Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa Sở giáo dục đào t...
- Câu 1 : Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ
A NaNO3 và HCl đặc.
B NaNO2 và H2SO4 đặc.
C NaNO3 rắn và H2SO4 đặc
D NH3 và O2.
- Câu 2 : Cho các cân bằng thuận nghịch sau: N2(K) + O2(K) <-> 2NO(K) (1); 2SO2(K) + O2(K) <-> 2SO3(K) (2)Khi giảm áp suất thì:
A (1) chuyển dịch theo chiều nghịch; (2) chuyển dịch theo chiều nghịch
B (1) không chuyển dịch; (2) chuyển dịch theo chiều nghịch
C (1) chuyển dịch theo chiều thuận; (2) chuyển dịch theo chiều nghịch
D (1) chuyển dịch theo chiều thuận; (2) chuyển dịch theo chiều thuận
- Câu 3 : Cho các chất: NaCl, CH3COOH; ancol etylic; CO2; FeCl2, Số chất là chất là chất hữu cơ là
A 1
B 2
C 4
D 3
- Câu 4 : Trong các chất sau: C2H6 (1), CH2=CH2 (2), NH2-CH2-COOH (3), C6H5CH=CH2 (4), C6H6 (5), CH2=CH-Cl (6). Chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A (4), (5), (6)
B (3), (4), (5)
C (1), (2), (3)
D (2), (4), (6).
- Câu 5 : Một nonapeptit có công thức: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit này, số tripeptit chứa phenylalanin (Phe) có thể thu được là
A 6
B 5
C 3
D 4
- Câu 6 : Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A HNO3.
B Cu(NO3)2.
C Fe(NO3)2.
D Fe(NO3)3.
- Câu 7 : Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A 4
B 3
C 2
D 5
- Câu 8 : Trong không khí ẩm, kim loại đồng bị bao phủ bởi lớp màng :
A CuS (màu đen).
B CuO (màu đen).
C Cu(OH)2 (màu xanh).
D CuCO3.Cu(OH)2 (màu xanh).
- Câu 9 : Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
A chất xúc tác
B chất oxi hóa.
C môi trường.
D chất khử.
- Câu 10 : Cho các phản ứng:(1) Fe3O4 + HNO3 → (2) Fe3O4 + HCl → (3) Fe2O3 + HNO3 → (4) Cl2 + H2O → (5) C2H5Cl + NaOH (6) PCl3 + H2O → (7) MnO2 + HCl (8) C2H5OH + CuO (9) C2H4 + H2Các phản ứng oxi hoá-khử gồm:
A (1), (4), (7), (8), (9).
B (1), (4), (5), (6), (7).
C (2), (3), (5), (6), (7).
D (1), (3), (4), (8), (9).
- Câu 11 : Cho các chất sau:CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4).Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là:
A (2), (3), (4).
B (1), (3), (4).
C (1), (2), (4).
D (1), (2), (3).
- Câu 12 : Trong các chất Xiclopropan, xiclohexan, benzen, stiren, số chất có liên kêt đôi là
A 2
B 1
C 3
D Không
- Câu 13 : Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng này xảy ra
A sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
B sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
C sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
- Câu 14 : Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là :
A giấy quì tím.
B nước brom.
C dung dịch phenolphtalein.
D dung dịch NaOH.
- Câu 15 : Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là do :
A Sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
B Sự đông tụ của lipit.
C Phản ứng thủy phân của protein.
D Phản ứng màu của protein.
- Câu 16 : Hợp chất X là 1 amin đơn chức bậc 1 chứa 31,11% nitơ. Công thức phân tử của X là:
A C4H7NH2
B CH3NH2
C C3H5NH2
D C2H5NH2
- Câu 17 : Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1.Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của
A ankan.
B ankađien.
C anken.
D ankin.
- Câu 18 : Có thể phân biệt 3 dung dịch : KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A Al
B Zn
C BaCO3
D giấy quỳ tím
- Câu 19 : Cho các chất sau: axit axetic (X); axit fomic (Y); glucozơ (Z); etylfomat (T); axit glutamic (M). Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 là:
A Y, Z, T
B X, Y, Z
C T, X, Y
D Z, T, X
- Câu 20 : Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic). Biết a gam X tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 1M. Nếu đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 16,24 lít O2(đktc) thu được 35,2 gam CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là:
A 14,4 gam
B 10,8 gam.
C 18 gam.
D 9,0 gam
- Câu 21 : Đem nung nóng một lượng quặng hemantit (chứa Fe2O3, có lẫn tạp chất trơ) và cho luồng khí CO đi qua, thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hấp thụ hỗn hợp khí này vào bình đựng lượng dư dung dịch xút thì thấy khối lượng bình tăng thêm 52,8 gam. Nếu hòa tan hết hỗn hợp chất rắn trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thu được 387,2 gam một muối nitrat. Hàm lượng Fe2O3 (% khối lượng) trong loại quặng hematite này là:
A 80%
B 20%
C 40%
D 60%
- Câu 22 : Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21:2:4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là
A 4
B 5
C 6
D 3
- Câu 23 : Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 52,58 gam chất rắn khan E. Đốt cháy hoàn toàn E rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là:
A 44,89
B 48,19
C 40,57
D 36,28
- Câu 24 : Lấy 18,20 gam C3H9O2N (X) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, có 4,48 lít (đo ở đktc) khí Y thoát ra làm xanh giấy quì tím ẩm. Đốt cháy hết 6,72 lít (đo ở đktc) khí Y thu được 13,2 gam CO2. Công thức cấu tạo của X và Y là:
A CH2=CHCOONH4; NH3.
B CH3COONH3CH3; CH3NH2.
C HCOONH3C2H3 ; C2H3NH2.
D HCOONH3C2H5 ; C2H5NH2.
- Câu 25 : Hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe2O3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:1. Cho 44 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A 27,8 gam
B 24,1 gam
C 21,4 gam
D 28,7 gam
- Câu 26 : Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Tính giá trị m.
A 35,2 gam.
B 105,6 gam.
C 70,4 gam.
D 140,8 gam.
- Câu 27 : Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thì thu được khí NO và dung dịch X. Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,2M để kết tủa hết iôn Cu2+ trong dung dịch X?
A 4 lít.
B 1,5 lít.
C 2 lít.
D 2,5 lít.
- Câu 28 : Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
A 43,20
B 10,80
C 5,40
D 7,80
- Câu 29 : Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích có 0,0012 mg SO2 thì:
A không khí ở đó đã bị ô nhiễm
B thì không khí ở đó có bị ô nhiễm quá 25% so với quy định
C thì không khí ở đó có bị ô nhiễm gấp 2 lần cho phép.
D thì không khí ở đó chưa bị ô nhiễm
- Câu 30 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm kim loại kiềm và kiềm thổ vào 400 ml dung dịch HCl 0,25M thu được 400 ml dung dịch B trong suốt có pH = 13. Cô cạn dung dịch B thu được 10,07 gam chất rắn. Giá trị của m là
A 6,16.
B 5,84.
C 4,30.
D 6,45.
- Câu 31 : Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp X vào nước, được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là:
A 2
B 1
C 4
D 3
- Câu 32 : Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là
A H2, O2 và Cl2.
B SO2, O2 và Cl2.
C Cl2, O2 và H2S
D H2, NO2 và Cl2.
- Câu 33 : Khi đốt cháy các đồng đẳng của metylamin, a là tỉ số mol khí CO2 so với số mol nước biến đổi trong khoảng:
A 0,4 < a < 1,2
B 0,8 < a < 2,5
C 0,75 < a < 1
D 0,4 < a < 1
- Câu 34 : Hòa tan hết 30,4 gam hỗn hợp gồm CuO và FeO bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, sau đó lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không không đổi thu được 16gam chất rắn. Cô cạn phần 2 thu được chất rắn khan Z. Đun nóng toàn bộ chất rắn Z với lượng dư H2SO4 đặc rồi dẫn khí và hơi đi qua bình đựng lượng dư P2O5, thì thể tích khí (đktc) còn lại đi qua bình đựng P2O5 là
A 8,96 lít.
B 9,408 lít.
C 11,648 lít.
D 11,2 lít.
- Câu 35 : Hỗn hợp A gồm CH3OH và 1 ancol X có tỉ lệ mol là 2: 1. Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau. Phần 1. Cho tác dụng hết với Na thu được 336 ml H2 (đktc). Phần 2. Cho bay hơi và trộn với lượng dư O2 thì thu được 5,824 lít khí ở 136,50C, 0,75 atm. Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy thì thu được 5,376 lít khí ở 136,50C, 1atm. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, Vậy X là:
A C2H5OH
B C4H9OH
C C3H7OH
D C5H11OH
- Câu 36 : Khuấy 7,85 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Al vào 100 ml dd gồm FeCl2 1M và CuCl2 0,75M thì thấy phản ứng vừa đủ với nhau . Vì vậy % khối lượng của Al trong hỗn hợp là:
A 17,2%.
B 12,7%.
C 27,1%.
D 21,7%
- Câu 37 : Có bốn thanh sắt được đặt tiếp xúc với những kim loại khác nhau và nhúng trong các dung dịch HCl như hình vẽ dưới đây. Thanh sắt bị hòa tan chậm nhất sẽ là thanh được đặt tiếp xúc với :
A Sn
B Zn
C Cu
D Ni
- Câu 38 : Có x mol hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp (hỗn hợp X). X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được a gam hỗn hợp muối clorua khan, còn nếu cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được b gam hỗn hợp muối sunfat khan. Giá trị của x là:
A (a+b)/12,5
B (2a+b)/25
C (b-a)/12,5
D (2a-b)/25
- Câu 39 : Nitro hóa benzen thu được 14,1g hỗn hợp gồm 2 chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45 (u). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 chất nitro này được 0,07mol N2. Hai chất nitro đó là:
A C6H4(NO2)2 và C6H3(OH)3
B C6H2(NO2)4 vàC6H(NO2)5
C C6H5NO2 và C6H4(NO2)2
D C6H3(NO2)3 và C6H2(NO2)4
- Câu 40 : X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O. Biết X có phản ứng tráng bạc và phản ứng với NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thi sinh ra 3a mol hỗn hợp CO2 và H2O. X là:
A OCHCH2COOH.
B HCOOCH3.
C HCOOH.
D OCHCOOH.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein