Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - Trường...
- Câu 1 : Hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 71,20 gam alanin và 52,50 gam glyxin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 10. Giá trị của m là:
A. 96,70
B. 101,74
C. 100,30
D. 103,9
- Câu 2 : Hòa tan hết 11,44 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO bằng dung dịch chứa 0,25mol H2SO4 và 0,15mol HNO3 thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,08mol NO và a mol NO2 (không có sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau:- Phần I tác dụng với 97,5ml dung dịch KOH 2M thu được 6,42 gam một chất kết tủa.
A. 38,22
B. 29,15
C. 35,85
D. 32,26
- Câu 3 : Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và một axit cacboxylic (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với Na giải phóng ra 0,56 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (H2SO4 đặc xúc tác) thì thu được 1,48g một este (hiệu suất phản ứng đạt 100%). Biết tỉ lệ mol của ancol : axit là 2 : 3. Công thức axit là
A. HCOOH.
B. CH3COOH.
C. C2H5COOH.
D. C3H7COOH.
- Câu 4 : Dung dịch X có 0,1mol K+ ; 0,2mol Mg2+; 0,1mol Na+ ; 0,2 mol Cl và a mol Y- . Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y và giá trị của m là:
A. OH và 20,3
B. NO3- và 42,9
C. NO3- và 23,1
D. OH và 30,3
- Câu 5 : Cho các chất sau: K, Fe, Ba, Cu, Na, Ca, Al, Li, Mg. Số chất tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
- Câu 6 : Nung nóng hoàn toàn 28,9g hỗn hợp KNO3 và Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước dư thì thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) (lượng oxi bị hòa tan không đáng kể). Thành phần phần trăm khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 65,05%.
B. 34,95%.
C. 27,38%.
D. 68.34%.
- Câu 7 : Cho các ion kim loại: Cu2+; Fe3+; Ag+ ; Zn2+; Ca2+. Chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại là
A. Ca2+ < Zn2+ < Fe3+ < Cu2+ < Ag+
B. Ca2+ < Fe3+ < Zn2+ < Cu2+ < Ag+
C. Ca2+ < Zn2+ < Fe3+ < Ag+ < Cu2+
D. Ca2+ < Zn2+ < Cu2+ < Fe3+ < Ag+
- Câu 8 : Chất nào sau đây không thủy phân được
A. saccarozơ.
B. mantozơ.
C. tinh bột.
D. fructozơ
- Câu 9 : Cho từ từ 300 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 1M và NaHCO3 1M được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít.
B. 4,48 lít.
C. 3,36 lít.
D. 5,6 lít
- Câu 10 : Hòa tan hoàn toàn 2,85g hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch NaOH lấy dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy giải phóng ra 1,008 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 28,42%.
B. 36,57%.
C. 71,58%.
D. 75,09%
- Câu 11 : Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp gồm FeSO4 và Fe2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch X. X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M trong môi trường axit. Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe2(SO4)3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 15,2%.
B. 76,0%.
C. 24,0%.
D. 84,8%
- Câu 12 : Để khử hoàn toàn 20,8g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần vừa đủ 5,6 lít (đktc) CO. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 16,8g.
B. 18,6g.
C. 20,4g.
D. 26.5g
- Câu 13 : Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 , nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5 . Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết:
A. cho-nhận
B. cộng hoá trị.
C. ion
D. kim loại
- Câu 14 : Cho 10,0 gam hỗn hợp hai anđehit đơn chức (tỷ lệ mol 1:1) tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được 64,8 gam Ag. Vậy công thức của hai anđehit là:
A. HCHO và CH3CHO
B. HCHO và C3H5CHO
C. CH3CHO và C2H3CHO
D. HCHO và C2H5CHO
- Câu 15 : Crackinh V lít pentan thì thu được 2,5V lít hỗn hợp X gồm các ankan và anken. Cho 22,4 lít hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư. Tính số mol Br2 đã phản ứng:
A. 0,40 mol
B. 0,75 mol
C. 0,50 mol
D. 0,60 mol
- Câu 16 : Hỗn hợp X gồm H2, ankin và anken. Tỷ khối của X đối với H2 là 8,2. Cho 11,2 lít hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch Br2 dư thu được hỗn hợp khí Z có thể tích 3,36 lít. Tỷ khối của Z đối với H2 là 7,0. Vậy khối lượng dung dịch Br2 tăng lên là:
A. 6,8 gam
B. 6,1 gam
C. 5,6 gam
D. 4,2 gam
- Câu 17 : Các dung dịch nào sau đây có pH > 7: CH3NH2, H2NCH2COOH, CH3COONa, NH4Cl, H2NCH2CH2CH2CH(NH2)COOH, C6H5NH2, K2CO3:
A. 2
B. 7
C. 6
D. 4
- Câu 18 : Tính khối lượng axit và khối lượng ancol cần lấy để điều chế được 86 gam poli(metyl acrylat). Biết hiệu suất phản ứng este hoá và phản ứng trùng hợp lần lượt là 62,5% và 80%.
A. 144 gam và 92 gam
B. 144 gam và 64 gam
C. 172 gam và 92 gam
D. 172 gam và 64 gam
- Câu 19 : Cho chuỗi biến hóa sau: C6H10O5(H+ ) → C6H12O6 (lên men) → X → Y → Z → CH3COONa. X, Y, Z lần lượt là
A. C2H5OH, CH3COOH, CH3COOH
B. C2H4, C2H5OH, CH3COOH.
C. CH3CH(OH)COOH, CH3CH(OH)COONa, CH2CHCOONa.
D. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH
- Câu 20 : Cho các polime sau: tơ tằm, nilon-6, tơ axetat, nilon-6,6, tơ visco, poli(vinyl clorua), tơ lapsan. Số polime là tơ nhân tạo là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 21 : Cho amino axit X no, mạch hở, chứa 1 nhóm chức mỗi loại. Cho 0,1 mol X phản ứng hết với HCl dư thu được dung dịch chứa 11,15g muối. Tên gọi của X là
A. glyxin.
B. valin.
C. alanin.
D. lysin.
- Câu 22 : Cho các chất: (1) NH3, (2) C6H5NH2, (3) CH3NH2, (4) CH3NHCH3. Thứ tự tính bazo tăng dần là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 2, 1, 3, 4.
C. 2, 3, 1, 4.
D. 2, 4, 1, 3
- Câu 23 : A, B là hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 1,38g A và 1,2g B tác dụng hết với Na thu được 0,56 lít H2 (đktc). A, B lần lượt là
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH.
D. C4H9OH và C5H12OH.
- Câu 24 : Đốt cháy hoàn toàn 6g một este X thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,6g H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H8O2.
B. C3H6O2.
C. C2H4O2 .
D. C4H6O2
- Câu 25 : Trong các chất sau đây đâu là amin bậc 2
A. H2N-[CH2]6-NH2.
B. (CH3)2CH-NH2.
C. CH3-NH-CH3.
D. C6H5NH2.
- Câu 26 : Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào cốc đựng phenol có chứa vài giọt phenolphtalein. Hiện tượng xảy ra là:
A. cốc đựng phenol chuyển từ hồng sang xanh.
B. cốc đựng phenol chuyển từ xanh sang hồng.
C. cốc đựng phenol chuyển từ không màu sang hồng.
D. cốc đựng phenol chuyển từ hồng sang không màu
- Câu 27 : Cho 2,53g hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH (phenol) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được thêm 0,72g nước và m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
A. 1,81.
B. 3,45.
C. 3,25.
D. 3,41.
- Câu 28 : Polime X có khối lượng phân tử là 400000 g/mol và hệ số trùng hợp là n = 4000. X là
A. [-CH2-CH2-]n.
B. [-CF2-CF2-]n.
C. [-CH2-CHCl-]n.
D. [-CH2-CH(CH3)-]n.
- Câu 29 : Khi đi từ Li tới Cs trong một phân nhóm bán kính nguyên tử sẽ
A. giảm dần.
B. vừa tăng vừa giảm.
C. tăng dần.
D. không đổi.
- Câu 30 : Để phân biệt Gly-Ala-Val với Gly-Ala chỉ dùng hóa chất nào dưới đây
A. NaCl.
B. NaOH.
C. quỳ tím.
D. Cu(OH)2
- Câu 31 : Cho cân bằng hóa học sau: NO2 (nâu đỏ) ⇔ N2O4 (không màu); H < 0. Hỏi khi nhúng bình đựng hỗn hợp khí trên vào nước đá thì:
A. màu nâu đỏ nhạt dần.
B. màu nâu đỏ đậm dần.
C. màu giữ nguyên như ban đầu.
D. cả A, B, C đều sai
- Câu 32 : Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M và Ca(OH)2 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 10g.
B. 20g.
C. 15g.
D. 30g
- Câu 33 : Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → X + N2O + Y. Tổng hệ số (tối giản) của phản ứng trên khi cân bằng là
A. 20
B. 32
C. 24
D. 55
- Câu 34 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol NaAlO2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
A. 2:1
B. 2:7
C. 4:7
D. 2:5
- Câu 35 : Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là:
A. lưu huỳnh
B. muối ăn
C. cát
D. vôi sống
- Câu 36 : Có bốn lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: anđehit axetic, glucozơ, saccarozơ, axit axetic. Thuốc thử nào có thể dùng để xác định dung dịch có trong mỗi lọ.
A. kim loại Na
B. AgNO3 trong dung dịch NH3
C. Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH
D. CuO, nung nóng
- Câu 37 : Cho các chất có chứa vòng benzen và có phân tử là C7H9N. Hãy cho biết có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch Br2 cho kết tủa trắng?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
- Câu 38 : Thuỷ phân pentapeptit X thu được các đipeptit là Ala-Gly; Glu-Gly và tripeptit là Gly-AlaGlu. Vậy cấu trúc của peptit X là:
A. Glu-Ala-Gly-Ala-Gly
B. Ala-Gly-Ala-Glu-Gly
C. Ala-Gly-Gly-Ala-Glu
D. Gly-Gly-Ala-Glu-Ala
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein