Đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trư...
- Câu 1 : Hai hiđrocacbon X và Y đều có công thức phân tử C6H6, X có mạch cacbon không nhánh. X làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường. Y không tác dụng với 2 dung dịch trên ở điều kiện thường nhưng tác dụng được với H2 dư tạo ra Z có công thức phân tử C6H12. X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo ra C6H4Ag2. X và Y là :
A. Hex-1,5-điin và benzen.
B. Hex-1,4-điin và benzen.
C. Hex-1,4-điin và toluen.
D. Benzen và Hex-1,5-điin.
- Câu 2 : Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren (dư). Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung KI dư vào thấy xuất hiện 1,27 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là :
A. 80%.
B. 83,33%.
C. 60%.
D. 75%.
- Câu 3 : Cho phản ứng sau:C6H5-CH2-CH2-CH3 + KMnO4 + H2SO4 → C6H5COOH + CH3COOH + K2SO4 + MnSO4 + H2O.
A. 20
B. 14
C. 18
D. 15
- Câu 4 : Cho một hỗn hợp chứa benzen, toluen, stiren với nhiệt độ sôi tương ứng là 80oC, 110oC, 146oC. Để tách riêng các chất trên người ta dùng phương pháp
A. kết tinh.
B. chiết.
C. chưng cất.
D. sắc ký.
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây về anđehit và xeton không đúng?
A. Hiđro xianua cộng vào nhóm cacbonyl tạo thành sản phẩm không bền
B. Anđehit fomic tác dụng với H2O tạo thành sản phẩm không bền
C. Axetanđehit phản ứng được với nước brom
D. Axeton không phản ứng được với nước brom
- Câu 6 : Phản ứng nào dưới đây có sản phẩm là xeton?
A. CH3-CHCl-CH3 + NaOH
B. CH3-CCl2-CH3 + NaOH
C. CH3-CH2-CH2Cl + NaOH
D. CH3-CH2-CHCl2 + NaOH
- Câu 7 : Chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử là C3H6O3. X tham gia phản ứng tráng bạc, không tác dụng được với NaOH. Số công thức cấu tạo bền thỏa mãn với điều kiện trên của X là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
- Câu 8 : Hỗn hợp M gồm xeton X và anken Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 12,32 lít O2 (đktc), sinh ra 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH3COCH3
B. CH3COCH2CH3
C. CH3CH2COCH2CH3
D. CH3COCH2COCH3
- Câu 9 : Cho các chất CH3CH2COOH (X) ; CH3COOH ( Y) ; C2H5OH ( Z) ; CH3OCH3 (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp tăng dần theo nhiệt độ sôi là
A. T, X, Y, Z.
B. T, Z, Y, X.
C. Z, T, Y, X.
D. Y, T, Z, X
- Câu 10 : Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 4-etyl pentan-2-ol.
B. 2-etyl butan-3-ol.
C. 3-etyl hexan-5-ol.
D. 3-metyl pentan-2-ol.
- Câu 11 : Khi đun nóng dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất anđehit axetic. Tên của hợp chất X là
A. 1,2- đibrometan
B. 1,1- đibrometan.
C. etyl clorua.
D. A và B đúng.
- Câu 12 : X là dẫn xuất clo của etan. Đun nóng X trong NaOH dư thu được chất hữu cơ Y vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Vậy X là
A. 1,1,2,2-tetracloetan.
B. 1,2-đicloetan.
C. 1,1-đicloetan.
D. 1,1,1-tricloetan.
- Câu 13 : Công thức nào dưới đây là công thức của ancol no, mạch hở chính xác nhất ?
A. R(OH)n.
B. CnH2n + 2O.
C. CnH2n + 2Ox.
D. CnH2n + 2 – x (OH)x.
- Câu 14 : Hãy cho biết hợp chất hexa-2,4-đien có bao nhiêu đồng phân hình học?
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
- Câu 15 : Hỗn hợp X gồm ankađien và H2 có tỷ lệ mol 2 : 3. Cho 0,5 mol hh X qua Ni, nung nóng thu được hh Y. Cho hh Y qua dung dịch brom dư thấy có 0,26 mol Br2 đã phản ứng và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp Z có tỷ khối so với H2 là 8. Vậy công thức của ankađien là:
A. C4H6
B. C5H8
C. C3H4
D. C6H10
- Câu 16 : Hỗn hợp X gồm một anken và một ankađien. Cho 3,36 lít hỗn hợp X vào dung dịch brom dư thấy có 32,0 gam brom đã phản ứng và khối lượng dung dịch tăng 6,9 gam. Vậy anken và ankađien có thể ứng với các công thức cấu tạo sau?
A. C2H4 và C4H6
B. C2H4 và C3H4
C. C3H6 và C4H6
D. C3H6 và C5H8
- Câu 17 : Khi cho Isopren tác dụng với HBr theo tỷ lệ mol 1 : 1, thu được bao nhiêu dẫn xuất monobrom là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
- Câu 18 : Cho các chất: C6H5CH3 (1) ; p-CH3C6H4C2H5 (2) ; C6H5C2H3 (3) ; o-CH3C6H4CH3 (4). Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:
A. (1); (2) và (3).
B. (2); (3) và (4).
C. (1); (3) và (4).
D. (1); (2) và (4).
- Câu 19 : Phản ứng benzen tác dụng với clo tạo C6H6Cl6 xảy ra trong điều kiện:
A. Có bột Fe xúc tác
B. Có ánh sáng khuyếch tán
C. Có dung môi nước
D. Có dung môi CCl4
- Câu 20 : Chất X là đồng đẳng của benzen, có công thức đơn giản nhất là C3H4. Công thức phân tử của của X là
A. C3H4
B. C6H8
C. C9H12
D. C12H16
- Câu 21 : Cho các chất : (1) C6H5–CH3
A. (1) ; (2) và (3).
B. (2) ; (3) và (4).
C. (1) ; (3) và (4).
D. (1) ; (2) và (4).
- Câu 22 : Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỷ lệ mol 1 : 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là:
A. o-bromtoluen
B. m-bromtoluen.
C. phenylbromua
D. benzylbromua
- Câu 23 : Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi với hidro là 75,5. Tên của ankan đó là?
A. 3,3-đimetylhexan
B. isopentan
C. 2,2-đimetylpropan
D. 2,2,3 trimetylpentan
- Câu 24 : Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng clo theo tỉ lệ 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau. Tên của X là?
A. 2,3-đimetylbutan
B. butan
C. 2-metylpropan
D. 3-metylpentan
- Câu 25 : Cho m gam hidrocacbon X thuộc dãy đồng đẳng của metan tác dụng với clo có chiếu sáng, chỉ thu được một dẫn xuất duy nhất Y với khối lượng 8,52 gam. Để trung hòa hết khí HCl sinh ra cần 80ml dung dịch NaOH 1M. Nếu hiệu suất phản ứng clo hóa là 80% thì giá trị của m là:
A. 5,76
B. 7,2
C. 4,61
D. 7,112
- Câu 26 : Cho 80 gam metan phản ứng với clo có chiếu sáng thu được 186,25 gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ Y và Z. Tỉ khối hơi của Y và Z so với metan tương ứng là 3,15625 và 5,3125. Để trung hòa hết khí HCl sinh ra cần vừa đủ 8,2 lít dd NaOH 0,5 M. Hiệu suất phản ứng tạo Y và Z lần lượt là:
A. 50% và 26%
B. 25% và 25%
C. 30% và 30%
D. 30% và 26%
- Câu 27 : Hỗn hợp X gồm một ankan và 2,24 lít Cl2 (đktc). Chiếu ánh sáng qua X được hỗn hợp Y gồm 2 dẫn xuất (mono và điclo với tỉ lệ mol tương ứng là 2:3) ở thế lỏng và 3,36 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Cho Z tác dụng với NaOH vừa đủ thu được dung dịch có thể tích V là 200ml và tổng nồng độ mol các muối tan là 0,6M. Phần trăm thể tích của ankan trong hỗn hợp X là:
A. 33,33%
B. 40%
C. 50%
D. 60%
- Câu 28 : Một hidrocacbon X mạch thẳng có công thức phân tử là C6H6. Khi cho X tác dụng với AgNO3/NH3 thì thu được kết tủa Y có MY - MX = 214 . Công thức cấu tạo của X là:
A. CH≡C-CH2-CH2-C≡CH
B. CH3-CH2-C≡C-C≡CH
C. CH3-C≡C-CH2-C≡CH
D. CH≡C-CH(CH3)-C≡CH
- Câu 29 : Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6 mạch hở, không phân nhánh. Biết 1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo ra 292 gam kết tủa. X có công thức phân tử nào dưới đây?
A. CH≡C-C≡C-CH2-CH3
B. CH≡C-CH2-CH=C=CH2
C. CH≡C-CH2-CH2-C≡CH
D. CH≡C-CH2-C≡C-CH3
- Câu 30 : Hỗn hợp A gồm propin và một ankin X có tì lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol A tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. Ankin X là?
A. But-1-in
B. But-2-in
C. Pent-1-in
D. Axetilen
- Câu 31 : Đốt cháy hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X gồm 2 ankin (thể khí ở nhiệt độ thường) thu được 26,4 gam CO2. Mặt khác cho 8 gam hỗn hợp X tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được lượng kết tủa vượt quá 25 gam. Công thức cấu tạo của 2 ankin trên là?
A. CH≡CH và CH3-C≡CH
B. CH≡CH và CH3-CH2-C≡CH
C. CH≡CH và CH3C≡C-CH3
D. CH3-C≡CH và CH3-CH2-C≡CH
- Câu 32 : Cho 17,92 lít hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon khí là ankan, anken và ankin lấy theo tỉ lệ mol là 1:1:2 lội qua dung dịch AgNO3 trong NH3 lấy dư thu được 96 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y còn lại. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 13,44 lít CO2. Biết thể tích đo ở đktc. Khối lượng của X là?
A. 19,2 gam
B. 1,92 gam
C. 3,84 gam
D. 38,4 gam
- Câu 33 : Chất nào có thể sử dụng điều chế trực tiếp benzen?
A. Axetilen
B. Xiclohexan
C. Toluen
D. Cả A và B
- Câu 34 : Có thể tổng hợp polime từ chất nào sau đây?
A. benzen
B. toluen
C. 3 propan
D. stiren
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein