp thuyền máy ở vị trí cách A bao nhiêu km?
- Câu 2 : Một bình nhiệt lượng kế có khối lượng m0, nhiệt dung riêng c0 và ở nhiệt độ t0. Lần thứ nhất, người ta rót vào bình một lượng nước nóng có khối lượng m, nhiệt dung riêng c và ở nhiệt độ t, khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của bình tăng thêm 60C. Lần thứ hai, rót tiếp vào bình một lượng nước nóng giống như trước, khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của bình tăng thêm 40C so với khi có cân bằng nhiệt lần thứ nhất. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh.a. Tính tỉ số \({{{m_0}{c_0}} \over {mc}}\)b. Lần thứ ba, tiếp tục rót vào bình một lượng nước nóng giống như lần thứ nhất. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của bình tăng thêm bao nhiêu so với nhiệt độ t0 ?
- Câu 3 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ Các điện trở có giá trị R1 = R2 = 12 Ω; điện trở của ampe kế, dây nối và khóa K không đáng kể; điện trở của vôn kế vô cùng lớn. Hiệu điện thế UMN = 36V.a. Khi khóa K mở, ampe kế chỉ 1A, vôn kế chỉ 24V. Xác định giá trị điện trở R0, R3.b. Khi khóa K đóng, ampe kế chỉ 0,2A, dòng điện chạy qua ampe kế theo chiều từ C đến D. XÁc định giá trị điện trở R4 và số chỉ của vôn kế.
- Câu 4 : Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng 15cm cho ảnh thật A1B1. Di chuyển vật AB dọc theo trục chính của thấu kính một khoảng x đến vị trí thứ hai thì cho ảnh ảo A2B2 cách thấu kính một khoảng 10cm. Hai ảnh có cùng độ lớn. Biết vật sáng AB luôn đặt vuông góc với trục chinh của thấu kính, A nằm trên trục chính.a/ Dựng (vẽ) ảnh của vật qua thấu kính ứng với mỗi vị trí nêu trên. b/ Xác định tiêu cự của thấu kính.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn