Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Chuyê...
- Câu 1 : Oxit nào sau đây bị oxi hóa khi phản ứng được với dung dịch HNO3 loãng?
A MgO
B Fe2O3
C FeO
D Al2O3
- Câu 2 : Tỉ khối hơi của một este no, đơn chức X so với dung dịch hidro là 30. Công thức phân tử của X là:
A C4H8O2
B C3H6O2
C C5H10O2
D C2H4O2
- Câu 3 : Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp :
A nhiệt luyện.
B Thủy điện.
C Điện phân dung dịch.
D Điện phân nóng chảy.
- Câu 4 : Cho dãy các kim loại : Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là:
A Cu
B Mg
C Al
D Ag
- Câu 5 : Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là:
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 6 : Cho dãy các oxit: MgO, FeO, CrO3, Cr2O3. Số oxit lưỡng tính trong dãy là:
A 4
B 1
C 3
D 2
- Câu 7 : Cho dãy các chất: Tinh bột, xenlulozo, glucozo, fructuzo, saccarozo. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là:
A 2
B 4
C 3
D 1
- Câu 8 : Dãy cation kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là:
A Cu2+ ,Fe2+ ,Mg2+
B Mg2+ ,Fe2+ , Cu2+
C Mg2+ ,Cu2+ ,Fe2+
D Cu2+,Mg2+,Fe2+
- Câu 9 : Đốt cháy hoàn toàn m gam C2H5NH2 thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và 1,12 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là
A 13,5.
B 4,5.
C 18,0.
D 9,0.
- Câu 10 : Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là:
A HCl
B NH3
C NaOH
D KOH
- Câu 11 : Thủy phân hoàn toàn một lượng tristeanrin trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 1 mol glixerol và :
A 1mol axit stearic.
B 3mol axit stearic.
C 1 mol natri stearat.
D 3 mol natri stearat.
- Câu 12 : Hoà tan hoàn toàn 3,80g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đkc). Hai kim loại kiềm đó là
A Li và Na.
B Na và K.
C Rb và Cs.
D K và Rb.
- Câu 13 : Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu:
A hồng
B Xanh tím
C nâu đỏ
D Vàng
- Câu 14 : Lên men 45g glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A 8,96.
B 4,48.
C 5,60.
D 11,20.
- Câu 15 : Hoà tan hoàn toàn 5,6g Fe trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch có chứa m gam muối và khí NO (spk duy nhất). Giá trị của m là
A 21,1.
B 42,2.
C 24,2.
D 18,0.
- Câu 16 : Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH?
A CH3COOCH3
B HCOOC2H5
C CH3COOC2H5
D HCOOCH3
- Câu 17 : Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thuỷ phân mội chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là
A 0,090 mol.
B 0,12 mol.
C 0,095 mol.
D 0,06 mol.
- Câu 18 : Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm chung là
A Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-.
B Ở cactot đều xảy ra sự khử.
C Phản ứng xảy ra kèm theo sự phát sinh dòng điện.
D Đều sinh ra Cu ở cực âm.
- Câu 19 : Hoà tan hoàn toàn 8,94g hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đkc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 tỉ mol tương ứng là 4: 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
A 12,78g.
B 14,62g.
C 13,70g.
D 18,46g.
- Câu 20 : Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch: Na2S, H2SO4 loãng, H2S, H2SO4 đặc, NH3, AgNO3, Na2CO3, Br2. Số trường hợp xảy ra các phản ứng là:
A 8
B 6
C 7
D 5
- Câu 21 : Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8g so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8g bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4g kim loại. Giá trị của x là
A 1,50.
B 3,25.
C 2,25.
D 1,25.
- Câu 22 : Cho X là một amino axit. Đun nóng 100ml dung dịch X 0,2M với 80ml dung dịch NaOH 0,25M thì thấy vừa đủ và tạo thành 2,5g muối khan. Mặt khác để phản ứng với 200g dung dịch X 20,6% phải dùng vừa hết 400ml dung dịch HCl 1M. Xác định công thức cấu tạo có thể có của X. Số đồng phân cấu tạo của X là
A 3
B 6
C 4
D 5
- Câu 23 : Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A 4,48.
B 3,36.
C 2,24.
D 1,12.
- Câu 24 : Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên và thuỷ tinh hữu cơ plexiglas là 36.720 và 47.300 (đvC). Số mắt xích trung bình trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên là
A 540 và 550.
B 680 và 473.
C 540 và 473.
D 680 và 550.
- Câu 25 : Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48g Ala, 32g Ala-Ala, 27,72g Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A 81,54.
B 111,74.
C 90,6.
D 66,44.
- Câu 26 : Có một số nhận xét về cacbohidrat như sau:(1) Saccarozo, tinh bột và xenlulozo đều có bị thủy phân.(2) Glucozo, Fructozo, saccarozo đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.(3) Tinh bột và xenlulozo là đồng phân cấu tạo của nhau.(4)Phân tử xenlulozo được cấu tạo bởi nhiều gốc α- glucozo.(5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozo.Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là:
A 1
B 2
C 4
D 3
- Câu 27 : Cho các nhận xét sau:(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.(2) Khác với axit axetic, axit aminoaxit có thể phản ứng với axit HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng.(3) Giống với axit axetic, aminoaxit có thể tác dụng với bazo tạo ra muối và nước.(4) Axit axetic và axit α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly.(6) Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A 3
B 6
C 4
D 5
- Câu 28 : Tripeptit mạch hở X và Đipeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một a -aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 24,8g. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch này
A giảm 37,2g.
B Giảm 27,3g.
C giảm 23,7g.
D giảm 32,7g.
- Câu 29 : Hợp chất X có thành phần gồm C, H, O chứa vòng benzene. Cho 6,9g X vào 360ml dung dịch NaOH 0,5M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,9g X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đkc), thu được 15,4g CO2. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m là
A 13,2.
B 11,1.
C 11,4.
D 12,3.
- Câu 30 : Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1: V2 là
A 1: 2.
B 5: 3.
C 2: 1.
D 3: 5.
- Câu 31 : Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH 2,75M và K2CO3 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng ở nhiệt độ thường thu được 64,5g chất rắn khan gồm 4 muối. giá trị của V là
A 150.
B 180.
C 140.
D 200.
- Câu 32 : Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn và Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2, NO, N2O và NO2, trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là
A 3,2 mol.
B 3,4 mol.
C 2,8 mol.
D 3,0 mol.
- Câu 33 : Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là
A 17,71.
B 32,20.
C 16,10.
D 24,15.
- Câu 34 : Cho 1,37g hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M hoá trị không đổi tác dụng với dung dịch HCl dư thấy giải phóng 1,232 lít khí H2 (đkc). Mặt khác hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với lượng khí Cl2 điều chế được bằng cách cho 3,792 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư. Tỉ lệ số mol của Fe và M trong hỗn hợp là 1: 3. Kim loại M là
A Mg.
B Cu.
C Al.
D Zn.
- Câu 35 : Cho cân bằng: C(r) + CO2(k) <-> 2CO(k). Ở 550oC , hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 2.10-3. Người ta cho 0,2 mol C và 1 mol CO2 vào bình kín dung tích 22,4 lít (không chứa không khí). Nâng dần nhiệt độ trong bình lên đến 550oC và giữ nhiệt độ đó để cho cân bằng được thiết lập. Số mol CO trong bình là
A 0,01.
B 0,02.
C 0,1.
D 0,2.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein