- Ôn tập đại cương về hóa học hữu cơ (Có video chữ...
- Câu 1 : Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính là :
A Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen
B Chuyển hóa các nguyên tố C,H,N... thành các chất vô cơ dễ nhận biết
C Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm hidro do có hơi nước thoát ra
D Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm Nito do có mùi khét tóc
- Câu 2 : Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ :
A Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.
B Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, có thể có các nguyên tố O, N.
C Phân tử chất X chỉ có các nguyên tố C, H.
D Phân tử chất X chắc chắn phải là amin.
- Câu 3 : Các chất hữu cơ có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- được gọi là
A các chất thuộc cùng dãy đồng đẳng.
B các chất thù hình.
C các chất đồng hình
D các đồng phân.
- Câu 4 : Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ?
A Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
B Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
C Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố
trong phân tử.
D Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
- Câu 5 : Chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Công thức phân tử là:
A C2H4O.
B C2H4O2.
C C3H6O2.
D C3H6O.
- Câu 6 : X có công thức cấu tạo thu gọn HOCH2CH2OH. Hãy cho biết công thức tổng quát dãy đồng đẳng chứa X
A CnH2n + 1(OH)2
B CnH2n(OH)n
C CnH2n(OH)2
D CnH2n+2 – m(OH)m
- Câu 7 : Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6H4OH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T).Hãy cho biết những chất nào thuộc cùng dãy đồng đẳng
A Y, T.
B X, Z, T.
C X, Z.
D Y, Z.
- Câu 8 : Cho các chất sau:(1): CH2Cl2 – CH2Cl2.(2): CH3Cl – CHCl3.(3): CCl2H2 – CH2Cl2.(4): CCl3H – CH2Cl2.Số chất có cùng CTPT:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 9 : Cho các chất sau:(1): CH3 – CH2 – OH.(2): CH3 – O – CH3.(3): HO – CH2 – CH3.(4) H – CH2 – CH2 – O – H.Số chất có cùng CTCT là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 10 : Chất T có công thức phân tử (CTPT) là C3H8O. Số công thức cấu tạo có thể của T là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 11 : X có công thức đơn giản nhất là C2H5. X có thể là chất nào dưới đây
A C2H5
B C4H10
C C4H8
D C8H20
- Câu 12 : Đề nhận biết nguyên tố H trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta oxi hóa hoàn toàn X bằng CuO dư rồi dẫn hỗn hợp sản phẩm thu được qua bình chứa
A Nước vôi trong dư
B P2O5 khan
C H2SO4 đặc
D CuSO4 khan
- Câu 13 : Đốt cháy hữu cơ X chứa (C, H, O) bằng lượng O2 dư được hỗn hợp khí Z. Để lấy được O2 dư ta dẫn hỗn hợp khí Z đi qua bình đựng lượng dư chất nào dưới đây
A Đun với P trắng
B P2O5
C dung dịch kiềm
D H2SO4 đặc
- Câu 14 : Đốt cháy 0,92g hợp chất hữu cơ X thu được 1,76g CO2 và 1,08g H2O. Tính % về khối lượng của O trong X?
A 34,78%
B 50,00%
C 43,75%
D 41,3%
- Câu 15 : Đốt cháy hoàn toàn 3,44g hợp chất hữu cơ X, dẫn sản phẩm cháy gồm CO2 và hơi nước vào bình chứa lượng dư dd Ba(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 15,6g và xuất hiện 47,28g kết tủa. Kết luận nào dưới đây đúng.
A Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng
B % O trong X = 8,14%
C % C trong X = 83,72%
D %H trong X = 8,14%
- Câu 16 : Đốt cháy hoàn toàn 1,04g hợp chất hữu cơ Y cần vừa đủ 2,24 lít khí O2 thu được sản phẩm gồm CO2 và H2O có nCO2 : nH2O = 2 : 1. Tính % theo khối lượng các nguyên tố trong Y
A %C = 54%; %H = 15%; %O = 31%
B %C = 92,30%; %H = 7,70%
C %C = 92,30%; %H = 3,85%; %O = 3,85%
D %C = 93%; %H = 7%
- Câu 17 : Khi đốt cháy hoàn toàn 0,29g chất hữu cơ X thu được sản phẩm gồm CO2 và H2O, dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng CaO dư thấy khối lượng bình tăng 0,93g. Mặt khác, nếu dẫn sản phẩm qua bình đựng P2O5 dư thì khối lượng bình chỉ tăng 0,27g. Chất nào chiếm khối lượng nhỏ nhất trong X, tính % chất đó?
A %H = 5,17%
B %H = 10,34%
C %O = 27,59%
D %O = 32,76%
- Câu 18 : Hợp chất hữu cơ X có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: C chiếm 24,24%; H chiếm 4,04%; Cl chiếm 71,72%. X có công thức đơn giản nhất là:
A CH2Cl
B CnH2nCln
C (CH2Cl)n
D C2H4Cl6
- Câu 19 : Đốt cháy 0,27g X thu được 0,22g CO2, 0,18g H2O và 56ml N2. Xác định công thức phân tử của X, biết X có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất.
A C2H8O3N
B C2H7O3N
C C2H8O3N2
D C2H8O2N
- Câu 20 : Xác định công thức phân tử của một hidrocacbon X biết mC : mH = 6 : 1 và dX/H2 = 42
A CH2
B C2H4
C C6H12
D C3H6
- Câu 21 : Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ X có %C = 54,54%, %H = 9,09% còn lại là O. Biết 0,1 mol X có khối lượng bằng 6,16 lít khí O2 (đktc)
A CH2 O
B C2H4O
C C4H8O2
D C4H8
- Câu 22 : Đốt cháy hoàn toàn 9,2g X chỉ thu được nước và CO2. Dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 10,8g và bình 2 có 40g kết tủa. Xác định số công thức cấu tạo có thể có của X
A 1
B 2
C 5
D 4
- Câu 23 : Trộn 400ml hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O với 2 lít khí O2 rồi đốt cháy, dẫn hỗn hợp sản phẩm sinh ra qua bình đựng H2SO4 thấy thể tích giảm 1,6 lít. Tiếp tục dẫn khí qua dd KOH dư thấy khối lượng giảm 1,2 lít và có 400ml khí thoát ra ngoài. A không thể có CTCT nào?
A CH2(OH)CH2CH2(OH)
B CH2(OH)CH(OH)CH3
C CH3C(OH)2CH3
D CH3CH(OH)CH2(OH)
- Câu 24 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Xác định số đồng phân có thể có của X
A 1
B 2
C 3
D 4
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein