Đề thi chính thức THPT QG môn hóa học năm 2017 - M...
- Câu 1 : Câu 41: Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là
A Al.
B Mg.
C Ca.
D Na.
- Câu 2 : Muối nào sau đây dễ bị phân huỷ khi đun nóng?
A Ca(HCO3)2.
B Na2SO4.
C CaCl2.
D NaCl.
- Câu 3 : Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra glixerol?
A Glyxin.
B Tristearin.
C Metyl axetat.
D Glucozơ.
- Câu 4 : Oxit nào sau đây là oxit axit?
A CrO3.
B FeO.
C Cr2O3.
D Fe2O3.
- Câu 5 : Phân tử nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A Poli(vinyl clorua).
B Poliacrilonitrin.
C Poli(vinyl axetat).
D Polietilen.
- Câu 6 : Cho 2,7 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A 4,48.
B 2,24.
C 3,36.
D 6,72.
- Câu 7 : Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là
A H2S.
B AgNO3.
C NaOH.
D NaCl.
- Câu 8 : Cho các chất sau: Cr(OH)3, CaCO3, Al(OH)3 và Al2O3. Số chất vừa phản ứng với dụng dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 9 : Cho dãy các chất: (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là
A (c), (b), (a).
B (a), (b), (c).
C (c), (a), (b).
D (b), (a), (c).
- Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 0,05 mol N2, 0,3 mol CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A C4H9N.
B C2H7N.
C C3H7N.
D C3H9N.
- Câu 11 : Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Trung hoà X cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là
A 0,896.
B 0,448.
C 0,112.
D 0,224.
- Câu 12 : Cho 6,72 lít khí CO (đktc) phản ứng với CuO đun nóng, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 18. Khối lượng CuO đã phản ứng là
A 24 gam.
B 8 gam.
C 16 gam.
D 12 gam.
- Câu 13 : Xà phòng hoá hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A 19,12.
B 18,36.
C 19,04.
D 14,68.
- Câu 14 : Để tác dụng hết với a mol triolein cần tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A 0,12.
B 0,15.
C 0,30.
D 0,20.
- Câu 15 : Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy nước theo hình vẽ bên. Phản ứng nào sau đây không áp dụng được cách thu khí này?
A
B
C
D
- Câu 16 : Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 17 : Cho các chất: etyl fomat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, glyxin. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là
A 4
B 2
C 1
D 3
- Câu 18 : Cho các phát biểu sau:(a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.(b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.(c) Dung dịch alanin là đổi màu quỳ tím.(d) Triolein có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to).(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.(g) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước.Số phát biểu đúng là
A 4
B 2
C 1
D 3
- Câu 19 : Hoàn tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và 1,008 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, số mol kết tủa Al(OH)3 (n mol) phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V lít) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của a là
A 2,34.
B 7,95.
C 3,87.
D 2,43.
- Câu 20 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.(e) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A 2
B 3
C 5
D 4
- Câu 21 : Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là
A Mg(OH)2.
B Al(OH)3.
C MgCO3.
D CaCO3.
- Câu 22 : Cho sơ đồ các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường:Hai chất X, T lần lượt là
A NaOH, Fe(OH)3.
B Cl2, FeCl2.
C NaOH, FeCl3.
D Cl2, FeCl3.
- Câu 23 : Hỗn hợp X gồm amino axit Y (có dạng H2N-CnH2n-COOH) và 0,02 mol H2NC3H5(COOH)2. Cho X vào dung dịch chứa 0,04 mol HCl, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng ứng vừa đủ với dung dịch gồm 0,04 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch chứa 8,21 gam muối. Phân tử khối của Y là
A 117
B 75
C 89
D 103
- Câu 24 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2.(b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl.(c) Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 25 : Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở, thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Mặt khác, thuỷ phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Cấu tạo của X là
A Gly-Ala-Gly-Gly-Val.
B Ala-Gly-Gly-Val-Gly.
C Gly-Gly-Val-Gly-Ala.
D Gly-Gly-Ala-Gly-Val.
- Câu 26 : Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 0,5M và NaCl 0,6M (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 0,5 A trong thời gian t giây. Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm 4,85 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của t là
A 17370.
B 14475.
C 13510.
D 15440.
- Câu 27 : Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin.
B Anilin, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.
C Etylamin, hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng.
D Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin.
- Câu 28 : Cho lượng dư Mg tác dụng với dung dịch gồm HCl, 0,1 mol KNO3 và 0,2 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 6,272 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 13. Giá trị của m là
A 83,16.
B 60,34.
C 84,76.
D 58,74.
- Câu 29 : Thuỷ phân hết 0,05 mol hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X (CxHyOzN3) và Y (CnHmO6Nt), thu được hỗn hợp gồm 0,07 mol glyxin và 0,12 mol alanin. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol Y trong dung dịch HCl, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A 59,95.
B 63,50.
C 47,40.
D 43,50.
- Câu 30 : Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hoà tan hết phần một trong dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 10 và dung dịch chứa m gam muối. Hoà tan hoàn toàn phần hai trong dung dịch chứa 0,57 mol HNO3, tạo ra 41,7 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni) và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí (trong đó có khí NO). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 27
B 29
C 31
D 25
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein