về polime
- Câu 1 : Dãy polime đều được điều chế từ phản ứng trùng ngưng là
A
Teflon, polietilen, PVC
B
Cao su buna, Nilon-7, tơ axetat
C
nilon-6, poli vinyl ancol, thủy tinh Plexiglas
D Nhựa rezol, nilon -7, tơ lapsan
- Câu 2 : Cho các polime: polietien, xenlulozơ, protein, tinh bột, nilon-6, nilon -6,6, polibutađien. Dãy các polime tổng hợp là:
A Polietien, polibutađien, nilon-6, nilon -6,6
B Polietien, xenlulozơ, nilon-6, nilon -6,6
C Polietien, tinh bột, nilon-6, nilon -6,6
D Polietien, nilon-6, nilon -6,6, xenlulozơ.
- Câu 3 : Cho các polime sau: (1) polietilen (PE); (2) poli(vinyl clorua) (PVC); (3) cao su lưu hóa; (4) polistiren (PS); (5) amilozơ; (6) amilopectin; (7) xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
A 7.
B 5.
C 4.
D 6.
- Câu 4 : Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt lên được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là
A polietilen.
B poli(metyl metacrylat).
C poliacrilonitrin.
D poli(vinyl clorua).
- Câu 5 : Polime nào sau đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?
A Glicogen
B Amilozo
C Cao su lưu hóa
D Xenlulozo
- Câu 6 : Cho các polime sau: thủy tinh hữu cơ, tơ olon, tơ lapsan, poli(vinyl axetat), polietilen, tơ capron, cao su buna-S, nilon-6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp (hoặc đồng trùng hợp) là
A 5.
B 4.
C 6.
D 7.
- Câu 7 : Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng hiđro ?
A Polivinylclorua.
B Cao su buna.
C Polipropen.
D nilon -6,6
- Câu 8 : Trong số các loại tơ sau: tơ tằm; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ xenlulozơ axetat; tơ capron; tơ enang. Số tơ nhân tạo là
A 4.
B 3.
C 2.
D 5.
- Câu 9 : Có các chất sau: keo dán ure-fomandehit, tơ lapsan, tơ nilon-6,6; protein; sợi bông, amoni axetat, nhựa novolac, tơ nitron. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất trong phân tử chúng có chứa nhóm –NH-CO-?
A 4.
B 5.
C 6.
D 3.
- Câu 10 : Hợp chất hữu cơ X có CTPT là C9H16O4. Khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được một muối mà từ muối này điều chế trực tiếp được axit dùng sản xuất tơ nilon - 6,6. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là
A 3
B 4
C 2
D 1
- Câu 11 : Có các phát biểu sau:(1) Thủy tinh hữu cơ có cấu trúc mạch polime phân nhánh.(2) Sục C2H4 vào dung dịch KMnO4 có xuất hiện kết tủa(3) Muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.(4) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong môi trường NH3 tạo ra Ag.Số phát biểu đúng là:
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 12 : Cho các câu sau:(1) PVC là chất vô định hình.(2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước.(3) Poli(metyl metacrylat) có đặc tính trong suốt, cho ánh sáng truyền qua.(4) Tơ lapsan được tạo ra do phương pháp trùng hợp.(5) Vật liệu compozit có độ bền, độ nhịu nhiệt tốt hơn polime thành phần.(6) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và có tính dẻo.(7) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.Số nhận định không đúng là :
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 13 : Một phân tử polietilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietilen này là:
A 20000
B 2000
C 1500
D 15000
- Câu 14 : Trùng hợp 8,96 lít etilen (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 75% thì khối lượng polime thu được là
A 6,3 gam.
B 7,2 gam.
C 8,4 gam.
D 8,96 gam.
- Câu 15 : Poli(vinyl clorua) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% metan về thể tích) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất (H) như sau:Metan \(\xrightarrow{{H = 15\% }}\) Axetilen\(\xrightarrow{{H = 95\% }}\) Vinyl clorua \(\xrightarrow{{H = 90\% }}\) Poli ( vinyl clorua)Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần để điều chế được 1,5 tấn PVC là
A 3883,24 m3.
B 5883,25 m3.
C 5589,08 m3.
D 8824,87 m3.
- Câu 16 : Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta-1,3-đien, thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa đủ với 1,731 gam Br2 trong dung dịch. Tỉ lệ số mắt xích buta-1,3-đien và stiren trong X là
A 2 : 3.
B 1 : 2.
C 1 : 3.
D 1 : 1.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein