50 bài toán hay và khó về hỗn hợp chứa các chất ph...
- Câu 1 : Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic, lysin và metyl acrylat. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,965 mol O2, thu được hỗn hợp gồm CO2; 0,73 mol H2O và 0,05 mol N2. Hidro hóa hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol khí H2 (xúc tác Ni, t0). Giá trị của a là?
A. 0,08
B. 0,06
C. 0,12
D. 0,10
- Câu 2 : Hỗn hợp X chứa một số este đơn chức, một số aminoaxit và một số hidrocacbon (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 1,2 mol O2 thu được hỗn hợp gồm CO2; 0,8 mol H2O và 0,04 mol N2. Hidro hóa hoàn toàn 0,26 mol X cần dùng a mol khí H2 (xúc tác Ni, t0). Giá trị của a là?
A. 0,38
B. 0,26
C. 0,22
D. 0,30
- Câu 3 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin và tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z gồm m gam X và m gam Y cần dùng 2,59 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 34,2 gam H2O. Nếu đun nóng m gam Y với dung dịch NaOH dư thì khối lượng glixerol thu được là?
A. 9,2
B. 12,88
C. 11,04
D. 7,36
- Câu 4 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin, trilinolein và tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,22 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (biết axit glutamic chiếm 8,7866% về khối lượng) cần dùng 5,19 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, m gam CO2 và 64,44 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,12 mol Br2 tham gia phản ứng. Giá trị của m là?
A. 166,32
B.156,32
C. 176,32
D.200
- Câu 5 : Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 2,055 mol O2, thu được 32,22 gam H2O; 35,616 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là:
A. 14,42%.
B. 16,05%.
C. 13,04%
D. 26,76%.
- Câu 6 : Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 1,33 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có a mol khí thoát ra. Giá trị của a là?
A. 0,06.
B. 0,07.
C. 0,08
D. 0,09
- Câu 7 : Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X cần dùng 0,9925 mol O2, thu được CO2, N2 và H2O. Biết trong X oxi chiếm 22,615% về khối lượng. Cho toàn bộ lượng X trên vào dung dịch NaOH dư thấy có a mol NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là?
A. 0,10
B. 0,15
C. 0,20
D. 0,25
- Câu 8 : Cho hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 0,1 mol O2, thu được 0,28 mol hỗn hợp khí và hơi gồm a mol CO2, b mol H2O và c mol N2. Giá trị của a là?
A. 0,04
B. 0,06
C. 0,08
D. 0,09
- Câu 9 : Đốt cháy hết 25,56g hỗn hợp H gồm hai este đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp và một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (MZ > 75) cần đúng 1,09 mol O2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 48 : 49 và 0,02 mol khí N2. Cũng lượng H trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan và một ancol duy nhất. Biết KOH dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là
A. 38,792
B. 34,760
C. 31,880
D. 34,312
- Câu 10 : Cho hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác
A. 55,44
B. 56,44
C.57,44
D. 58,44
- Câu 11 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin, tripanmitin, tristearin, metan, etan, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,42 mol X cần dùng vừa đủ a mol O2, thu được hỗn hợp gồm CO2; 59,76 gam H2O và 0,12 mol N2. Giá trị của a là?
A. 3,32
B. 3,87
C. 4,12
D. 4,44
- Câu 12 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin, tripanmitin, tristearin, metan, etan, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,35 mol X cần dùng vừa đủ a mol O2, thu được hỗn hợp gồm CO2; 56,25 gam H2O và 0,085 mol N2. Giá trị của gần nhất với a là?
A. 3,00
B. 3,15
C. 3,85
D. 4,25
- Câu 13 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin, tripanmitin, tristearin, triolein, metan, etan, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,39 mol X cần dùng vừa đủ 7,4525 mol O2, thu được hỗn hợp gồm m gam CO2; 93,69 gam H2O và 0,085 mol N2 (Biết triolein chiếm 38,573% về khối lượng trong X). Giá trị của m là?
A. 234,08
B. 214,32
C. 221,13
D. 206,45
- Câu 14 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin, tripanmitin, tristearin, triolein, metan, etan, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,34 mol X cần dùng vừa đủ 5,605 mol O2, thu được hỗn hợp gồm m gam CO2; 71,46 gam H2O và 0,07 mol N2 (Biết triolein chiếm 26,224% về khối lượng trong X). Giá trị của m là?
A. 112,34
B. 134,54
C. 157,78
D. 173,36
- Câu 15 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin, tripanmitin, tristearin, triolein, metan, etan, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,38 mol X cần dùng vừa đủ 8,865 mol O2, thu được hỗn hợp gồm CO2; 111,06 gam H2O và 0,07 mol N2 (Biết triolein chiếm 17,162% về khối lượng trong X). Nếu cho toàn bộ lượng X trên vào dung dịch KOH dư thì số mol KOH tham gia phản ứng là?
A. 0,32
B. 0,38
C. 0,44
D. 0,52
- Câu 16 : Hỗn hợp X chứa một số este đơn chức, một số aminoaxit (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 0,625 mol O2 thu được hỗn hợp gồm CO2; 0,45 mol H2O và 0,04 mol N2. Hidro hóa hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol khí H2 (xúc tác Ni, t0). Giá trị của a là
A. 0,08
B. 0,06
C. 0,12
D. 0,10
- Câu 17 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin và tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,13 mol hỗn hợp Z gồm [X (trong đó axit glutamic có 0,04 mol) và Y] cần dùng 2,76 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 35,28 gam H2O. Phần trăm khối lượng của axit glutamic có trong Z là?
A. 14,23%
B. 15,98%
C. 17,43%
D. 18,43%
- Câu 18 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp Z gồm tristearin, glyxin, alanin và axit glutamic (0,02 mol). cần dùng 1,93 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 24,84 gam H2O. Phần trăm khối lượng của tristearin có trong Z là?
A. 43,33%
B. 56,32%
C. 60,23%
D. 68,99%
- Câu 19 : Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần dùng 1,99 mol O2, thu được CO2, N2 và H2O. Biết trong X oxi chiếm 22,378% về khối lượng. Khối lượng ứng với 0,15 mol X là?
A. 28,6.B. 14,3
B. 14,3
C. 32,2.
D. 16,1.
- Câu 20 : Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng 0,6675 mol O2, thu được CO2, N2 và H2O. Biết trong X oxi chiếm 17,68% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của N có trong X là?
A.. 7,73%.
B. 8,32%.
C. 9,12%
D. 10,83%
- Câu 21 : Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng 0,665 mol O2, sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và H2O (trong đó tổng khối lượng của N2 và CO2 là 21,52 gam). Khối lượng X ứng với 0,1 mol là?
A. 7,24
B. 8,22
C. 8,93
D. 9,78.
- Câu 22 : Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol X cần dùng 0,7925 mol O2, sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và H2O (trong đó tổng khối lượng của N2 và CO2 là 24,02 gam). Phần trăm khối lượng oxi trong X là?
A. 16,15%.
B. 17,31%.
C. 18,01%.
D. 19,32
- Câu 23 : Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol X cần dùng 1,2 mol O2, sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và H2O được dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình tăng m gam; khí thoát ra khỏi bình gồm CO2 và N2. Giá trị của m là
A. 17,28 gam
B. 19,01 gam
C. 21,42 gam
D. 24,29 gam
- Câu 24 : Cho m gam hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 0,4 mol O2, thu được 0,9 mol hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và N2. Giá trị m là?
A. 6,1 gam
B. 5,9 gam
C. 7,4 gam
D. 8,2 gam
- Câu 25 : Cho hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 0,43 mol O2, thu được 1,05 mol hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và N2. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là?
A. 33 gam
B. 37 gam
C. 41 gam
D. 45 gam
- Câu 26 : Biết X là tripanmitin. Hỗn hợp Y gồm ba peptit mạch hở. Đun nóng 21,64 gam hỗn hợp Z chứa X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 28,04 gam hỗn hợp T chứa các muối (trong đó có ba muối của glyxin, alanin và valin). Đốt cháy toàn bộ T, thu được CO2, N2; 0,985 mol H2O và 0,105 mol Na2CO3. Nếu đốt cháy hoàn toàn 21,64 gam Z trên, thu được CO2, N2 và 0,98 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong Z là?
A. 29,12%
B. 37,25%
C. 38,80%
D. 35,15%
- Câu 27 : Cho hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 0,43 mol O2, thu được 1,05 mol hỗn hợp khí và hơi gồm x mol H2O , b mol CO2 và c mol N2. Giá trị của c là?
A. 0,11
B. 0,12.
C. 0,13
D. 0,14
- Câu 28 : Cho hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 0,1 mol O2, thu được 0,28 mol hỗn hợp khí và hơi gồm a mol CO2, b mol H2O và c mol N2. Giá trị của b là?
A. 0,20
B. 0,18
C. 0,16
D. 0,14.
- Câu 29 : Cho hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 0,1 mol O2, thu được 0,28 mol hỗn hợp khí và hơi gồm a mol CO2, b mol H2O và c mol N2. Giá trị của c là?
A. 0,04
B. 0,05
C. 0,06
D. 0,07
- Câu 30 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin, triolein và tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp Z gồm [X (trong đó axit glutamic có 0,05 mol) và Y] cần dùng 5,1 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 63 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,06 mol Br2 tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của axit glutamic có trong Z là?
A. 10,12%
B. 11,64%
C. 14,33%
D. 15,57%
- Câu 31 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin, triolein và tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z gồm [X (trong đó axit glutamic có 0,05 mol) và Y] cần dùng 8,15 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 99,63 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,12 mol Br2 tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của triolein có trong Z là?
A. 32,12%
B. 36,48%
C. 41,34%
D. 43,22%
- Câu 32 : Biết X là propyl acrylat. Hỗn hợp Y gồm ba peptit mạch hở. Đun nóng 23,2 gam hỗn hợp Z chứa X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 31,36 gam hỗn hợp T chứa các muối (trong đó có ba muối của glyxin, alanin và valin). Đốt cháy toàn bộ lượng T, thu được CO2, 13,5 gam H2O và N2 và 15,9 gam Na2CO3. Nếu đốt cháy hoàn 23,2 gam Z trên, thu được CO2, a mol N2 và 15,12 gam H2O. Giá trị của a là?
A. 0,12
B. 0,14
C. 0,13
D. 0,15
- Câu 33 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin, trilinolein và tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol hỗn hợp Z gồm [X (trong đó axit glutamic có 0,04 mol) và Y] cần dùng 4,2625 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 51,21 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,18 mol Br2 tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của axit glutamic có trong Z là?
A. 11,02%
B. 13,44%
C. 13,67%
D. 14,56%
- Câu 34 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin, trilinolein và tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z gồm [X (trong đó axit glutamic có 0,04 mol) và Y] cần dùng 8,195 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 97,02 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,36 mol Br2 tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của trilinolein có trong Z là?
A. 34,42%
B. 42,45%
C. 54,01%
D. 54,34%
- Câu 35 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm ba chất béo. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (biết axit glutamic chiếm 3,6585% về khối lượng) cần dùng 6,69 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, m gam CO2 và 82,44 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,08 mol Br2 tham gia phản ứng. Giá trị gần đúng của m là?
A. 189
B. 193
C. 205
D. 210
- Câu 36 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm ba chất béo. Đốt cháy hoàn toàn 0,28 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (biết axit glutamic chiếm 15,957% về khối lượng) cần dùng 7,11 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 88,92 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,08 mol Br2 tham gia phản ứng. Khối lượng ứng với 0,14 mol Z là?
A. 46,06
B. 47,23
C. 46,55
D. 47,32
- Câu 37 : Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được H2O; 0,1 mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 11,2
B. 16,8
C. 10,0
D. 14,0.
- Câu 38 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic, metylmetacrylic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen, buten và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn x mol X và y mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,08 mol, thu được H2O; 0,08 mol N2 và 0,84 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là?
A. 11,2
B. 16,8
C. 10,0
D. 14,0
- Câu 39 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic, metylmetacrylic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen, buten và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Z chứa x mol X và y mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,47 mol, thu được H2O; 0,08 mol N2 và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là?
A. 11,23
B. 18,43
C. 21,34
D. 24,12
- Câu 40 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic, metylmetacrylic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen, buten và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp Z chứa X và Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,425 mol, thu được CO2, 19,62 gam H2O; 0,07 mol N2. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng Z trên trong H2 dư (Ni) thấy có a mol H2 tham gia phản ứng. Giá trị của a là?
A. 0,12
B. 0,14
C. 0,16
D. 0,18.
- Câu 41 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic, metylmetacrylic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen, buten và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,44 mol hỗn hợp Z chứa X và Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,845 mol, thu được CO2, 26,1 gam H2O; 0,11 mol N2. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng Z trên trong H2 dư (Ni) thấy có a mol H2 tham gia phản ứng. Giá trị của a là?
A. 0,22
B. 0,34
C. 0,42
D. 0,52
- Câu 42 : Hỗn hợp X gồm Gly, Lys (tỷ lệ mol 2:1) và một amin đơn chức, hở, có một liên kết đôi C=C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 11,48 gam X cần vừa đủ 0,88 mol O2. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 37,4 gam (xem N2 hoàn toàn không bị hấp thụ). Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Công thức phân tử của amin trong X là C2H5N
B. Công thức phân tử của amin trong X là C3H7N
C. Công thức phân tử của amin trong X là C4H9N
D. Số mol amin trong X là 0,05 mol
- Câu 43 : Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa alanin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,285 mol O2, thu được 20,34 gam H2O; 20,832 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là:
A. 34,56%
B. 58,01%.
C. 46,22%.
D. 57,33%
- Câu 44 : Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa axit glutamic và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,525 mol O2, thu được 23,94 gam H2O; 26,656 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là:
A. 17,04%.
B. 18,23%.
C. 19,05%.
D. 20,33%
- Câu 45 : Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa axit glutamic và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,28 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,82 mol O2, thu được 27,36 gam H2O; 34,048 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong Z là:
A. 7,13%.
B. 8,34%.
C. 8,66%.
D. 9,12%.
- Câu 46 : X chất béo. Y là peptit mạch hở tạo từ (Gly, Ala và Val). Đun nóng 108,32 gam hỗn hợp Z chứa X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 127,6 gam hỗn hợp T chứa 5 muối (trong đó có muối của axit oleic và linoleic). Đốt cháy toàn bộ T, thu được CO2, N2; 5,36 mol H2O và 0,36 mol Na2CO3. Nếu đốt cháy hoàn toàn 108,32 gam Z trên cần dùng vừa đủ a mol O2, thu được N2, (a-2,18) mol CO2 và 5,44 mol H2O. Giá trị của a là?
A. 8,30
B. 8,25
C. 8,28
D. 9,15
- Câu 47 : Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α-amino axit no, mạch hở A chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,2491
B. 2,5760
C. 2,3520
D. 2,7783
- Câu 48 : Hỗn hợp X gồm ba chất béo. Hỗn hợp Y gồm ba peptit mạch hở. Đun nóng 33,21 gam hỗn hợp Z chứa X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 37,11 gam hỗn hợp T chứa các muối (trong đó có ba muối của glyxin, alanin và valin). Đốt cháy toàn bộ T, thu được CO2, N2; 1,815 mol H2O và 0,09 mol Na2CO3. Nếu đốt cháy hoàn toàn 33,21 gam Z trên, thu được CO2, a mol N2 và 1,875 mol H2O. Giá trị của a là?
A. 0,025
B. 0,055
C. 0,045
D. 0,065
- Câu 49 : Hỗn hợp X gồm hai chất béo. Hỗn hợp Y gồm hai peptit mạch hở. Đun nóng 104 gam hỗn hợp Z chứa X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 119,8 gam hỗn hợp T chứa các muối (trong đó có ba muối của glyxin, alanin và valin). Đốt cháy toàn bộ T, thu được CO2, N2; 5,33 mol H2O và 0,33 mol Na2CO3. Nếu đốt cháy hoàn toàn 104 gam Z trên, thu được CO2, a mol N2 và 5,5 mol H2O. Giá trị của a là?
A. 0,21
B. 0,25
C. 0,28
D. 0,15
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein