Đề thi thử THPT QG môn Hóa học trường THPT Chuyên...
- Câu 1 : Cho dãy các kim loại sau: K, Ca, Mg, Ba, Fe, Cu. Số kim loại trong dãy có khả năng tác dụng với nước ở điều kiện thường là
A 5.
B 4.
C 3.
D 2.
- Câu 2 : Tính chất hoặc ứng dụng không phải của KNO3 là
A bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
B chế tạo thuốc nổ.
C dùng làm phân bón.
D không tan trong nước.
- Câu 3 : Khẳng định nào sau đây không đúng?
A SiO2 tan được trong dung dịch HF.
B Si không có khả năng tác dụng với kim loại.
C Thành phần hóa học chính cảu thạch cao nung là CaSO4.H2O.
D Si tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.
- Câu 4 : Tiến hành các thí nghiệm sau:a) Điện phân dung dịch muối ăn với điện cực trơ có màng ngăn xốp.b) Thổi khí CO qua ống đựng FeO nung nóng ở nhiệt độ cao.c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.d) Dẫn khí NH3 vào bình khí Cl2.e) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
A 5.
B 4.
C 3.
D 2.
- Câu 5 : Khẳng định nào sau đây không đúng?
A Natri cacbonat khan (còn gọi là sođa khan) được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt.
B Khi tác dụng với kim loại, cacbon luôn tạo ra số oxi hóa -4 trong hợp chất.
C Khí CO rất độc, được sử dụng làm nhiện liệu khí.
D CO2 là chất gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên.
- Câu 6 : Để mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành trong phòng thí nghiệm người ta có các hình vẽ (1), (2), (3) như sau:Phát biểu đúng liên quan đến các hình vẽ này là
A phương pháp thu khí theo hình (1) có thể áp dụng thu các khí: H2, SO2, Cl2, NH3.
B phương pháp thu khí theo hình (1), (3) có thể áp dụng thu các khí: NH3, H2, N2.
C phương pháp thu khí theo hình (2) có thể áp dụng thu các khí: CO2, N2, SO2, Cl2.
D phương pháp thu khí theo hình (3) có thể áp dụng thu các khí: O2, H2, N2.
- Câu 7 : Thực hiện các thí nghiệm sau:a) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH.b) Cho phân đạm ure vào dung dịch Ba(OH)2 nóng.c) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.d) Cho P vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.e) Cho Al4C3 vào nước.Số thí nghiệm có khí thoát ra là
A 5.
B 4.
C 3.
D 2.
- Câu 8 : Từ chất X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): \(\begin{gathered}
X + 2NaOH\xrightarrow{{{H_2}O,{t^o}}}2Y + Z + {H_2}O \hfill \\
Y + HCl \to T + NaCl \hfill \\
Z + 2B{r_2} + {H_2}O \to C{O_2} + 4HBr \hfill \\
T + B{r_2}\xrightarrow{{{H_2}O}}C{O_2} + 2HBr \hfill \\
\end{gathered} \)Công thức phân tử của X làA C3H4O4.
B C8H8O2.
C C4H6O4.
D C4H4O4.
- Câu 9 : Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A glucozo, benzylamin, xiclohexan, glixerol.
B benzylamin, glucozo, glixerol, xiclohexan.
C glucozo, glixerol, benzylamin, xiclohexan.
D glucozo, benzylamin, glixerol, xiclohexan.
- Câu 10 : Cho các phát biểu sau:(1) Axit axetic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.(2) Vinyl axetat có khả năng làm mất màu nước brom.(3) Tinh bột khi thủy phân trong môi trường kiềm chỉ tạo ra glucozo.(4) Dung dịch abumin trong nước của lòng trắng trứng khi đun sôi bị đông tụ.(5) Phenol dung để sản xuất thuốc nổ (2,4,6-trinitrophenol).Số phát biểu đúng là
A 4.
B 3.
C 2.
D 1.
- Câu 11 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Sục etilen vào dung dịch KMnO4.(2) Cho dung dịch natri stearat vào dung dịch Ca(OH)2. (3) Sục etylamin vào dung dịch axit axetic.(4) Cho fructozo tác dụng với Cu(OH)2.(5) Cho ancol etylic tác dụng với CuO nung nóng.Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm không thu được chất rắn?
A 2.
B 4.
C 1.
D 3.
- Câu 12 : Cho các phát biểu sau:(a) Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), tại anot H2O bị khử tạo ra khí O2.(b) Để lâu hợp kim Fe-Cu trong không khí ẩm thì Fe bị ăn mòn điện hóa học.(c) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại.(d) Các kim loại có độ dẫn điện khác nhau do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau.(e) Các kim loại kiềm đều có mạng tinh thể lập phương tâm diện, cấu trúc tương đối rỗng.Số phát biểu đúng là
A 4.
B 3.
C 5.
D 2.
- Câu 13 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al, Fe2O3, Cr2O3 sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần 1 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Hòa tan hết phần 2 trong 400 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M đến dư vào Y thu được kết quả như hình vẽ sau:Khối lượng Cr2O3 trong hỗn hợp ban đầu là
A 7,29 gam.
B 30,40 gam.
C 6,08 gam.
D 18,24 gam.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein