Trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 3 (Có đáp...
- Câu 1 : Những yếu tố tạo nên sự hình thành ý thức của con người là:
1. Lao động
2. Ngôn ngữ
3. Nhận thức
4. Hoạt động
5. Giao tiếp
Phương án đúng là:A. 1, 3, 5.
B. 1, 2, 5.
C. 1, 2, 4.
D. 2, 3, 5.
- Câu 2 : Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức được thể hiện trong những trường hợp:
1. Lao động đòi hỏi con người phải hình dung ra được mô hình cuối cùng của sản phẩm và cách làm ra sản phẩm đó.
2. Lao động đòi hỏi con người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động, tiến hành các thao tác và hành động lao động tác động vào đối tượng để làm ra sản phẩm.
3. Lao động tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần nhằm thoả mãn những nhu cầu phong phú của con người.
4. Sau khi làm ra sản phẩm, con người đối chiếu sản phẩm đã làm ra với mô hình tâm lí của sản phẩm mà mình đã hình dung ra trước để hoàn thiện sản phẩm đó.
5. Lao động tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Phương án đúng là:A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 5.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 2, 5.
- Câu 3 : Nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành tự ý thức cá nhân là:
A. Hoạt động cá nhân.
B. Giao tiếp với người khác.
C. Tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội.
D. Tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình.
- Câu 4 : Hành vi vô thức được thể hiện trong trường hợp:
A. Một em bé khóc vì không được coi phim hoạt hình.
B. Một em bé khóc đòi mẹ mua đồ chơi.
C. Một em học sinh quên làm bài tập trước khi đến lớp.
D. Một em bé sơ sinh khóc khi mới được sinh ra.
- Câu 5 : Hành vi có ý thức được thể hiện trong trường hợp:
A. Trong cơn say, Chí Phèo chửi trời, chửi đất, chửi mọi người, thậm chí chửi cả người đã sinh ra hắn.
B. Trong cơn tức giận anh đã tát con mà không nghĩ đến hậu quả tai hại của nó.
C. Cường quyết định thi vào sư phạm và giải thích rằng đó là do mình yêu trẻ.
D. Minh có tật cứ khi ngồi suy nghĩ là lại rung đùi.
- Câu 6 : Một sinh viên đang chăm chú nghe giảng bỗng có tiếng động mạnh, em đã quay về phía có tiếng động. Đó là hiện tượng:
A. Di chuyển chú ý.
B. Tập trung chú ý.
C. Phân tán chú ý.
D. Phân phối chú ý.
- Câu 7 : Điều kiện cần thiết để nảy sinh và duy trì chú ý có chủ định là:
A. Nêu mục đích và nhiệm vụ có ý nghĩa cơ bản của hoạt động.
B. Sự mới lạ của vật kích thích.
C. Độ tương phản của vật kích thích.
D. Sự hấp dẫn của vật kích thích.
- Câu 8 : Newton có thói quen tự nấu ăn sáng, có lần mải suy nghĩ, ông đã luộc chiếc đồng hồ trong xoong trong khi tay vẫn cầm quả trứng sống. Hiện tượng trên là sự biểu hiện của:
A. Sự bền vững của chú ý.
B. Sự phân phối chú ý.
C. Sức tập trung chú ý.
D. Sự di chuyển chú ý.
- Câu 9 : Trong học tập, sinh viên vừa nghe giảng, vừa suy nghĩ, vừa ghi chép. Đó là khả năng:
A. Di chuyển chú ý.
B. Tập trung chú ý.
C. Phân phối chú ý.
D. Độ bền vững chú ý.
- Câu 10 : Sự di chuyển của chú ý được thể hiện trong trường hợp:
A. Một người trong khi nói chuyện vẫn nhìn và nghe tất cả những gì xảy ra xung quanh.
B. Một sinh viên đang học bài thì quay sang nói chuyện với bạn.
C. Một sinh viên sau khi suy nghĩ đã phát biểu rất hăng hái.
D. Một sinh viên đang nghe giảng thì chuyển sang nghe tiếng hát từ bên ngoài vọng đến.
- Câu 11 : Chú ý được coi là điều kiện của hoạt động có ý thức vì:
1. Chú ý giúp con người định hướng hoạt động.
2. Đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động.
3. Chú ý giúp con người thực hiện có kết quả hoạt động của mình.
4. Thu hút con người vào hoạt động có mục đích.
5. Không thể có hoạt động nếu thiếu sự chú ý.
Phương án đúng là:A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 3, 5.
- Câu 12 : Một động vật có khả năng đáp lại những kích thích ảnh hưởng trực tiếp và cả kích thích ảnh hưởng gián tiếp đến sự tồn tại của cơ thể thì động vật đó đang ở giai đoạn:
A. Tính chịu kích thích.
B. Cảm giác.
C. Tri giác.
D. Tư duy.
- Câu 13 : Động vật nào bắt đầu xuất hiện tri giác?
A. Động vật nguyên sinh.
B. Động vật không xương sống.
C. Cá.
D. Thú.
- Câu 14 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là hành vi có ý thức?
A. Trong cơn say, Chí Phèo chửi trời, chửi đất, chửi mọi người, thậm chí chửi cả người đã sinh ra hắn.
B. Minh có tật cứ khi ngồi suy nghĩ là lại rung đùi.
C. Trong cơn tức giận, anh đã tát con mà không hiểu được hậu quả tai hại của nó.
D. Cường luôn đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp dù các bạn đã nhắc nhở nhiều lần.
- Câu 15 : Tự ý thức được hiểu là:
A. Khả năng tự giáo dục theo một hình thức lí tưởng.
B. Tự nhận thức, tự tỏ thái độ và điều khiển hành vi, hoàn thiện bản thân.
C. Tự nhận xét, đánh giá người khác theo quan điểm của bản thân.
D. Cả A, B, C.
- Câu 16 : Chú ý có chủ định phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào dưới đây?
A. Độ mới lạ của vật kích thích.
B. Cường độ của vật kích thích.
C. Sự trái ngược giữa sự vật và bối cảnh xung quanh.
D. Ý thức, xu hướng và tình cảm cá nhân.
- Câu 17 : Chú ý không chủ định phụ thuộc nhiều nhất vào:
A. Đặc điểm vật kích thích.
B. Xu hướng cá nhân.
C. Mục đích hoạt động.
D. Tình cảm của cá nhân.
- Câu 18 : Hành vi nào sau đây là hành vi vô thức?
A. Lan mở vở trong giờ kiểm tra vì sợ bị điểm kém.
B. Vì quá đau đớn, cô ấy bỏ chạy khỏi nhà và cứ đi, đi mãi mà không biết mình đi đâu.
C. Dung rất thương mẹ, em thường giúp mẹ làm việc nhà sau khi học xong.
D. Tâm nhìn thấy đèn đỏ nhưng vẫn cố vượt qua đường.
- Câu 19 : Đặc điểm nào thuộc về sự phân phối chú ý?
A. Có khả năng di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.
B. Cùng một lúc chú ý đầy đủ, rõ ràng đến nhiều đối tượng hoặc nhiều hoạt động.
C. Chú ý lâu dài vào đối tượng.
D. Chú ý sâu vào một đối tượng để phản ánh tốt hơn đối tượng đó.
- Câu 20 : Về phương diện loài, ý thức con người được hình thành nhờ:
A. Lao động, ngôn ngữ.
B. Tiếp thu nền văn hoá xã hội.
C. Tự nhận thức, tự đánh giá, tự giáo dục.
D. Cả A, B, C.
- Câu 21 : Đặc điểm chủ yếu để phân biệt chú ý sau chủ định và chú ý có chủ định là:
A. Ít căng thẳng nhưng khó duy trì lâu dài.
B. Có mục đích, có thể duy trì lâu dài.
C. Diễn ra tự nhiên, không chủ định.
D. Bắt đầu có mục đích nhưng diễn ra không căng thẳng và có hiệu quả cao.
- Câu 22 : Đặc điểm đặc trưng cho mức độ nhận thức cảm tính là:
1. Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
2. Phản ánh cái đã qua, đã có trong kinh nghiệm của cá nhân.
3. Phản ánh những thuộc tính bên ngoài, trực quan của sự vật hiện tượng.
4. Phản ánh khái quát các sự vật hiện tượng cùng loại.
5. Phản ánh từng sự vật, hiện tượng cụ thể.
Phương án đúng là:A. 1, 2, 3.
B. 1, 3, 5.
C. 2, 3, 5.
D. 1, 3, 4.
- Câu 23 : Hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan là:
A. Cảm giác.
B. Tri giác.
C. Tư duy
D. Tưởng tượng.
- Câu 24 : Đặc điểm đặc trưng của cảm giác là:
1. Sự phản ánh của chủ thể đối với thế giới.
2. Nguồn khởi đầu của mọi nhận biết về thế giới.
3. Kết quả của sự phối hợp hoạt động của các cơ quan phân tích.
4. Sự phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng.
5. Là mức độ cao của nhận thức cảm tính.
Phương án đúng là:A. 1, 2, 4.
B. 3, 4, 5.
C. 1, 2, 3.
D. 1, 3, 5.
- Câu 25 : Sự khác biệt về chất giữa cảm giác ở con người với cảm giác ở động vật là ở chỗ cảm giác của con người:
A. Phong phú hơn động vật.
B. Chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ.
C. Mang bản chất xã hội – lịch sử.
D. Chịu ảnh hưởng của những hiện tượng tâm lý cao cấp khác.
- Câu 26 : Nội dung quy luật về ngưỡng cảm giác được phát biểu:
A. Ngưỡng phía dưới của cảm giác tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác.
B. Ngưỡng phía trên của cảm giác tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác.
C. Ngưỡng cảm giác tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác.
D. Ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác.
- Câu 27 : Quy luật tác động qua lại giữa các cảm giác được thể hiện trong những trường hợp:
1. Dưới ảnh hưởng của một số mùi, người ta thấy độ nhạy cảm của thính giác tăng lên rõ rệt.
2. Một mùi tác động lâu sẽ không gây cảm giác nữa.
3. Người mù định hướng trong không gian chủ yếu dựa vào các cảm giác đụng chạm, sờ mó, khứu giác, vận động giác và cảm giác rung.
4. Dưới ảnh hưởng của vị ngọt của đường, độ nhạy cảm màu sắc đối với màu da cam bị giảm xuống.
5. Sau khi đứng trên xe buýt một lúc thì cảm giác khó chịu về mùi mồ hôi nồng nặc mất đi, còn người mới lên xe lại cảm thấy khó chịu về mùi đó.
Phương án đúng là:A. 1, 3, 5
B. 2, 3, 5
C. 1, 3, 4
D. 2, 4, 5
- Câu 28 : Quy luật ngưỡng cảm giác được người giáo viên vận dụng trong những trường hợp:
1. Lời nói của giáo viên rõ ràng, đủ nghe.
2. Sử dụng luật tương phản trong dạy học.
3. Sử dụng đồ dùng trực quan có kích thước đủ rõ.
4. Thay đổi hình thức và phương pháp dạy học một cách hợp lí.
5. Hướng dẫn học sinh cách bảo vệ và giữ gìn các giác quan tốt.
Phương án đúng là:A. 1, 3, 4
B. 1, 3, 5
C. 2, 3, 5
D. 2, 3, 4
- Câu 29 : Sự vận dụng quy luật thích ứng của cảm giác trong quá trình dạy học được biểu hiện trong trường hợp:
A. Thay đổi ngữ điệu của lời nói cho phù hợp với nội dung cần diễn đạt.
B. Lời nói của giáo viên rõ ràng, mạch lạc.
C. Tác động đồng thời lên các giác quan để tạo sự tăng cảm ở học sinh.
D. Giới thiệu đồ dùng trực quan kèm theo lời chỉ dẫn để học sinh dễ quan sát.
- Câu 30 : Cách giải thích nào là phù hợp nhất cho trường hợp sau: Những người dạy vĩ cầm, căn cứ vào hình thức của chiếc đàn, có thể biết được “giấy thông hành” của chiếc đàn: nó được làm ở đâu, bao giờ và do ai làm ra.
A. Sự tăng cảm.
B. Sự tác động qua lại giữa các cảm giác.
C. Sự rèn luyện độ nhạy cảm.
D. Sự chuyển cảm giác.
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4