Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Ngô G...
- Câu 1 : Hòa tan hết 8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là
A 30%.
B 70%.
C 56%.
D 44%.
- Câu 2 : Cho dãy các chất: Fe(NO3)2; CuCl2; MgCO3; BaSO4. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A 2
B 4
C 3
D 1
- Câu 3 : Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương. Công thức phân tử của thạch cao nung là
A CaSO4.2H2O.
B CaSO4.5H2O.
C CaSO4.H2O.
D CaSO4.
- Câu 4 : Công thức của phèn chua là
A K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O.
B K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
D Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
- Câu 5 : Chất nào trong các chất cho dưới đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A O2.
B F2.
C Cl2.
D N2.
- Câu 6 : Đốt cháy hoàn toàn một ancol no, đơn chức, mạch hở X thu được 3,6 gam H2O và 4,4 gam CO2. Tên gọi theo danh pháp thay thế của X là
A metanal.
B etanol.
C metanol.
D
ancol metylic.
- Câu 7 : Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, người ta nhiệt phân muối kaliclorat (xt: MnO2). Công thức phân tử của muối kalicorat là
A K2Cr2O4.
B KClO3.
C K2Cr2O7.
D KClO4.
- Câu 8 : Chất nào dưới đây phản ứng được với dung dịch FeCl2?
A H2SO4(loãng).
B CuCl2.
C HCl.
D AgNO3.
- Câu 9 : Tổng số nguyên tử hiđro trong một phân tử axit glutamic là
A 10
B 8
C 7
D 9
- Câu 10 : Phương trình phản ứng nào dưới đây không đúng?
A 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O.
B H2S + Zn(NO3)2 → ZnS + 2HNO3.
C 2Cu + O2 + 4HCl → 2CuCl2 + 2H2O.
D H2S + Cu(NO3)2 → CuS + 2HNO3
- Câu 11 : Cho các chất sau: Al; Fe; Fe3O4; Fe2O3; Cr; Sn; Fe(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl thì số chất chỉ cho sản phẩm muối clorua có dạng MCl3 là
A 2
B 3
C 5
D 4
- Câu 12 : Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam một este no, đơn chức, mạch hở X cần dùng vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 1M. Số công thức cấu tạo của X là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 13 : Cho m gam anđehit axetic tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 32,4 gam Ag kim loại. Giá trị của m là CH3CHO -> 2Ag=> nCH3CHO = ½ nAg = m = 6,6g=>B
A 4,4.
B 6,6.
C 13,2.
D 8,8.
- Câu 14 : Chất nào dưới đây không phản ứng được với kim loại Na?
A HCOOCH3.
B CH3COOH.
C C2H5OH.
D H2O.
- Câu 15 : Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
A Na2CO3.
B NH4Cl.
C NH3.
D NaHCO3.
- Câu 16 : Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 3,92 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại M là
A Ag.
B Fe.
C Mg.
D Cu.
- Câu 17 : Tổng số liên kết σ (xích ma) trong một phân tử vinyl axetilen là
A 10
B 7
C 8
D 5
- Câu 18 : Cacbohiđrat nào sau đây không bị thủy phân?
A Tinh bột.
B Xenlulozơ.
C Glucozơ.
D Saccarozơ.
- Câu 19 : Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?
A Fe(OH)3.
B Al.
C Zn(OH)2.
D CuSO4.
- Câu 20 : Cho 6,75 gam một amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 12,225 gam muối. Công thức phân tử của X là
A C3H9N.
B C2H5N.
C C2H7N.
D CH5N.
- Câu 21 : Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp anken A và ankin B thu được 44 gam CO2. Tên gọi của A và B lần lượt là
A etilen và propin.
B propilen và propin.
C etilen và axetilen.
D propilen và axetilen.
- Câu 22 : Cho các hợp chất có cấu tạo mạch hở có công thức phân tử lần lượt là: CH4O, CH2O, CH2O2, CH2O3, CH4N2O, CH5NO3, CH8N2O3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH, đun nóng là
A 5
B 4
C 6
D 3
- Câu 23 : Có các thí nghiệm sau được thực hiện ở nhiệt độ thường: (a). Cho Be vào H2O. (b). Sục khí F2 vào H2O. (c). Cho bột Si vào dung dịch NaOH. (d). Cho bột Al vào dung dịch NaOH. (e). Cho Sn vào dung dịch HCl. (f). Nhỏ dung dịch HCl đặc vào dung dịch KMnO4.Số thí nghiệm sinh ra khí H2 sau phản ứng là
A 5
B 3
C 2
D 4
- Câu 24 : A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. Điều khẳng định nào sau đây về A, B, C là đúng?
A Tổng số electron của B2+ và C2+ là 51.
B Công thức oxit cao nhất của A có dạng A2O3.
C Tổng số khối: MA + MB + MC = 79.
D Cả A, B, C đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng làm giải phóng khí H2.
- Câu 25 : Cho 6,36 gam hỗn hợp X gồm ancol anlylic; propanal và propanđial (trong đó propanđial chiếm 40% số mol). Hiđro hóa hoàn toàn 6,36 gam hỗn hợp X cần V lít khí H2 (Ni, to). Giá trị của V là
A 1,792.
B 1,344.
C 2,24.
D 3,136.
- Câu 26 : Cho m gam Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z thì đồ thị biểu diễn lượng kết tủa phụ thuộc vào lượng OH- như sau: Giá trị của m là
A 20,25.
B 32,4.
C 26,1.
D 27,0.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein