tổng hợp đại cương kim loại đề 3
- Câu 1 : Có 4 dung dịch riêng biệt : HCl , FeCl3, AgNO3, CuSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn hóa học là:
A 4
B 2
C 1
D 3
- Câu 2 : Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp ) thì
A ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cl-
B ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử Cl-
C ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cl-
D ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử Cl-
- Câu 3 : Cho 11,20 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,25 M và FeCl3 1 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A 12
B 8
C 6
D 5,6
- Câu 4 : Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A 16,0
B 18,0
C 16,8
D 11,2
- Câu 5 : Cho 0,54g bột Al vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,20M vào AgNO3 0,30M .Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn .Giá trị của m là:
A 4,2
B 3,01
C 4,16
D 4,15
- Câu 6 : Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 4 gam kim loại không tan và dung dịch X. Cho NH3 (tới dư) vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 16 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A 32
B 26,4
C 35,2
D 15,2
- Câu 7 : Cho 17,8 gam bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,4M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V là
A 9,8 và 2,24
B 10,68 và 2,24
C 11,2 và 3,36
D 11,2 và 2,24
- Câu 8 : Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là:
A khí Cl2 và O2
B khí H2 và O2
C chỉ có khí Cl2
D khí Cl2 và H2
- Câu 9 : Cho 10,7 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Fe (có tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch của 0,75 mol AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A 81
B 59,6
C 75,6
D 32,6
- Câu 10 : Hòa tan hết 19,9 gam hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước thu được 4 lít dung dịch X có pH = 13. Trung hòa dung dịch X bằng axit H2SO4 vừa đủ sau phản ứng thu được 23,3 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Na trong hỗn hợp trên là
A 62,5%
B 17,8%
C 11,5%
D 16%
- Câu 11 : Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 5,24 gam chất rắn. Giá trị a nào sau đây là phù hợp?
A 9,43
B 11,5
C 9,2
D 10,35
- Câu 12 : Cho 27,4 gam Ba tan hết vào 150 ml dung dịch FeSO4 1M, lọc thấy kết tủa , rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại chất rắn có khối lượng là:
A 46,95 gam
B 12 gam
C 62,2 gam
D 45,75 gam
- Câu 13 : Hòa tan 51,1 gam hỗn hợp X gồm NaCl và CuSO4 vào nước được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở hai điện cực thì dừng lại, thì thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí sinh ra ở catot (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong dung dịch X là
A 94,25%
B 73,22%
C 68,69%
D 31,31%
- Câu 14 : Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ a mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại . Giá trị của a là
A 2,25
B 1,50
C 1,25
D 3,25
- Câu 15 : Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu ; Fe3+/Fe2+ ; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trrong dung dịch là:
A Zn, Ag+
B Zn, Cu2+
C Ag, Fe3+
D Ag, Cu2+
- Câu 16 : (ĐHKA_2009): Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Hai muối trong X là:
A Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2
B Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
C AgNO3 và Zn(NO3)2
D Fe(NO3)2 và AgNO3
- Câu 17 : (ĐHKB-2010): Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ thu được khí X. Hấp thu hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M. Thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung địch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A 23,2
B 12,6
C 18,0
D 24,0
- Câu 18 : (ĐHKB _ 2011) Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 s điện phân là
A 2,240 lít
B 2,912 lít
C 1,792 lít
D 1,344 lít
- Câu 19 : (ĐHKA_2009) Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thỏa mãn trường hợp trên?
A 1,8
B 1,5
C 1,2
D 2,0
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein